Kỳ lạ nữ “thần y” chữa bệnh bằng chân ở Hà Tĩnh
Trị bệnh bằng độc chiêu dùng chân dẫm trực tiếp lên chỗ đau của người bệnh, và với vị thuốc “độc vị” bí kíp gia truyền, nữ “thần y” ấy đã chữa cho hàng trăm người bệnh, đến từ khắp nơi trong cả nước với đủ các loại bệnh tật như đau lưng, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau dạ dày…
Vị “thần y” đó là Hoàng Thị Hoài (47 tuổi), ở xóm Sơn Trình, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Với cách chữa bệnh đặc biệt này, mỗi ngày có hàng chục con bệnh tìm đến “thần y” này để chữa trị.
Mục sở thị “thần y”
Trong vai những người bệnh bị thoái hóa cột sống, chúng tôi tìm cách len vào căn phòng nhỏ rộng chừng 10m2 mà cô Hoài dùng để chữa bệnh. Bên trong, có một chiếc giường cho khách ngồi chờ đến lượt và một tấm thảm bông trải giữa nhà để cho bệnh nhân nằm xuống trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, trong phòng còn có hàng trăm tấm phim X-quang mà bệnh nhân mang đến để cô Hoài “chẩn đoán” đúng bệnh tật trước khi bắt tay vào chữa trị. Ngoài lối ra vào, căn phòng này còn có hai cửa nách thông với phòng khác và lối ra ở phía sau, dành cho những bệnh nhân đến nội trú chữa trị lâu dài.
“Thần y” đang chữa bệnh bằng cách giẫm vào chỗ đau bệnh nhân.
Trong khi chờ đến lượt mình, chúng tôi đã được thực mục sở thị màn chữa bệnh có một không hai của cô Hoài. Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Mai (55 tuổi), đến từ xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Bà Mai bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng. Trước khi đến đây vào đầu tháng 3/2013, bà Mai đã đi điều trị tại nhiềubệnh viện trong lẫn ngoài tỉnh, tốn kém rất nhiều tiền bạc nhưng bệnh không thuyên giảm. Vậy mà, sau khi đến với bà Hoài, bà Mai đã đi lại được, bệnh tình thuyên giảm hơn nửa . “Trước khi đến đây, mẹ em thường phải nằm ngửa, chân buộc dây treo lên cao để chống chọi với cơn đau hành hạ. Hôm chở đến, bà phải bò từ ngoài sân vào, vậy mà qua vài tuần chữa trị, giờ đã đi lại được”, cậu con trai của bà Mai vui mừng cho chúng tôi biết.
Trở lại với việc chữa bệnh của cô Hoài cho bệnh nhân Mai, sau khi “khám” bệnh qua phim, bà Hoài bảo bệnh nhân nằm sấp xuống, rồi lấy ngón tay rà trên sống lưng để xác định thoát vị đĩa đệm. sau đó, bà Hoài đứng lên, dùng ngón chân cái ấn vào vị trí đã xác định, đồng thời dùng sức mạnh cơ thể để dốc trọng lực tập trung vào ngón chân cái ấy. Nằm sấp trên tấm đệm, bệnh nhân Mai đau đớn đến trào nước mắt, không thể nằm yên mà phải cựa quậy liên tục. Sau khoảng 15 phút, quá trình bấm huyệt bằng chân kết thúc, bà Hoài lấy một lá thuốc đã chế sẵn, đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm rồi lấy băng dính cố định lại, sau 24 giờ mới được bỏ ra. Quá trình chữa bệnh kết thúc, trước khi ra về bệnh nhân còn phải mua thêm 3 thang thuốc gia truyền về nhà sắc lên uống hết trước khi đến chữa lại lần tiếp theo. Những người đã từng đến chữa trị tại bà Hoài cho biết thêm, để “đủ bài”, mỗi người như thế phải có 7 tuần (đối với bệnh nhân nam) và 9 tuần (đối với bệnh nhân nữ), tương đương với chừng ấy lần “được” cô Hoài giẫm lên trên chỗ đau.
