Kỳ lạ loài vật động vật có khẩu vị “nặng” nhất Trái đất: Chỉ ăn đá và thải cát mà con nào cũng béo múp
Kỳ thực thì trong thế giới động vật cũng có không ít loài ưa các món cứng như gỗ, thân san hô. Nhưng cứng và vô dinh dưỡng như đá mà cũng ăn được thì có lẽ không loài nào ngoài nhà Lithoredo abatanica.
Lithoredo abatanica là tên một loài hà đục gỗ và chỉ có ở sông Abatan của Philippines, quốc gia ở Châu Á. Nhưng không như tất cả các anh em nhà hà đục gỗ cần đến món gỗ, chúng chỉ xơi mỗi một món đá suốt cả đời.
Nhân công tạo cát của dòng Abatan
Ở Philippines, sông Abatan chảy dọc theo phía đông thành phố Bohol, cắt qua các thị trấn Catigbian, Antequera, Balilihan và Maribojoc. Trước khi có đường bộ, con sông này đóng vai trò là tuyến giao thông chủ lực của vùng.
Sông Abatan, nơi sinh cư của loài hà đục đá Lithoredo abatanica
Nhờ có nước và phù sa bồi đắp, hai bên bờ Abatan dày đặc thực vật, chí ít cũng có 273 loài. Động vật hoang dã kéo tới, tổng cộng 67 loài, trong đó bao gồm cả đom đóm hiếm Pteroptyx macdermotti.
Thú vị là vào năm 2006 trên dòng sông này, người ta bất ngờ phát hiện một loại hà đục gỗ khá to, thân dài khoảng 15cm, răng cùn. Chúng không cần mẫn đục gỗ mà gặm đá, sau đó “đi nặng” ra cát.
Cứ tưởng chỉ những loài ăn san hô ngoài biển (ví dụ như cá vẹt) mới là nhân công tạo cát của tự nhiên, nào ngờ đến cả môi trường nước ngọt cũng có một “lao động” đêm ngày điên cuồng bào đá.
Hà đục đá Lithoredo abatanica
Đột biến của nhà hà đục gỗ
Video đang HOT
Vốn dĩ từ xưa, hà đục gỗ (Teredinidae) đã là nỗi phiền đối với các nhà đi biển. Bằng khả năng tiêu hóa được gỗ, chúng phá hoại từ thân tới sống thuyền, cầu bến cảng.
Về cơ bản thì hà đục gỗ là một loài động vật thân mềm. Xin đừng nhầm lẫn chúng với hà (Cirripedia) chân khớp, thứ bám cứng trên các vách đá vùng biển nông, cả đời không di chuyển lấy một milimet.
Hà đục gỗ thông thường
Bề ngoài, hà đục gỗ hao hao một con giun, có thể dài từ 2-60cm tùy loài, nhưng đều chung một đặc tính là ưa ăn gỗ. Mỗi một lần sinh sản, con cái đẻ ra từ 500 nghìn đến 1 triệu trứng. Trứng của chúng trôi nổi trên biển, chỉ cần gặp gỗ là lập tức bám vào, nở thành con và điên cuồng đục khoét. Thế nên ngoài cái tên hà đục gỗ, chúng còn được gọi là “mối mọt của đại dương”.
Chỉ từ khi sắt được phát hiện và các tàu thuyền đi biển được gia cố bằng lớp vỏ kim loại cứng chắc, ngư dân mới thoát khỏi nỗi khốn khổ mang tên “sâu đục thuyền”. Chẳng ai buồn bận tâm đến chúng nữa, cho đến tận năm 2006, khi Lithoredo abatanica vô tình được phát hiện ra. Thay vì ăn gỗ như anh em bà con, loài vật này lại ăn đá.
Cả đời miệt mài đục đá dưới lòng sông
Bạn chắc chắn biết một số động vật (ví dụ như chim, gà, thú mỏ vịt…) có nhặt nhạnh một chút cát, sỏi để ăn. Có điều, chúng không ăn những thứ vừa cứng vừa vô vị ấy vì đói hay thiếu chất dinh dưỡng, mà do cần “công cụ” hỗ trợ hoạt động để nghiền thức ăn tại phần mề.
Ấy thế nhưng với Lithoredo abatanica, đá lại là “món chính”.
Phiến đá bị hà đục đá chọc thủng lỗ chỗ
Bằng những cái răng to và phẳng, chúng kiên trì bào đá làm thức ăn. Trong khi các anh em ăn gỗ của chúng có một bộ phận giống như túi để lưu trữ và tiêu hóa gỗ từ từ, thì Lithoredo abatanica lại sở hữu hệ thống xử lý thẳng tuột. Toàn bộ lượng vụn đá được đưa vào qua cái miệng sẽ dồn luôn xuống hậu môn và giải phóng ra ngoài.
Lithoredo abatanica có thể đục ruỗng cả phiến đá. Chúng ngày càng “đào” sâu vào trong lòng các khối đá dưới đáy sông Abatan, đến khi xuyên thấu rồi thì lại bắt đầu đục lỗ mới.
Không hiểu lấy dưỡng chất từ đâu mà con nào con nấy béo múp
Lithoredo abatanica có tích cực ăn đá đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận thực tế là đá rõ ràng không có dinh dưỡng. Vậy nên lẽ ra chúng không thể chỉ ăn đá mà sống được. Thế nhưng ngoại trừ đá ra, các nhà nghiên cứu không thấy chúng ăn thêm bất cứ “món phụ” nào.
