Kỳ lạ tòa lâu đài trong mây ở Nhật Bản chỉ hiện ra 10 lần trong 1 năm
Tòa lâu đài Echizen Ono ở Nhật Bản được biết đến với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất kỳ bí khi du khách chỉ được chiêm ngưỡng nó 10 lần trong 1 năm.
Tòa lâu đài Echizen Ono ở Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi là Lâu đài trong mây. Do ở trên một ngọn đồi mà quanh năm chìm trong sương mù nên rất hiếm khi du khách có thể được ngắm nó.
Theo trang Mirror, chỉ những khi có sự thay đổi nhiệt độ, tòa lâu đài này mới hiện ra. Ước tính khoảng 10 lần trong 1 năm, du khách mới được nhìn thấy tòa lâu đài kỳ bí, như thể chỉ có trong truyện cổ tích này.
Echizen Ono nằm trên một con đồi nhỏ, nhìn ra thành phố Ono ở Fukui, Nhật Bản. Tòa lâu đài được xây dựng vào năm 1580, có liên quan tới các vị tướng quân trong lịch sử Nhật Bản.
Video đang HOT |
Không gian nơi đây bị sương mù bao phủ là do sự biến đổi khí hậu, nếu bạn muốn một lần được chìm ngập trong làn sương trắng thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm lâu đài vào mùa thu và mùa đông.
Bạn có thể nhìn ngắm tòa lâu đài này rõ ràng nhất trong khoảng thời gian từ khi mặt trời mọc đến khoảng 9h sáng.
Tòa lâu đài như trôi nổi trong những đám mây.
|
Lâu đài từng được tu sửa vào năm 1968.
Hòn đảo kỳ lạ nghiêm cấm phụ nữ đặt chân đến
Hòn đảo Okinoshima ở Nhật Bản nổi tiếng với quy tắc kỳ lạ đó là nghiêm cấm phụ nữ đặt chân lên đảo.
Đảo Okinoshima, nằm ngoài khơi thành phố Munakata, tỉnh Fukuoka, cách bờ biển Kyushu 60km. Nơi đây chủ yếu là các vách đá dựng đứng, rừng nguyên sinh và hầu như không có cơ sở hạ tầng lớn trừ bến cảng.
Hòn đảo nổi tiếng với cảnh sắc hùng vĩ.
"Cư dân chính thức" duy nhất của đảo Okinoshima là một giáo sĩ Thần đạo. Cứ 10 ngày sẽ có giáo sĩ khác được cử đến để chăm sóc đền thờ Okitsumiya - ngôi đền duy nhất của hòn đảo.
Những giáo sĩ đến đây có hai nhiệm vụ, một là tụng kinh cầu nguyện cho Tagorihime - con gái của nữ thần mặt trời Amaterasu. Nhiệm vụ thứ hai là để đảm bảo không có một phụ nữ nào được đặt chân lên đảo.
Đền Okitsumiya.
Không ai biết tại sao phụ nữ lại bị nghiêm cấm tại Okinoshima. Một số người cho rằng lý do là bởi tín ngưỡng Thần Đạo cho rằng kinh nguyệt của phụ nữ sẽ làm ô uế hòn đảo.
Với đàn ông, theo Tokyoweekender, trước đây từng có truyền thống mỗi năm đến ngày 27/5 sẽ cho phép 200 người đàn ông lên đảo nhưng họ bắt buộc phải bỏ hết quần áo, thực hiện nghi thức tắm thiêng liêng và không ai được phép mang bất cứ món đồ gì dù là nhỏ nhất khỏi đảo.
Sau khi Okinoshima trở thành Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận vào năm 2017, truyền thống này đã bị hủy bỏ.
Nghi lễ tắm rửa thanh lọc của những người đàn ông trước khi lên đảo.
Bên cạnh những nghi thức, quy tắc đặc biệt, trên đảo Okinoshima có rất nhiều cổ vật, đồ tạo tác là minh chứng cho thấy trong lịch sử nơi đây từng là trung tâm trao đổi quốc tế quan trọng.
Khoảng 80.000 hiện vật được coi là báu vật quốc gia đã được khai quật trên đảo như những chiếc gương từ thời nhà Ngụy, nhẫn vàng từ bán đảo Triều Tiên và những mảnh vỡ của một chiếc bát thủy tinh xuất xứ Ba Tư.
13 lâu đài đẹp nhất Nhật Bản vẫn mang vẻ đẹp nguyên sơ Dưới đây là xếp hạng 13 lâu đài đẹp nhất Nhật Bản do hãng thông tấn CNN lựa chọn, được xây dựng kiên cố từ thời kỳ Chiến quốc nhưng vẫn giữ được nhiều nét nguyên bản, có giá trị văn hoá lớn với "xứ xở Phù Tang". Lâu đài Hirosaki Lâu đài Hirosaki không chỉ có kiến trúc nổi bật mà còn...