Kỳ lạ ngôi nhà cô độc nhất thế giới
Nằm cô độc giữa đảo Elliaey thuộc vùng biển Iceland, ngôi nhà được mệnh danh là ‘ cô đơn nhất thế giới’ khiến nhiều người không khỏi tò mò. Ngôi nhà gỗ nằm ở một nơi hoàn toàn vắng bóng con người này có nguồn gốc như thế nào?
“Ngôi nhà cô đơn nhất thế giới” nằm cô độc trên hòn đảo xanh Elliaey nổi bật giữa biển khơi Iceland
Ngôi nhà cô độc ấy có được gọi bằng chính cái tên của hòn đảo: ngôi nhà Elliaey. Đây là ngôi nhà duy nhất hiện diện trên hòn đảo đặc biệt này
Từ khi những hình ảnh đầu tiên về ngôi nhà cô độc này xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều lời đồn đoán, thắc mắc được cư dân mạng đặt ra. Tại sao ngôi nhà lại xuất hiện ở đây, ai là chủ nhân ngôi nhà này,…?
Không có những tiện ích hiện đại, thậm chí không điện, không nước uống, không thực phẩm,… Vậy cư dân trên đảo sinh tồn như thế nào? Suốt thập niên 2000, những bí ẩn về ngôi nhà “cô đơn nhất thế giới” – ngôi nhà Elliaey vẫn không có lời giải đáp
Thậm chí những bí ẩn về ngôi nhà “cô đơn nhất thế giới” – ngôi nhà Elliaey còn được tác giả Ragnar Jonasson “mượn” để viết nên cuốn tiểu thuyết “The Island” (Hòn đảo). Cuốn tiểu thuyết viết về vụ án mạng xảy ra trên đảo Elliaey
Đập tan mọi đồn đoán, năm 2015, tờ The Vintage News đưa ra thông tin chính thức về đảo Elliaey. Thực chất, ngôi nhà “cô đơn nhất thế giới” Elliaey từng là nhà của 5 gia đình người Iceland từ thế kỉ 18. Những gia đình sinh đã nối tiếp nhau sinh sống suốt hàng trăm năm từ thế kỉ 18
Video đang HOT
Những cư dân xưa trú ngụ trong những túp lều thô sơ, sống bằng cách bắt cá, chăn nuôi gia súc và săn bắn hải âu cổ rụt
Từ khoảng những năm 1930, cuộc sống biệt lập quá khó khăn đã khiến toàn bộ cư dân sống trên đảo phải trở về đất liền. Cũng từ đó, hòn đảo bị bỏ hoang
Mãi đến những năm 1950, tức 20 năm sau khi đảo bị bỏ hoang, một ngôi nhà mới đã được Hiệp hội thợ săn Elliaey xây dựng. Mục đích ban đầu của ngôi nhà là nơi phục vụ sinh hoạt cơ bản cho hoạt động săn bắn hải âu cổ rụt của các thành viên của Hiệp hội thợ săn Elliaey
Ngôi nhà với diện tích nhỏ, được sơn màu trắng nằm giữa hòn đảo Elliaey – nơi tập trung đông đúc hải âu cổ rụt cùng nhiều loài chim biển khác. Do vậy, đây cũng là địa điểm lý tưởng để những người yêu săn bắn ghé thăm
Được sống trong ngôi nhà gỗ nằm giữa thiên nhiên, bao quanh bởi biển khơi và cây cỏ là ước mơ của nhiều người. Ngôi nhà Elliaey có lẽ đã trở thành địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nếu như được trang bị đầy đủ tiện nghi tối thiểu như điện, nước…
Đối với loài người, điều kiện sống trên đảo rất khó khăn nhưng lại là môi trường sống lý tưởng của loài chim hải âu cổ rụt. Đây cũng là nơi tránh bão của nhiều loài chim biển khác
Hải âu cổ rụt là loài vật đặc trưng của đảo Elliaey. Thậm chí trên khắp Iceland, hải âu cổ rụt là món đặc sản trứ danh
Hiện nay, Iceland đã chính thức công nhận cả hòn đảo Elliaey là điểm bảo tồn thiên nhiên. Những tour khám phá đảo Elliaey đi về trong ngày được tổ chức thường xuyên
Phần lớn thời gian trong năm, đảo Elliaey vẫn yên tĩnh, vắng lặng khi không có du khách hay các thợ săn. Đây chính là điểm độc đáo nhất mà người dân Iceland nói riêng và người dân trên toàn thế giới thích thú khi nói về Elliaey và “căn nhà cô đơn” trên đảo
Dùng 300 triệu đồng biến nhà hoang thành homestay
Cặp đôi Minh Tâm và Minh Toàn đã dành 300 triệu đồng và 2 tháng để cải tạo ngôi nhà hoang đổ nát thành homestay.
Cách đây 2 năm, Minh Tâm và Minh Toàn quyết định "bỏ" TP.HCM sau 7 năm làm việc, chuyển lên Đà Lạt sinh sống. Chia sẻ lý do vì sao chọn Đà Lạt, Minh Tâm nói, đó là cơ duyên. "Lúc quyết định lên đây, tôi không hề nghĩ sẽ mở homestay. Tình cờ, tôi làm quản lý một homestay trong thời gian đầu, thấy công việc này phù hợp nên bắt đầu đi tìm nhà thuê để ở và làm việc", Tâm kể.
Minh Tâm (trái) và Minh Toàn tại homestay của mình.