Thêm một điều kỳ lạ nữa là dù chỉ ăn đá, chúng vẫn rất béo. Trong thế giới hà đục gỗ, người ta phát hiện đám “mối mọt đại dương” này cộng sinh với một số vi khuẩn tiêu hủy gỗ. Còn với Lithoredo abatanica, chúng chỉ một thân một mình.
“Chúng tôi sẽ cố gắng quan sát và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa để biết được cách chúng hấp thụ, biến đá thành dưỡng chất,” - Reuben Shipway, nhà nghiên cứu Lithoredo abatanica hứa.
Xét ra thì Shipway mới chỉ chắc chắn được một điều là đục lỗ vào sâu trong lòng khối đá còn giúp Lithoredo abatanica tự bảo vệ. Những cái lỗ do nó bỏ đi cũng lập tức trở thành “nhà” cho những con tôm, cua.
Theo TTVN
Thủy cung Churaumi, Okinawa xinh đẹp trong bể cá khổng lồ
Nhật Bản là đất nước có rất nhiều thuỷ cung rộng lớn và nổi tiếng trên thế giới, một trong số đó là thủy cung Okinawa Churaumi. Đây là địa điểm được đánh giá cao nhất về độ rộng cũng như sự đa dạng loài mà khó có thủy cung nào có thể sánh được.
Thủy cung Okinawa Churaumi là một phần của Ocean Expo Park, được thành lập vào năm 1975 trên bán đảo Motobu của tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Vào năm 2002, thủy cung được cải tạo lại và trở thành nơi sinh sống của 26.000 sinh vật biển từ hơn 740 loài khác nhau. Hiện nay, Okinawa Churaumi đã được công nhận là thủy cung lớn nhất và tốt nhất trên thế giới.
VÙNG BIỂN XINH ĐẸP OKINAWA TRONG BỂ CÁ KHỔNG LỒ
Ban đầu Okinawa Churaumi chỉ là một phần của công viên quốc gia về triển lãm biển (Ocean Expo Commemorative National Government Park) của đảo Okinawa được thành lập vào năm 1975. Sau đó được thiết kế và xây dựng lại trở thành một thủy cung lớn nhất thế giới mở cửa vào năm 2001.
Việc đặt tên cho hồ thủy sinh này cũng phức tạp vì người dân Nhật phải bỏ phiếu công khai để chọn tên. Trong tiếng địa phương Okinawa, "Chura" có nghĩa là "đẹp" hay "duyên dáng" và "Umi" có nghĩa là "đại dương". Đúng như tên gọi của nó, ở đây tái hiện lại vùng biển xinh đẹp Okinawa trong bể cá khổng lồ. Thủy cung này được xây dựng nhằm mục đích tôn vinh vào bảo vệ vẻ đẹp độc đáo của các loài sinh vật biển của vùng đảo phía nam này.
THUỶ CUNG CÓ HƠN 77 BỂ CÁ LỚN NHỎ
Khi đến đây, du khách sẽ phải choáng ngợp với độ rộng lớn cũng như cấu trúc thiết kế của thủy cung Okinawa Churaumi. Nơi đây được chia làm 3 khu vực theo điều kiện sinh sống của sinh vật theo tầng nước, với diện tích toà nhà trưng bày và tham quan là 10.000 m2 với hơn 77 bể cá lớn nhỏ. Trong đó, bể cá chính có kích cỡ 8.2 x 22.5m, dày 60cm, có thể chứa được lượng nước lên đến 7.500 m3.
CÁ MẬP VOI, CÁ ĐUỐI, SAN HÔ VÀ NHỮNG LOÀI CÁ CỰC KÌ QUÝ HIẾM
Thủy cung Churaumi cũng là nơi đầu tiên trên thế giới nuôi thành công giống cá đuối trong điều kiện nuôi nhốt và là một trong những nơi duy nhất trên thế giới nuôi Cá Mập Voi, loài cá lớn nhất thế giới. Những sinh vật này có thể được nhìn thấy khi chúng đang bơi lội với những loài cá khác trong bể chính Kuroshio.
Bể san hô Churaumi là bể san hô quy mô lớn đầu tiên trên thế giới với hơn 800 rặng san hô. San hô được duy trì một cách tự nhiên bởi một dòng chảy liên tục của nước biển và ánh sáng mặt trời - các loài cá được tự do bơi lội tự do trong khu vực của rặng san hô.
Cuối cùng là các bể sâu nhất chứa các loài cá cực kỳ quý hiếm như cá hồng Ruby, cá thu rắn mặt đen, tôm phát sáng và những sinh vật khác sống ở độ sâu 200 - 700 mét ngoài đại dương.
THUỶ CUNG ĐƯỢC CHIA THEO KHU VỰC THEO ĐIỀU KIỆN SINH SỐNG CỦA SINH VẬT THEO TẦNG NƯỚC
Thủy cung được bố trí sao cho du khách sẽ bắt đầu từ bãi biển trên tầng 4 sau đó xuống sâu hơn lần lần cho đến tầng 1. Giống như việc trải nghiệm lặn xuống độ của đại dương trong thực tế. Trên đường đi xuống thủy cung, ngoài việc xem các loài sinh vật biển trong 3 bể chính, du khách cung có thể tham gia các hoạt động khác xem chương trình biểu diễn của cá heo, xem cổng truyền thống kiểu Uminchu... Du khách cũng có thể lắng nghe các buổi tọa đàm miễn phí về đời sống đại dương và ngắm nhìn nhân viên cho cá mập và cá đuối ăn.
QUÁN CAFE VÀ NHÀ HