Kỳ lạ tục “vỗ mông” kén vợ của người Mông
Họ tìm đến nhau bằng tục “vỗ mông” – đã gắn liền với ngày xuân của người Mông từ bao đời. Đó là một nét văn hóa đẹp, là sợi dây kết nối yêu thương và cũng là thứ tình cảm, lời tỏ tình độc đáo có một không hai. Các thế hệ trai gái người Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) đã chọn bạn đời cho mình theo cách đơn giản, nhưng lạ kỳ như vậy.
Vỗ mông giữa đêm hội xuân tình
Những ngày này, mặc cho cái lạnh đang bao trùm khắp dải cao nguyên Mèo Vạc (Hà Giang) nhưng không thể ngăn những cánh đào phai, những vườn mơ khoe sắc trắng cả núi đồi. Đã hai năm đón chung cái tết với người Kinh (trước đây, người Mông ăn tết trước Tết Nguyên đán khoảng một tháng), nhưng những phong tục truyền đời vẫn được bà con gìn giữ như bản sắc bao đời của họ.
Khắp các thôn bản, trai gái lại hòa mình vào những tiếng sáo, điệu khèn của đêm hội xuân tình ngây ngất và họ lại tìm đến nhau bằng tục “vỗ mông” – đã gắn liền với ngày xuân của người Mông từ bao đời. Đó là một nét văn hóa đẹp, là sợi dây kết nối yêu thương và cũng là thứ tình cảm, lời tỏ tình độc đáo có một không hai. Các thế hệ trai gái người Mông ở Mèo Vạc đã chọn bạn đời cho mình như vậy.
Vỗ mông – cách người Mông tỏ tình và trao gửi yêu thương.
Buổi sáng ngày tết, khi cái lạnh miền sơn cước vẫn chưa kịp tan, mọi người đã nô nức kéo đến các bãi đất trống, khoảng sân rộng hay trên các đoạn đường giao thông chạy qua thôn, bản để cùng vui chơi. Đây cũng là dịp để các thanh niên nam nữ Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau.
Họ lớn lên bằng những hạt lúa, bắp ngô được gieo mầm từ những hốc đá trên nương và khi đến với nhau, trao gửi yêu thương cũng bình dị như những cái vỗ mông nhẹ nhàng, tình cảm.
Trong ngày hội xuân, thanh niên thường đi thành tốp nữ, tốp nam. Trong khi các chàng trai trổ tài, chứng tỏ sức mạnh qua các trò chơi kéo co, đẩy gậy, thổi sáo, múa khèn… thì các cô gái lại xúng xính trong quần áo mới đầy hớn hở nhưng không thiếu vẻ đằm thắm, dịu dàng. Họ cũng không quên đưa mắt chọn lựa người trong mộng cho mình.
Qua vỗ mông, nhiều đôi trai gái đã trở thành vợ chồng.
Video đang HOT
Khi ánh mắt tình tứ đã tìm thấy nhau, cô gái nhẹ nhàng, kín đáo tách khỏi đám đông. Chàng trai hiểu ý bước theo tiếp cận, dùng tay vỗ vào mông “đối tác” của mình rồi buông lời tâm tình, đường mật. Ưng bụng, cô gái quay lại vỗ nhẹ vào mông chàng trai đáp lại tình cảm. Cứ như thế, đôi trai gái vừa đi, vừa vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đủ “chín cặp” – tức là hai bên đã chấp thuận nhau, chờ đợi người làm mai mối để thành vợ, thành chồng.
Vỗ Mông để chính thức yêu nhau
Không phân biệt tuổi tác, cả những người lớn tuổi, chưa xây dựng gia đình cũng tham gia.
Nếu đã thực lòng ưng thuận nhau nhưng chưa vỗ đủ “chín cặp”, họ lại chờ đến ngày hôm sau, hẹn gặp nhau để tâm sự và “vỗ mông” tiếp cho đủ. Nếu vẫn không vỗ đủ “chín cặp” hoặc chẳng gặp lại nhau nữa thì đó là do họ không có duyên thành đôi. Sau đó, mỗi người lại tiếp tục đi tìm cho mình người bạn tình phù hợp để nên duyên vợ chồng.
Không phân biệt tuổi tác, cả những người lớn tuổi, chưa xây dựng gia đình cũng tham gia.
Theo các già bản kể lại, chàng trai Mông thường có cách chọn vợ cho riêng mình, nhưng thường để ý đến các cô gái khỏe mạnh, chăm chỉ lên nương. Thực ra, người con trai đã tìm hiểu và nhắm người mình thích từ trước, đến ngày hội mới tìm cách để tỏ tình. Vì thế, “vỗ mông” ngày nay thường mang tính biểu trưng, như là một lời tỏ tình độc đáo.