Quá trình tìm nhà không hề dễ dàng, hai người mất ròng 6 tháng. "Lái xe đi khắp Đà Lạt nhưng tôi không thấy ngôi nhà nào phù hợp. Tôi muốn tìm nhà gỗ, có sân vườn để trồng hoa, trồng rau và nuôi chó mèo, nhưng giờ ngày càng nhiều người muốn phá nhà cũ để xây biệt thự", Tâm nói. Các ngôi nhà đăng tin cho thuê hầu hết là nhà xây không có vườn, biệt thự rộng và giá cao, hoặc nếu giá thấp thì là phòng trọ giá rẻ,... nên không phù hợp nhu cầu của Tâm. Cô từng lên hết ý tưởng xây dựng cho một ngôi nhà cô rất thích, nhưng cuối cùng không thương lượng được nên đành tiếc nuối tìm nơi khác.
Mệt mỏi, hai người định bỏ cuộc quay về TPHCM. Những ngày cuối ở Đà Lạt, họ tình cờ đi ngang một ngôi nhà bỏ hoang. Ngôi nhà gỗ xập xệ, đổ nát nhưng khiến Tâm ấn tượng bởi sở hữu khoảng sân rộng, vườn có nhiều loại cây ăn quả, và cây mai anh đào cổ thụ...
Sau khi xem không gian, họ muốn tìm hỏi thuê, nhưng đành về vì nhà không có người ở. "Hàng xóm hai bên không ai ở nhà, tôi nghĩ hôm sau sẽ quay lại. Vậy mà như một cái duyên, tôi thấy tin cho thuê nhà trên mạng. Khi hẹn gặp, tôi bất ngờ nhận ra đây là ngôi nhà hoang hôm trước", cô cho biết.
Nhận nhà xong, Tâm và Toàn mất 2 tháng và khoảng 300 triệu để cải tạo gần như toàn bộ vì ngôi nhà quá cũ. Trong quá trình sửa chữa, họ gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm xây dựng. "Nhiều lúc công việc vất vả quá, tôi lần nữa muốn bỏ cuộc. Nhưng nghĩ về lý do bắt đầu và kết quả, thêm chồng và bạn bè động viên nên tôi đã lấy lại tinh thần để tiếp tục công việc", Tâm kể.
Bản thân Tâm vốn thích tự làm mọi thứ và từng làm các sản phẩm thủ công, nên lúc sửa nhà cô cũng muốn tự tay trang trí. Đồng thời, hai vợ chồng hướng đến lối sống tối giản và thân thiện với môi trường nên luôn tận dụng mọi thứ. Để tiết kiệm chi phí nhất có thể, họ nhặt đồ cũ bỏ đi ở ven đường mang về tái chế, tự đóng hàng rào, sơn tường nhà...
Homestay trong quá trình hoàn thiện.
"Một lần, chúng tôi thấy chiếc rulo (lõi gỗ tròn dùng để quấn dây cáp điện) bỏ đi nên quyết định lăn về nhà. Chồng lăn rulo, tôi chạy xe chầm chậm theo. Thật may đoạn đường về không nhiều xe và hầu hết là xuống dốc nên chúng tôi cũng đưa chiếc rulo về nhà một cách an toàn. Giờ một nửa của nó được làm bàn gỗ ở sân trước, một nửa được dùng làm sàn thiền ở sân sau. Mỗi lần đi ngoài đường, nhìn thấy rulo hai vợ chồng đều nhìn nhau cười vì nhớ lại kỉ niệm đó", Tâm cười.
Mong muốn du khách lên Đà Lạt có một nơi để thư giãn và tận hưởng thiên nhiên, cô xây dựng homestay theo dịch vụ nhà ở, quán cà phê, vườn cây. Sau 2 tháng cải tạo, ngôi nhà mang một diện mạo mới với 6 phòng và các không gian chung như phòng khách, phòng đọc sách, bếp, khu nướng BBQ, sân vườn.
Từ khi hoạt động tới nay, homestay của Tâm đã đón khoảng 2.000 du khách và nhận được nhiều phản hồi tích cực. "Các góc trong nhà được thiết kế xinh xắn và thân thiện với môi trường. Tôi được hướng dẫn phân loại rác, cho mượn túi vải, chai thuỷ tinh để đi mua sắm. Ngoài ra, khi nghe về cơ duyên tìm được khu đất và quá trình cải tạo, tôi thật sự khâm phục tinh thần dám nghĩ, dám làm của anh chị chủ homestay", Kim Dung Trần, một du khách cảm nhận.
Với Minh Tâm và Minh Toàn, điều hạnh phúc nhất là thấy khách thoải mái như đang ở nhà mình. Homestay chú trọng vào yếu tố trải nghiệm cho khách lưu trú như nấu nướng, ăn uống, vui chơi, tập yoga, chơi guitar, thêu thùa, chơi cùng thú cưng hoặc trồng rau, chăm hoa trong vườn.
Yêu Đà Lạt, hai vợ chồng chưa bao giờ nghĩ sẽ quay lại cuộc sống ở thành phố như trước. Mỗi ngày, họ tự tay dọn dẹp, chăm chút cho ngôi nhà và trò chuyện với khách. "Chúng tôi sống tối giản, gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Có thể nói Đà Lạt là vùng đất tuyệt vời đã biến giấc mơ của chúng tôi và rất nhiều người trẻ khác trở thành hiện thực", Tâm chia sẻ.
Kinh ngạc những ngôi nhà 'cô độc' nhất hành tinh Những ngôi nhà 'cô độc' nhất hành tinh dưới đây được cho là địa điểm lý tưởng dành cho ai thích sự yên tĩnh. (Nguồn ảnh: Sputnik) Ngôi nhà bằng gỗ giống như cabin "tọa lạc" trên một tảng đã nằm giữa sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta, Tây Serbia. Ngôi nhà cô độc nhất hành tinh này được cho là do...