Video đang HOT
Một trường hợp khác, bà Võ Thị Hà (SN 1965), ở Quảng Xương (Thanh Hóa), bị thoái hóa khớp chân, xương trồi lên rất đau đớn, không đi lại được. Sau khi xem phim X-quang xong, bà Hoài bảo bà này nằm sấp xuống, lấy ngón tay gí lên chỗ đau, xác định chỗ xương nhô lên rồi bắt đầu chữa bằng cách dùng chân giẫm lên, lấy lực của ngón chân cái gí vào và di đi di lại nhiều lần khiến bệnh nhân có lúc khóc òa lên vì đau đớn. Quá trình chữa bệnh kết thúc, cũng giống như bao bệnh nhân khác, bà Hà có vẻ viên mãn khi được đắp lên chỗ đau một gói thuốc nhỏ và được bán một đùm thuốc mang về nhà sắc uống.
Hỏi chuyện những người đang chờ đến lượt mình được chữa bệnh, tất cả đều cho rằng họ đến đây không phải lần đầu tiên, và lần nào chữa xong cũng cảm thấy bớt đau đớn, bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm nên đã tin tưởng cô, đến chữa trị cho đủ liều lượng, thời gian. Cũng theo những người này, tiền chữa trị cô Hoài không lấy mà chỉ tính vào tiền thuốc, trọn vẹn cho một lần chữa trị như vậy tốn khoảng 3 triệu đồng, vừa tiền công vừa tiền thuốc. Bà Hoài chỉ nhận tiền khi nào bệnh nhân cảm thấy đã khỏi bệnh, thoải mái về tư tưởng, tinh thần.
Thuốc độc vị từ lá cây rừng là bí kíp gia truyền của “thần y”.
Chữa bệnh… bằng chân là có cơ sở khoa học?
Khác với những “thần y” khác mà chúng tôi trong quá trình tác nghiệp trước đây đã gặp, hoặc xua đuổi, hoặc trốn tránh, bà Hoài rất cởi mở bắt chuyện ngay cả khi biết chúng tôi là nhà báo. Bà chia sẻ về khả năng chữa bệnh kỳ lạ của mình: “Thực ra tôi chữa bệnh có phương pháp cả chứ không phải theo mê tín dị đoan kiểu như thần nhập để lừa bịp bệnh nhân.
Ông ngoại và mẹ đẻ của tôi vốn hành nghề châm cứu, sau truyền lại cho tôi nhưng vì bản tính phóng khoáng nên tôi không muốn vận vào nghề này. Cho đến năm 2000, tôi bị thoát vị đĩa đệm, suýt thành phế nhân khi chân trái teo tóp, mất cảm giác nhưng nhờ một cụ bà ở Sơn La chữa bằng phương pháp giẫm lên chỗ đau nên đã lành lặn trở lại. Cảm kích trước cách điều trị này, tôi đã xin ở lại học nghề. Sau đó được chính bà này đưa qua Trung Quốc học cách đọc phim X-quang để xác định vị trí chỗ đau”.
Trở về quê, bà Hoài kết hợp với vị thuốc quý gia truyền dùng trong châm cứu chế ra bài thuốc độc vị, kết hợp bấm huyệt bằng ngón chân cái nên hiệu quả rất rõ rệt. “Thời gian đầu ai nhờ chữa thì tôi chữa giúp, rồi nhiều người khỏi bệnh họ truyền miệng nhau nên càng nhiều người tìm đến. Khoảng 5 năm trở lại đây tôi bắt đầu chữa cho nhiều bệnh nhân, ngày nào cũng có trên 10 người đến chữa, bệnh nhân khắp nơi trong cả nước”, vị “thần y” chia sẻ.
Bà cho biết thêm, tui chẳng có bí quyết gì, ngoại trừ phương thuốc bí truyền hỗ trợ công hiệu và khả năng đọc phim X-quang “khác người”. Để đoán đúng bệnh, nhất thiết phải có hình ảnh chụp từ X-quang mới chữa trị đúng bài được. “Xem phim X-quang xong, xác định được vị trí đĩa đệm bị lệch, dùng ngón chân ấn và day để đưa đĩa đệm về lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, sau khi bấm huyệt tôi còn cho bệnh nhân loại thuốc bí truyền, vừa uống vừa dán để hỗ trợ cho việc định vị lại đĩa đệm và tiêu canxi trong rãnh đĩa đệm”, bà Hoài giải thích.