Chứng kiến những cặp đôi tách khỏi đám đông sau khi đã say men rượu, ngấm men tình mới thấy hết sự thú vị của tục “vỗ mông” nơi đây. Cô gái Giàng Thị Dính ở xóm Sàng Chải B, xã Lũng Pù tham gia các trò chơi cùng bạn ngay từ sáng sớm và cũng đã tìm được cho mình một người để tâm tình. Dính bảo: “Thấy mẹ nói con gái lớn thì phải vỗ mông mới được yêu, năm nay mình tròn 18 tuổi nên hẹn người yêu xuống chơi chợ. Anh ấy và mình quen nhau lâu, nay vỗ mông để chính thức yêu nhau”. Nói rồi mặt Dính ửng đỏ, nắm tay người yêu thẹn thùng nhanh bước theo tiếng khèn đằng xa.
Hát giao duyên thường được nam nữ thanh niên tạo ấn tượng cho người yêu.
Nắng chiều đã dần tắt, nhữngmàn sương mỏng dần lan tỏa khắp núi rừng. Đêm miền núi giá lạnh nhưng vẫn thấy ấm áp bởi những lời chúc mừng năm mới, đâu đó tiếng cười vẫn rộn vang và hình ảnh những cái vỗ mông đầy yêu thương vẫn đang theo từng đôi trai gái về khắp các bản làng.
Tiếp tục bảo tồn và phát triển
Ông Hầu Minh Lợi – Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – cho biết, tục “vỗ mông” gắn liền với tập quán đồng bào Mông từ rất lâu đời. Tuy nhiên, do bị mai một theo thời gian nên thanh niên nhiều nơi không còn biết, quên đi một nét văn hóa đôc đao, một cách tỏ tình gần gũi của dân tộc mình. “Năm nay, chúng tôi đã sưu tâm, phuc dưng tục “vô mông” trong dip đon xuân ở một số xã như: Cán Chu Phìn, Lũng Pù, Khâu Vai…” – ông Lợi nói. Đây là hoạt động thiết thực góp phân lam phong phú thêm kho tang di san văn hoa phi vât thê của địa phương. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, thúc đẩy bà con có nhiều động lực trong cuộc sống.
“Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng bảo tồn và phát triển vốn văn hóa đặc sắc này rộng khắp các xã trong huyện. Đặc biệt, đây sẽ là điểm nhấn trong “chợ tình” Khâu Vai” – ông Lợi khẳng định.
Theo Ng ọc Tùng – Kim Tiến
Lao động
Thương nhớ Hà Giang
Đã từng đi Hà Giang một vài lần, nhưng mỗi lần trở lại là một lần cộng dồn làm đầy thêm cảm xúc.
Những em bé Hà Giang
Đoàn công tác xã hội của Báo Thanh Niên trở lại Hà Giang vào những ngày cận Tết Giáp Ngọ khi mà một đợt lạnh kỷ lục mới tràn qua đây. Cây cối vừa đằm mình trong băng giá, sương muối nay đang vàng úa cả những triền núi đá. Trong cái hiu quạnh của núi rừng biên ải, đá chồng lên đá, đá dựng đứng nơi cổng trời, đá như nối đất với trời, nơi đây chỉ có những hàng cây sa mộc vẫn vươn lên đầy kiêu hãnh, chợt nhớ những câu thơ của nhà thơ Trần Hòa Bình:
Chúng ta sa mộc chiều nay/Em hai mươi thoắt thành ngàn tuổi/Em có anh xa xót thế này sao? Quỳ trước núi mà tin thôi em ạ... Nhọn sắc đá tai mèo. Cứa vào thương nhớ!
Mèo Vạc, Đồng Văn đá sắc nhọn ngạo nghễ xám nghoét cả một vùng chợt như mềm lại bên màu xanh của sa mộc. Một loài cây lá kim thân gỗ, hình tháp nhọn đã bám rễ bao đời nay trên đất này, như biểu tượng của sự sắt son chung tình của con người nơi đây. Sa mộc, đá tai mèo và những chàng trai cô gái H mông, Dao, Tày... hồn hậu đã làm nên bản sắc của Hà Giang.
Tác giả với đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang bên cột mốc chủ quyền thời Pháp - Thanh - Ảnh: P.T
Niềm vui học trò miền núi
Vượt chặng đường hơn 300 km từ Thông Nông, Cao Bằng cắt sang, đèo núi quanh co, với những khúc cua gập cùi chỏ hốt hoảng mà thường các tay lái miền xuôi vẫn thốt lên đầy kinh hoàng, chúng tôi đến Mèo Vạc trong đêm mùa đông đen thẫm và đặc quánh sương rừng. Nhìn các thầy cô giáo Trường Sủng Trà vẫn ngồi bên bếp lửa chờ đoàn mà nước mắt cứ chực rơi.
Có rất nhiều thầy cô dưới xuôi đã lên đây và gắn bó với mảnh đất này. Cô Nhịt, thầy Nguyện, thầy Vụ, cô Huyền... họ mong chờ đoàn, mong thêm áo ấm cho học trò của mình chống chọi qua mùa đông khắc nghiệt.
