Kỳ lạ những ‘cụ’ măng cụt tuổi 90
Về xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, nhiều người rất thú vị và ngạc nhiên khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 cây Măng cụt có tuổi đời 90.
Ông Hứa Văn Lến với những cây măng cụt cổ thụ
Ông Hứa Văn Lến cho biết: Những cây Măng cụt này được trồng từ đời ông Nội của ông, đến nay đã được 90 năm. Đây là những cây Măng cụt có tuổi đời cao, rất hiếm hoi của vùng đất này.
Những cây măng cụt này có chiều cao khoảng 10 mét, gốc cây to đến mức một người lớn ôm không hết. Phần trên ngọn có rất nhiều cành cây to xõa ra chiếm trọn vùng đất có đường kính trên chục mét.
Những cây măng cụt tuổi 90
Theo ông Hứa Văn Lến, những “Cụ” Măng cụt này tuy tuổi cao những vẫn cho trái rất đều đặn. Những năm được mùa, mỗi cây cho từ 300-400kg trái, năm nay không được mùa nhưng cũng đạt từ 250kg/cây. Điều đáng nói, những cây Măng cụt này ít khi bị bệnh như những cây Măng cụt khác nên việc chăm sóc cũng rất thuận lợi.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Hữu Mệnh, nhà ở thị trấn Kế Sách, cho biết: “Mấy cây Măng cụt cổ thụ của gia đình ông Lến cho trái nhiều và rất ngon. Vỏ mỏng, ruột dày, hột nhỏ, ăn rất ngon”.
Được biết, xã Phong Nẫm là nơi trồng rất nhiều cây ăn trái nổi tiếng như Nhãn, Chôm chôm, Xoài, Măng cụt, Sầu riêng,…
Theo xahoi
Cụ bà 88 tuổi "cải lão hoàn đồng" sau khi đánh bại "thần chết" bằng... bánh ngọt
Cụ bà mắc bệnh nặng, chỉ còn nằm chờ chết. Nhưng bất ngờ cụ đã tự hồi phục một cách kỳ diệu. Lạ nhất là mái tóc bạc trắng như bông của cụ giờ trở nên đen huyền.
Quay lưng với thần chết
Đó là trường hợp của cụ bà Nguyễn Thị Y (88 tuổi) ở khu vực 5, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Giữa tháng 8/2010, cụ bà Nguyễn Thị Y (khi đó 85 tuổi) phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ trong tình trạng đau dữ dội khắp vùng lưng và bụng. Kết quả khám và chẩn đoán ngày 17/8/2010 của bệnh viện cho thấy, cụ Y có bệnh lý cơ tim do thiếu máu cục bộ, thoái hóa cột sống, viêm dạ dày và tá tràng. Phía bệnh viện đã yêu cầu cho cụ Y nhập viện điều trị.
Anh Nguyễn Trần Trọng Nghĩa - người nhà cụ Y cho biết: "Trước khi cụ Y phải đi bệnh viện cấp cứu, cụ đã không ăn uống được gì, kể cả sữa, nên sức khỏe sa sút khá nhiều, chỉ nằm trên giường, dù trước đó cụ có thể tự đi lại trong nhà với chiếc gậy tre".
Nhờ bánh ngọt, cụ Y đã cải tử hoàn sinh một cách kỳ lạ (Ảnh minh họa)
Trong thời gian cụ Y được điều trị nội trú tại bệnh viện, cụ được nhận sự chăm sóc trực tiếp của lực lượng y, bác sĩ, tuy nhiên tình trạng sức khỏe của cụ Y ngày càng suy sụp hơn. Anh Nghĩa kể: "Ở bệnh viện, cụ Y vẫn không thể ăn uống bất cứ thứ gì. Vì quá yếu nên mỗi lần lên cơn đau, cụ Y không thể cử động hay nói gì được". Theo anh Nghĩa, sự sống của cụ Y trong suốt những ngày ở bệnh viện chỉ được duy trì bởi các loại dịch truyền liên tục hết chai này tới chai khác.
Anh Nghĩa cho biết: "Các bác sĩ đã lắc đầu và gợi ý đưa cụ Y về nhà chăm sóc thêm được ngày nào hay ngày ấy". Anh Nghĩa cũng buộc phải thuận theo đề xuất này vì như bác sĩ đã nói: "Với hiện trạng sức khỏe của cụ Y, cụ khó có thể kéo dài khả năng sống quá 1 tuần tiếp theo!".
Hai ngày sau khi từ viện trở về nhà, cụ Y vẫn nằm bất động. Nhưng đến ngày thứ 3 thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Hôm đó, anh Nghĩa ở nhà. Có mấy người hàng xóm sang chơi và mấy đứa cháu của cụ Y đang ăn bánh ngọt. Bỗng nhiên cụ Y cất tiếng gọi bằng giọng thều thào: "Cho... xin... miếng bánh... ăn thử...".
Anh Nghĩa nói: "Lúc đó, ai nấy đều bất ngờ. Khi tôi đưa bánh vào miệng cụ và cụ bà ăn được vài miếng bánh ngọt cỡ bằng 2 ngón tay". Những ngày tiếp theo, anh Nghĩa tiếp tục cho cụ Y ăn... bánh ngọt. Lạ thay, chỉ với bánh ngọt và nước lã mà sức khỏe cụ Y ngày một hồi phục tốt lên. Khoảng 1 tuần sau, cụ đã ăn được cháo và ít cơm mà không cần thêm thuốc men, chạy chữa gì.