Như để chứng minh cho khả năng chữa khỏi bệnh của mình, bà Hoài đã lấy ra cho chúng tôi xem cuốn sổ ghi chép cẩn thận tên bệnh nhân, quê quán, bệnh tật và số điện thoại để làm dẫn chứng. Theo lời bà, đấy chỉ mới ghi trong vài ngày nay, theo yêu cầu của Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh, chứ việc hành nghề thì đã diễn ra từ nhiều năm nay, hàng nghìn bệnh nhân đã được bà chữa khỏi. Bán tín bán nghi, chúng tôi vội lấy cuốn sổ ghi chép danh sách gần 100 bệnh nhân, bấm vào 10 số bất kỳ, thấy các bệnh nhân đều cho biết, cùng trải nghiệm chung cảm giác đau đớn khi bị bà Hoài giẫm lên chỗ đau, song kết quả khá khả quan. Phần lớn họ bớt đau đớn hơn từ sau khi đến nhà bà chữa trị.
Về thông tin này, bà Hoài khẳng định thêm: “Khả năng chữa thành công của tôi đạt khoảng 60%. Số còn lại chỉ thuyên giảm mà không khỏi hẳn là do bệnh tình quá nặng, bệnh nhân sống chung với bệnh tật đã quá lâu, dùng quá nhiều thuốc. Thậm chí, có nhiều người bệnh viện đã mổ rồi mới tìm đến, bà vẫn giúp, song với những trường hợp này, tỉ lệ chữa khỏi không cao”.
Ông Bùi Đức Tịnh, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho rằng, chuyện bà Hoài hành nghề chữa bệnh bằng chân là có thật, đã diễn ra từ nhiều năm nay. Song, quá trình chữa trị, chưa thấy có dấu hiệu của việc lừa đảo, mê tín dị đoan hay làm mất an ninh trật tự thôn xóm nên chính quyền cũng không can thiệp.
Lý giải Ông Nguyễn Đình Trác – Chủ tịch Hội đông y Hà Tĩnh cho biết: “Trường hợp bà Hoài chữa bệnh bằng chân, cách đây vài năm về trước Hội đã nghe thông tin và đã cho đoàn vào kiểm tra. Quá trình chữa, không phát hiện có gì khác thường ngoài dùng chân tác động trực tiếp vào người bệnh nhân. Thực ra, đó là một cách chữa khác của bấm huyệt, thông thường thì dùng tay nhưng bà Hoài cho rằng tay không đủ lực nên phải sử dụng đến chân. Hiện, Hội đông y đã lấy mẫu thuốc mà bà này sử dụng để mang về kiểm tra và xem xét thêm, nếu thuốc tốt, cách chữa bệnh hiệu quả thì Hội sẽ xem xét để cấp giấy chứng chỉ hành nghề”.
Theo vietbao
Huyền thoại mới ở trại rắn Đồng Tâm
Nhờ đổi mới, TRĐT trở thành điểm đến của nhiều du khách.
Trại rắn Đồng Tâm (TRĐT) là tên thông dụng của Trung tâm Nuôi trồng - Nghiên cứu - Chế biến dược liệu Quân khu 9, tọa lạc tại Châu Thành (Tiền Giang).
Ngay từ lúc thành lập (tháng 10.1979) nơi đây được biết đến như huyền thoại về khả năng cứu người bị rắn độc cắn. Giờ đây thế hệ thầy thuốc trẻ lại viết nên huyền thoại mới khi đưa đơn vị vượt khỏi ao làng, "vươn ra biển lớn".