Ở trên này mùa đông nhiệt độ xuống thấp 5-7 độ, có khi 1-2 độ bọn trẻ vẫn phong phanh áo mỏng, hầu như không có khái niệm đi tất, mặt mũi chân tay đen kịt vì hàng tháng trời không tắm. Không tắm vì nước thiếu, vì trời lạnh quá và vì thiếu quần áo rét. Rét quắt người mà bọn trẻ vẫn gùi gạo, gùi muối đi học. Thầy Vụ, Hiệu phó Trường tiểu học Sủng Trà nói với chúng tôi: Theo quy định dưới 10 độ cho học sinh nghỉ học thì bọn trẻ ở đây nghỉ suốt.
Cậu bé Và Mí Sính (10 tuổi), học sinh lớp 5B Trường tiểu học Sủng Trà cứ cười tủm tỉm suốt khi mặc cái ao phao mới tinh, còn thơm mùi chỉ may. Mẹ bị người xấu lừa sang Trung Quốc từ khi mới lọt lòng. Bố bỏ nhà đi xuất khẩu lao động từ năm em 2 tuổi đến nay cũng chưa về. Đã lâu lắm rồi đến hôm nay Sính mới có một cái áo mới. Nhìn bọn trẻ tung tăng, có đứa bóc luôn gói bột sữa Milo đổ vào mồm rồi quệt ngang dòng mũi cười toe mà thương quá đi thôi, bọn trẻ không thể chờ đến khi có nước sôi để pha mà uống.
Tình người biên viễn
Đến Mèo Vạc mà chưa ăn mèn mén, uống rượu ngô say la đà thì coi như chưa đến. Mèn mén là món ăn làm từ bột ngô xay được bà con vùng cao hấp lên ăn thay cơm quanh năm. Bọn trẻ ở đây đã lớn lên, mạnh mẽ như sa mộc, gắn bó để giữ đất, giữ cương thổ từ món ăn thân quen mèn mén. Dù đã được cảnh báo, nhưng Nguyễn Tuấn, cộng tác viên của báo theo đoàn, đã sặc ngay tại mâm khi ăn một thìa mèn mén vì nó bột tơi, khô, ráp ráp như cám. Anh Sùng Mí Chứ, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy nay là Phó tổng biên tập Báo Hà Giang, ăn cả một bát lớn vẫn cười nói rổn rảng. Anh kể chuyện, hồi đó xuống xã chủ tịch xã kính thưa hết lượt cán bộ huyện, ngẩng lên tiếp: Còn thằng Chứ thường vụ nhưng là cháu tao không cần kính thưa. Người Mèo Vạc cứ hồn hậu, cứ trong veo như thế đấy.
Lên miền biên viễn, không thể không thăm những người lính biên phòng. Tuần tra biên giới bảo vệ từng cột mốc cũng là các anh, dạy chữ, dạy làm ruộng nước cho bà con cũng là các anh, bắt giữ hàng lậu, cứu các cô gái H Mông, Dao... bị lừa bán qua biên giới cũng là các anh. Bên ly rượu ngô nồng ngọt trò chuyện với đại tá Hoàng Đình Xuất Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang mới càng thêm yêu đất nước, yêu những người lính nơi phên dậu Tổ quốc, đang ngày đêm giữ vẹn nguyên hình hài cương thổ.
Mỗi đồn biên phòng quản lý khoảng 20 đến 30 km đường biên. Những đồn xa như Sùng Sò, Lũng Làn, Săm Pun đi bộ hàng nửa ngày đường mới tới. Đây cũng chính là những điểm tiền tiêu nóng bỏng những năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Đại tá Xuất khi ấy mới là chàng trai 20 tuổi, trong ký ức của anh vẫn vẹn nguyên những ngày súng đã nổ và máu của đồng đội anh đã đổ xuống trên mảnh đất này. Ngày hôm nay ở cương vị cao nhất của Bộ đội biên phòng Hà Giang anh vẫn đang đau đáu để có một tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ biên phòng, những đồng đội của anh đã hy sinh, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ biên phòng hôm nay. Anh còn đưa chúng tôi đi thăm cột mốc chủ quyền từ thời Pháp - Thanh mà bộ đội đã đưa về Bộ chỉ huy để làm vật chứng lịch sử.
Những câu chuyện về những hy sinh, những nỗi niềm anh em biên phòng còn bịn rịn, nối dài mãi mãi cho đến khi chia tay đoàn về Hà Nội. Cũng phải nói lời cám ơn sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống viễn thông đã làm cho Hà Giang bớt cách trở. Rời Hà Giang đoàn chúng tôi đã tiếp nhận nhiều tin nhắn của thầy trò Trường Sủng Trà và những lời hẹn hò sẽ còn trở lại, để niềm thương nhớ Hà Giang bớt phần thăm thẳm.
Theo TNO
Cao nguyên đá Đồng Văn "đông cứng" trong cái rét 1 - 2 độ C Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang, trong các ngày từ 13 đến 15/1, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh từ phía Bắc tiếp tục tràn xuống làm cho nền nhiệt độ của Hà Giang giảm mạnh, trời rét đậm, rét hại. Ở các xã biên giới của 3 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần đã...