Kỳ lạ vườn nho nhỏ nhất thế giới: Chỉ làm 29 chai vang mỗi năm nhưng không ai được uống
Với diện tích chỉ hơn 200 feet vuông và sản lượng 29 chai rượu hàng năm, Via Mari 10 được gọi là vườn nho nhỏ nhất thế giới.
Nằm trên tầng thượng của một lâu đài có từ thế kỷ 16 ở trung tâm Reggio Emilia, Via Mari 10 – được đặt theo tên và số đường – không phải là vườn nho bình thường như nhiều người lầm tưởng. Không chỉ có diện tích vô cùng nhỏ, khu vườn này cho ra sản lượng rượu vang cũng rất khiêm tốn. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất của rượu Via Mari 10 là các du khách đều được khuyến cáo không nên uống. Lý do cho lời khuyến cáo này rất đơn giản, đó là vì giá cả không tưởng cho một chai rượu. Chủ khu vườn xem 29 chai rượu vang mà nhà vườn này làm ra hàng năm như một tác phẩm nghệ thuật nên dùng để sưu tầm và chiêm ngưỡng hơn là nhấm nháp. Chính vì vậy mà giá của một chai rượu có thể lên đến khoảng 5.000 USD (khoảng 117,7 triệu đồng).
Khu vườn nho nhỏ nhất thế giới nằm trên sân thượng của lâu đài
“Rượu vang của tôi là một hình thức thể hiện nghệ thuật, một sự khiêu khích triết học, một thứ để giữ trong phòng khách của bạn để bạn có thể trò chuyện về nó với bạn bè và kể cho họ nghe về người chủ điên rồ đã trồng vườn nho trên sân thượng”, Tulio Masoni, chủ sở hữu của Via Mari 10, chia sẻ với báo chí. “Nếu bạn nhìn thấy một bánh xe đạp trong phòng khách thay vì cửa hàng sửa chữa, bạn sẽ nhận ra nó đẹp như thế nào. Vườn nho của tôi là như vậy: Bất ngờ; kích thích não bộ; khơi gợi những ý tưởng mới.”
Masoni đã lập thêm nhiều vườn nho đặc biệt khác sau khi bán vườn nho ở nông thôn mà ông được thừa kế từ cha mình. Vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng việc vận hành một vườn nho sẽ không có nhiều ý nghĩa về tài chính, nhưng sau đó ông đã phải hối hận. Do vậy, ông quyết định bắt đầu mở một vườn nho thu nhỏ của riêng mình trên sân thượng của cung điện trung cổ mà ông sở hữu.
Video đang HOT
Nhiều nguồn tin địa phương cho biết những cây nho Sangiovese trong khu vườn đặc biệt Via Mari 10 được chăm bón bằng trứng, chuối, rong biển và phân chim sơn ca. Người chủ vườn, ông Tulio Masoni, còn khẳng định thêm tiếng ồn đô thị cũng là một lợi thế khác mà khu vườn có so với những cây nho vùng nông thôn.
“Chắc hẳn tôi là nhà sx rượu duy nhất trên thế giới khuyến cáo khách đừng uống rượu”, Masoni nói. Ông cho biết thêm rằng mỗi chai rượu là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế để chiêm ngưỡng chữ không phải uống.
Thành phẩm rượu nho với giá tiền đắt đỏ
Kể cả đối với những người sẵn sàng chi tiền mua các chai rượu này thì quá trình mua bán cũng không hề đơn giản. Khách hàng không thể mua được rượu Via Mari 10 tại các cửa hàng rượu thông thường hoặc kể cả tại chính sân vườn. Thay vào đó, chúng được phân phối thông qua Phòng trưng bày nghệ thuật Bonioni địa phương với mức giá 5.000 đô một chai. Dù mức giá này có vẻ quá cao cho một chai rượu, nhưng nếu khách hàng xem nó như tác phẩm nghệ thuật để sưu tầm thì mức giá này được xem là hợp lý.
Một góc khu vườn đặc biệt của Masoni.
Theo trang Bonioni, luôn có sẵn 10 chai rượu Via Mari 10 với tuổi thọ từ vài chục năm đến mới nhất, kể cả khi năm nào sản phẩm cũng được cho là cháy hàng. Tuy nhiên, chủ vườn nho, ông Masoni, lại chia sẻ không hẳn tất cả đều được mua. Khá nhiều chai rượu trong số này được phòng trưng bày đem làm quà tặng cho các khách hàng thân thiết của họ.