Làm chủ rắn độc
Chúng tôi đến TRĐT đúng vào dịp các thầy thuốc nơi đây vừa cứu sống bệnh nhân Thái Kim Ngân - học sinh lớp 11, ngụ ấp Suối Mây, xã Dương Tơ-Phú Quốc-Kiên Giang, nhập viện trong tình cảnh thập tử nhất sinh sau 2 ngày bị rắn hổ đất cắn. Ông Thái Văn Hảo - cha ruột của Ngân - chia sẻ: "Khi đưa con gái vào Bệnh viện huyện Phú Quốc, thấy thầy thuốc lắc đầu, cả nhà coi như Ngân sẽ chết". Vì vậy, ông Hảo gọi đây là kỳ tích giữa đời thường.
Tuy nhiên với TRĐT, đây là trường hợp rất bình thường, bởi nhiều năm qua, nơi đây không chỉ cứu sống 100% các trường hợp bị rắn độc cắn, mà còn cứu sống cả trường hợp mà trước đây các trưởng bối cũng "bó tay": Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở. Điển hình là trường hợp ông Nguyễn Hữu Tài - SN 1954 ở phường Tân Phú (Bến Tre) - bị rắn hổ đất cắn trong lúc đi chăn bò vào ngày 4.8.2009. Do địa hình phức tạp nên mất gần 2 giờ sau ông Tài mới được đưa đến Bệnh viện Y học cổ truyền Bến Tre, nhưng do bệnh quá nặng nên nơi đây "lắc đầu". Gia đình đưa sang TRĐT cầu may. Nhưng rủi thay khi đến giữa cầu Rạch Miễu thì xe chuyển bệnh chết máy, lại mất nửa giờ sửa chữa...
Đã 3 năm trôi qua, nhưng đội ngũ thầy thuốc nơi đây vẫn nhớ tươi nguyên sự kiện "cải tử hoàn sinh" này. "Lúc đó đã hơn 18 giờ", trung tá - bác sĩ Vũ Ngọc Lương - Phó GĐ TRĐT - nhớ lại: "Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, mạch tim gần như ngừng hẳn, chỉ còn mạch vẹm nhưng rất thoi thóp". Nhờ bố trí lực lượng trực theo quy trình hợp lý nên sau một giờ hồi sức tổng hợp cộng với bí quyết chuyên trị rắn theo phác đồ mới, kíp trực đã giành lại sự sống cho ông Tài. Sau 2 tháng điều trị với 2 lần vá da phức tạp, ngày 19.10.2009, ông Tài xuất viện. Trước lúc chia tay, ông nắm chặt tay từng thành viên trong Ban giám đốc nói lời cảm ơn đặc biệt: "TRĐT đã sinh tôi lần thứ 2".
Nửa tháng sau, gia đình ông Tài tổ chức tiệc mời 4 họ 2 bên đến để tri ân các thầy thuốc. "Hôm đó, tôi đại diện đơn vị, được mời vào bàn giữa nhà và được mọi tiếp đãi như thượng khách" - trung tá Lương tự hào nhớ lại.
Thu hoạch nọc rắn độc ở TRĐT.
Không chỉ có vậy, những người lính áo trắng trưởng thành sau ngày thống nhất đất nước còn tiến thêm một bước trong việc làm chủ loài rắn độc. Cuối năm 2012, đơn vị đã bảo vệ xuất sắc đề tài cấp nhà nước: "Phát triển và khai thác nguồn gene rắn hổ mang chúa và hổ mang đất làm nguyên liệu sản xuất thuốc". "Nói một cách đơn giản là với đề tài này, chúng tôi có thể cho rắn độc sinh sản theo ý muốn để phục vụ việc bảo tồn và sản xuất thuốc" - trung tá Lương cho biết thêm.
