Kỳ lạ tháp chống động đất bằng tăm ở Nhật Bản
Một trường đại học kỹ thuật ở Nhật Bản nổi tiếng với cuộc thi độc đáo xây tháp bằng tăm chống động đất.
Do nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi có hoạt động địa chấn và núi lửa liên tục, Nhật Bản là quốc gia dễ xảy ra động đất nhất thế giới và hứng chịu những trận động đất có sức tàn phá kinh hoàng.
Kỳ lạ tháp chống động đất bằng tăm ở Nhật Bản
Trong lịch sử của mình, đất nước mặt trời mọc đã phải trải qua hàng trăm trận động đất kèm theo sóng thần diễn ra ngay sát Thái Bình Dương. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa.
Mặc dù Nhật Bản chỉ chiếm 0,25% diện tích đất liền trên Trái Đất nhưng hứng chịu 18,5% các trận động đất trên thế giới xảy ra ở đây, 20% các trận động đất mạnh từ 6,0 độ richter trở lên xảy ra trên thế giới là ở Nhật Bản.
Vì vậy, xây dựng kiến trúc chống động đất là điều quan trọng đối với đất nước Nhật Bản. Để chịu đựng được các lực cực mạnh từ trận động đất, tòa nhà phải hấp thu càng nhiều năng lượng địa chấn càng tốt. Một cấu trúc có thể hấp thu toàn bộ năng lượng từ trận động đất, nó sẽ không sập.
Để đạt được mục tiêu tìm kiếm sáng tạo mới, một trường kỹ thuật đã tạo ra cuộc thi dành cho sinh viên để tìm ra thiết kế tháp tăm có thể chống lại trận động đất.
Từ năm 2006, Khoa Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật, Đại học Sojo đã tổ chức thường niên mang tên ‘Cuộc thi địa chấn tháp tăm’, thách thức các đội sinh viên xây dựng tháp chống động đất chỉ sử dụng tăm và keo dán gỗ.
Các tháp tăm phải cao ít nhất 50 cm và nặng dưới 65 gram. Chúng được dán vào các tấm gỗ tương ứng để không bị trượt ra khi bệ bắt đầu rung.
Tháp chống động đất của mỗi đội đặt trên một tấm ván gỗ dài 30cm và các khối kim loại có độ nặng tăng dần sẽ được thêm vào trên đỉnh tháp. Bệ bên dưới bắt đầu rung chuyển, mô phỏng một trận động đất. Khi các dao động tăng lên, tòa tháp bắt đầu bị đổ ngã. Đội nào có tháp đứng vững cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Cuộc thi tháp tăm đã gây được tiếng vang ngay từ lần tổ chức đầu tiên và kể từ năm 2011, Đại học Sojo cũng tổ chức cuộc thi giữa các đội học sinh trung học với mục đích nâng cao sự quan tâm của học sinh trung học trong việc chế tạo và thiết kế công trình chống chịu động đất.
Khỉ quây quần bên đống lửa trong phong tục đông chí kỳ lạ
Những chú khỉ tại một vườn thú ở tỉnh Aichi, miền trung Nhật Bản tụ lại bên đống lửa như một phong tục truyền thống vào đông chí.
Khỉ ở vườn thú Nhật Bản chào đón mùa đông lạnh giá bằng truyền thống đốt lửa trại hàng năm. Năm nay, vào một ngày trước Đông chí, các nhân viên của vườn thú đã đốt lửa để những con khỉ quây quần xung quanh, sưởi ấm bụng và lưng và ăn khoai lang nướng.
Khỉ quây quần bên đống lửa trong phong tục đông chí kỳ lạ
Một nhóm khoảng 160 con khỉ đuôi dài quây quần bên đống lửa, một số quay bụng về phía ngọn lửa trong khi những con khác chìa tay ra để tận hưởng hơi ấm.
Khi những người trông coi vườn thú phân phát khoai lang nướng, những con khỉ vui vẻ ngấu nghiến món ăn.
Truyền thống đốt lửa trại cho khỉ Nhật Bản tại vườn thú ở Inuyama, tỉnh Aichi, bắt đầu từ năm 1959. Khi đó, những người trông coi vườn thú đốt lửa từ những cây đổ sau trận bão lớn. Họ quan sát thấy khỉ tụ tập quanh đống lửa có vẻ thích thú, di chuyển lại gần để tận hưởng hơi ấm.
Nhân viên vườn thú cho biết khỉ vốn sợ lửa, họ vô cùng bất ngờ khi thấy chúng tìm cách đến bên đống lửa. Từ đó, ở vườn thú tạo nên phong tục đốt lửa vào ngày Đông chí đánh dấu mùa đông bắt đầu. Masaya Yamada, người trông coi vườn thú cho biết: "Tôi hy vọng hơi ấm từ đống lửa trại giúp chúng sẽ khỏe mạnh qua mùa đông lạnh giá".
Khỉ trong vườn thú có nguồn gốc từ đảo Yakushima ở tỉnh Kagoshima, một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Du khách có thể quan sát những con khỉ sưởi và ăn đồ nướng từ đống lửa vào các ngày cuối tuần.
Hoa băng hiếm gặp ở Nhật Bản Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này chỉ xảy ra khi đạt đủ điều kiện cần thiết về nhiệt độ và gió.