Dù năm nào cũng cháy hàng nhưng rượu của Via Mari 10 đôi khi được sử dụng làm quà biếu sang trọng thay vì bán ra thị trường đại trà.
Mức giá cao khiến nhiều người hiếu kỳ về mùi vị của loại rượu độc quyền này. Masoni miêu tả như sau: “ngay từ ngụm đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bối rối, nhưng sau một vài giây, một thứ gì đó sẽ trở nên sinh động trong vòm miệng, khiến cho bạn dồi dào những ý tưởng mới“. Tuy nhiên, với mức giá đắt đỏ hiện tại của sản phẩm, có lẽ không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm những gì mà Masoni miêu tả.
Chiêm ngưỡng con tem cổ trị giá hơn 199 tỷ đồng
Thật khó để tin rằng một con tem khiêm tốn được phát hành năm 1856 lại trở thành vật thể đắt đỏ nhất hành tinh tính theo trọng lượng.
Trên thế giới có không ít những đồ vật giá trị, từ đồ trang sức đến các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm, nhưng khi nói đến giá trị trên mỗi gram đồ vật, cho đến nay vẫn không có món đồ nào sánh được với "The British Guiana One-Cent Black on Magenta" - một con tem bưu chính phát hành năm 1856.
Con tem đặc biệt này chỉ nặng 40 mg nhưng được định giá khoảng 8,5 triệu đô la (khoảng hơn 199 tỷ đổng). Để dễ hình dung về mức độ đắt đỏ của con tem thì ở thời điểm hiện tại, một viên kim cương trung bình 0,2 carat (cũng nặng 40 mg) chỉ có giá khoảng 700 đô la, trong khi cùng một khối lượng thì con tem gấp hơn thế rất nhiều lần.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao con tem The British Guiana One-Cent Black on Magenta lại đắt đỏ như vậy? Về cơ bản, nó được xem là chén thánh của những người sưu tập tem trên toàn thế giới. Con tem này được xếp vào loại nổi tiếng và được thèm muốn nhất hiện nay vì nó là con tem duy nhất của loạt tem này còn sót lại. Với những con tem được sưu tầm khác, chúng vẫn có nhiều bản sao được lưu hành, nhưng con tem này chỉ có duy nhất một bản.
Điều thú vị là The British Guiana One-Cent Black on Magenta thậm chí còn không phải một con tem đúng nghĩa. Năm 1856, một văn phòng tin tức địa phương ở Guiana, Anh Quốc đã cho in một số mẩu giấy trang trí có hình ảnh một con tàu ba cột buồm và khẩu hiệu "Chúng tôi cho đi và mong nhận lại" để tạm thời thay thế một lô tem bưu điện bị coi là hàng giả.
Những con tem thay thế này đã bị dừng lưu hành chỉ sau vài tuần, khi một lô tem mới được đưa vào sử dụng. Mười bảy năm sau đó, vào năm 1873, một cậu bé 12 tuổi đã tìm thấy một con tem trong số thư từ của chú mình và bán lại cho một nhà sưu tập tem địa phương. Sau đó 150 năm, mành giấy đỏ tươi đó đã trở thành vật đắt giá nhất thế giới tính theo trọng lượng.
British Guiana One-Cent Black on Magenta đã qua tay 9 chủ sở hữu cho đến tháng 6 năm 2021, khi nó được một công ty có tên là Stanley Gibbons mua lại. Tuy nhiên, giờ đây nó đã trở thành tài sản thuộc sở hữu của hàng nghìn người trên thế giới...
Stanley Gibbons đã quyết định chia con tem thành 80 nghìn mảnh và bán như bán cổ phiếu công ty với mức giá 100 bảng Anh (khoảng 120 đô la) cho mỗi mảnh. Dù giờ đây ai cũng có thể mua được một phần của con tem, thế nhưng món đồ sưu tầm cực kỳ hiếm này được dự đoán là sẽ vẫn tăng giá theo thời gian.
Phát hiện hóa thạch của sinh hoàn toàn mới trong mỏ đá xứ Wales Những hóa thạch biển nhỏ bé này có niên đại 460 triệu năm, khi một đại dương bao phủ toàn bộ xứ Wales. Trong khi khai quật một mỏ đá ở Llandrindod Wells, Powys, Wales, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp hai hóa thạch vô cùng nhỏ bé, chúng có niên đại khoảng 460 triệu năm. Mặc dù các nhà khoa học...