Vươn ra "biển lớn"
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất chính là việc đội ngũ thầy thuốc trẻ nơi đây đã đưa TRĐT vượt khỏi chiếc ao làng, vươn ra "biển lớn" mà không hề gây ra "hiệu ứng tâm lý" với người tiền nhiệm. Chuyện bắt đầu từ năm 2009, khi êkíp trẻ lên nắm quyền quản lý, đã quyết định thay chiếc áo thâm u lâu nay của đơn vị bằng hình ảnh thoáng đãng của cảnh quan đẹp như công viên với rợp màu xanh của cây, rực sắc của hoa... Đặc biệt là chuồng trại cũng được sắp xếp lại một cách khoa học, mỹ quan và hợp lý hóa với quy trình tham quan, trong đó ưu tiên cho tiêu chí "thiên nhiên hóa" với lối thiết kế chuồng trại "cách điệu" dưới các gốc cây cổ thụ ven theo lối đi, hay ẩn mình dưới tán cây xanh, hòn non bộ... Vì vậy du khách đến đây dễ dàng ngắm cận cảnh, chi tiết, tỉ mỉ như thước phim quay chậm về thế giới rắn với đủ màu sắc từ xanh của rắn lục, màu vàng lục, màu đen khoang vàng của rắn hổ chúa, rắn hổ đất... cho đến rắn trong nhiều tư thế: Khoanh mình trong hốc đá, treo mình dưới các lùm cây, rắn vươn mình lên các tảng đá để tắm nắng... Có lẽ nhờ vậy mà lượng khách đến tham quan đã nhanh chóng vượt lên con số 100 ngàn lượt người/năm, tăng trên 3 lần so với trước đó.
"Nuôi rắn độc rất tốn kém, nhưng cách làm này đã tạo cho TRĐT thế chủ động về việc chăn nuôi, nghiên cứu...và được đánh giá như điển hình của cả nước về mô hình bảo tồn động vật hoang dã bền vững" - trung tá Lương tự hào. Để tạo được sự đồng thuận này là cả một nghệ thuật, đại tá - dược sĩ Trần Thị Hà - GĐ TRĐT - chia sẻ: "Trước khi thực hiện đổi mới, chúng tôi tổ chức hội thảo khoa học quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi, nhà khoa học tâm huyết và nhất là các lãnh đạo tiền nhiệm đóng góp ý kiến... vạch ra cho đơn vị lộ trình và định hướng cải tiến, nâng tầm hoạt động một cách thuận tình, thuận lý, khoa học và phù hợp với quy luật phát triển đặc thù".
Sau khi thay da đổi thịt lĩnh vực du lịch, các thầy thuốc trẻ lại bắt tay đổi mới, đưa sản phẩm dược liệu độc đáo của đơn vị thoát khỏi ao làng. "Lúc đó dược phẩm của đơn vị đang trong tình trạng 3 không: Không đăng ký dược phẩm, không mẫu mã hấp dẫn và không tiện lợi trong sử dụng" - dược sĩ Hà nhớ lại. Sau bước "pháp lý hóa" toàn bộ các mặt hàng, các thầy thuốc trẻ lại tiến thêm một bước trong việc tăng cường công tác quảng bá, như: Mở đại lý tại nhiều địa phương trọng điểm, mở dịch vụ bán hàng qua mạng, bưu điện... để tăng tốc tiêu thụ nội địa. Song song đó, TRĐT thực thi việc "quốc tế hóa" tên và "tiện dụng hóa" sản phẩm để đưa ra "biển lớn". Cụ thể là đổi tên kem xoa nọc rắn Cobratox thành Cobbratoxan và đưa chế phẩm rắn lục dưới dạng bột vốn gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng, thành viên nang bột rắn lục rất tiện dụng...
Tự đổi mới để chủ động kinh phí phục vụ tái đầu tư, mở rộng chăn nuôi, nghiên cứu... để nâng cao chất lượng điều trị và cung cấp cho cả nước mô hình bảo tồn động vật hoang dã bền vững, những thầy thuốc trẻ đã và đang viết nên huyền thoại mới ngay trên đơn vị lấp lánh huyền thoại: TRĐT. Đây được xem như minh chứng hào hùng về chất lượng nguồn nhân lực của thế hệ trí thức được đào tạo sau ngày thống nhất đất nước.
Theo laodong
Còn ai thương phận Huệ Huệ ở đây là cựu đô vật Lê Thị Huệ, từng gặp chấn thương thảm khốc trên thảm tập trước thềm SEA Games 22 cách đây tròn 10 năm đang sống lặng lẽ, khổ sở trong cảnh tàn phế. Cựu đô vật Lê Thị Huệ Người ta đã lãng quên Huệ, quên cả cái trách nhiệm tối thiểu đối với một tuyển thủ...