Kỳ lạ “ông cá” giếng Ngọc làng Diềm nổi lên… chơi với du khách
Những ngày đầu xuân năm 2014, du khách thập phương đến tham quan giếng Ngọc rất bất ngờ khi bắt gặp “ông cá” nổi lên như muốn “nhảy múa” trên mặt nước.
Ông cá” nhảy lên mặt nước trước sự chứng kiến của du khách
Giếng Ngọc nằm trong quần thể di tích đền Cùng – thuộc làng Diềm, xã Hòa Long, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Như thường niên, mỗi dịp tết đến xuân về du khách thập phương đến đền Cùng thắp hương cầu khấn, trong quần thể di tích này có một giếng cổ hình bán nguyệt có dòng nước trong xanh không bao giờ cạn, người làng Diềm đã dùng nước giếng bao đời nay.
Theo người dân làng Diềm kể, từ xưa đến nay trong giếng chỉ có 3 “ông cá” sống nổi, các loài vật khác thả xuống đều chết. Cách đây vài năm, người dân thả thêm vài chú cá chép nữa, chúng thường bơi lội tung tăng trong giếng khiến du khách rất thích thú.
Đặc biệt, những ông cá có tuổi thọ lâu năm rất ít khi ngoi lên mặt nước.
Video đang HOT
Người dân thích thú quan sát.
“Ông cá” bơi nổi trên mặt nước giếng.
Khi chúng tôi đang quan sát giếng Ngọc bỗng dưng “ông cá” nổi lên rẽ nước nhảy múa và bơi nổi như muốn vui đùa với du khách vài phút trước khi lặn sâu xuống giếng.
Nhiều du khách cùng chứng kiến cảnh này đã ồ lên rằng: “Ông cá lên vui xuân đấy”. Rồi lại tiếc nuối khi “ông cá” lặn sâu.
Theo Xahoi
Đúc tượng Phật hoàng và những câu chuyện kỳ lạ
Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được nhận định là đúc đúng nguyên mẫu, tượng đẹp và chắc chắn. Ít người biết, trong quá trình đúc bảo tượng có nhiều điều lạ.
Đội thi công Cty Xây dựng Mỹ thuật Hà Nội
Bảo tượng được khánh thành vào ngày 3/12/2013 tức (1/11 năm Quý Ty) đúng dịp kỷ niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Bảo tượng được dư luận quần chúng đặc biệt quan tâm với 300.000 lượt người về dự lễ khánh thành.
Bảo tượng đạt kỷ lục về đúc khối lượng lớn với công nghệ và địa bàn thi công phức tạp. Trước khi thực hiện giải pháp đúc bảo tượng, Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã đi tìm chuyên gia Trung Quốc, Hàn Quốc và nghệ nhân các làng nghề truyền thống của Việt Nam đều khẳng định đúc không thành công.
Công ty TNHH xây dựng mỹ thuật Hà Nội, là đơn vị đưa ra giải pháp và công nghệ đúc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đúc liền khối và đúc trực tiếp trên giàn giáo.
Bà Phạm Thị Mai Hoa, Giám đốc Cty và là người trực tiếp chỉ đạo thi công cho biết, ngày 13/10/2009, đơn vị đã đúc thử thành công cánh sen nhỏ khối lượng 3 tấn đồng trong điều kiện thời tiết mưa gió.
Đúc thử lần thứ hai trực tiếp trên giàn giáo với khối lượng là 7 tấn đồng trong 1 lò nấu và vận hành trên giàn giáo khẳng định việc nấu chảy đồng và khẳng định đúc bảo tượng Phật hoàng hoàn toàn thực hiện được trên non cao Yên Tử.
Mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được Hội đồng Nghệ thuật tuyển chọn từ hơn 50 phác thảo dự thi và được làm theo nguyên mẫu hình tượng của Ngài đang tọa thiền trong Huệ Quang Kim Tháp (chùa Hoa Yên- Yên Tử). Hình mẫu được cho là cổ xưa nhất và giống nhất với diện mạo của Ngài.
Để thực hiện công nghệ khó: đúc liền khối và đúc trực tiếp trên giàn giáo, các lò nấu đồng phải được bố trí hợp lý sao cho đường dẫn chảy của đồng trực tiếp từ lò nấu vào khuôn ngoài và thao trong của tượng. Giàn giáo chia làm 6 tầng cao 18,5m, nặng 420 tấn, tổng diện tích thi công là 400m2. Quá trình đúc chia làm 3 giai đoạn với 22 lò nấu đồng.
Cùng với 22 lò nấu đồng, phải bố trí hệ thống ống thoát nhiệt 22 ống; có những ống thoát nhiệt cao tới 20m.
Công trình trải qua hơn 4 năm chuẩn bị đầu tư và 4 năm thi công, huy động gần 5.000 lượt người tham gia, vận chuyển 6.000 tấn nguyên, vật liệu các loại; san tẩy hơn 3.000 khối đá hoàn toàn bằng sức người, thủ công. Đồ thờ lễ được làm trong thời gian hơn 1 tháng cuối cùng trước ngày khánh thành. Đội thi công gồm 10 người hoàn thành việc đúc trong 1.200 ngày công. Tổng khối lượng đồ thờ cúng như chuông, khánh, bàn thờ, đỉnh hương, lư hương... là hơn 7 tấn.
Tổng kinh phí xây dựng bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông hơn 75 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn xã hội hóa. Dự kiến du khách hành hương về Yên Tử trong năm 2014 sẽ tăng lên 3 triệu lượt khách so với 2,5 triệu lượt trong năm 2013.
Theo Xahoi
Ám ảnh nỗi oan về lời đồn ở cây cầu ma ám trên đất Đà Thành (Kỳ cuối) Tại khu vực quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) có một cây cầu nhỏ tên Đ Cô nhưng rất nổi tiếng bởi những câu chuyện ma quỷ kỳ quái. Nhiều đồ cúng lễ trên cầu Đa Cô Những am miếu thờ hai bên cầu luôn nghi ngút khói hương của khách qua đường. Vì thế, bao năm qua cây cầu "ma ám" này đã...