Cải lão hoàn đồng
Thấy cụ Y hồi phục một cách lạ thường, anh Nghĩa đưa cụ đến bệnh viện tái khám. Chẩn đoán lần tái khám ngày 18/1/2011 (tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ) ghi nhận: "Cụ chỉ còn bị viêm dạ dày, tá tràng, táo bón". Nếu so với kết quả khám chẩn đoán ngày 17/8/2010 (cũng của bệnh viện này), thì các chứng bệnh liên quan tới tim, cột sống đã tự dưng biến mất!.
Cụ bà Nguyễn Thị Y
Hơn 2 năm nay, sức khỏe cụ Y khá tốt. Điều lạ lùng là bây giờ, mỗi bữa, cụ Y có thể ăn hết những 4 chén cơm. Vậy nhưng 1 giờ sau, cụ lại kêu... đói và có thể ăn bữa tiếp theo. Cụ rất khỏe dù rất ít ngủ. Theo anh Nghĩa, cả ngày đêm, cụ chỉ cần ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ. Đêm cũng như ngày, cụ cứ lục đục đi lại khắp nơi trong nhà, sắp xếp lại... đồ vật. Cụ cũng có thể tự làm vệ sinh cá nhân mà không phải làm phiền người xung quanh như trước đây.
Chuyện cụ Y vừa thoát khỏi bàn tay của "thần chết" đang còn là đề tài làm râm ran tại khu phố này, thì người ta lại lần nữa giật mình với 1 câu chuyện khác cũng về cụ Y. Mái tóc đang bạc trắng như bông của cụ bỗng dưng nay đen trở lại. Chúng tôi quan sát, quả thực, phần chân tóc mọc sau của cụ đều đen nhánh, khác biệt với phần ngọn tóc đã bạc trắng! Tuy nhiên, do tai cụ rất kém, nên chúng tôi không thể trò chuyện được với cụ.
Sự kỳ lạ về mái tóc của cụ đã khiến người dân địa phương thêu dệt nhiều câu chuyện hoang đường. Chị K.N. - hàng xóm nhà cụ Y, nói rằng: "Những trường hợp như cụ Y, người ta cho rằng có vong hồn xiêu lạc nào đó bị chết đói lúc còn đang trẻ, nay mượn phần xác của cụ Y trở lại và ăn uống rất khỏe...!". Nhiều người còn cho bà Y bị... quỷ nhập. Đây là những lập luận rất vô căn cứ. Trường hợp của cụ Y cần được các nhà khoa học nghiên cứu một cách cụ thể.
Cụ bà có số phận khác thường
Một số người hàng xóm nhận xét, cả cuộc đời cụ Y chỉ gặp toàn những điều bất hạnh. Cụ đã nuôi dưỡng nhiều người dưng và chứng kiến bao nhiêu cái chết trẻ của những người cụ từng nuôi dưỡng. Hiện tại, người thân duy nhất còn gần gũi với cụ là người cháu gọi cụ bằng ngoại - anh Nguyễn Trần Trọng Nghĩa - cũng là người dưng nốt.
Thời trẻ, cụ Y cũng có một tổ ấm, nhưng sau nhiều năm chung sống, chồng cụ đã qua đời khi cụ chưa sinh được người con nào. Để đỡ trống vắng, cụ Y quyết định nhận nuôi một bé gái có cha mẹ là người Pháp nhưng do hoàn cảnh phải lưu lạc. Cụ Y đặt tên cô con gái có đôi mắt xanh và mái tóc vàng ấy là Trần Thị Hương Nguyên. Cô "đầm" Hương Nguyên lớn lên, lấy chồng xứ Vĩnh Long và sinh 2 con trai là Nguyễn Trần Trọng Nghĩa và Nguyễn Trần Trọng Lễ. Sau khi sinh Trọng Lễ (1977), cô Hương Nguyên đã qua đời vì bạo bệnh.
Vừa góa chồng, lại tiếp tục mất con, cụ Y loay hoay với cảnh cô đơn bằng nghề bán khoai luộc. Nhưng nỗi đau mất người thân của cụ Y chưa dừng lại ở đó. Ông Lê Hoàng Phương - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi khu vực 5, phường An Hòa, còn cho biết: "Sau cô Hương Nguyên, bà Y còn nhận nuôi thêm 1 người con trai. Sau ngày giải phóng, chàng trai này được bảo lãnh đi định cư ở Mỹ. Nhưng sau đó vài năm bị bệnh và cũng qua đời luôn". Ngay như Trọng Nghĩa và Trọng Lễ là 2 người cháu duy nhất để cụ đặt niềm trông cậy lúc tuổi già, thì bất ngờ Trọng Lễ cũng đã mất cách đây vài năm.
Bây giờ, ở tuổi gần đất xa trời, cụ Y vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó, cô đơn. Gắn bó với cụ Y giờ chỉ còn người cháu ngoại nuôi không cùng huyết thống. Nguồn sống duy nhất của cụ hiện tại là một phần tiền công nhật từ nghề thợ hồ của Trọng Nghĩa, cộng với khoản trợ cấp xã hội 200.000 đồng/tháng.
Theo NTD
Sức mạnh của vị "thần" cây xanh Người ta tin rằng những vị "thần" ấy đã mang lại được nhiều điều có giá trị, và cái lợi nhất hiện có là ngăn chặn cái nóng ghê người ở mùa hè oi ả. Hồi còn nhỏ, người già thường kể chuyện rằng, loài cây đều có hồn, và đặc biệt cây cổ thụ thì thường có ma. Chính vì thế mà...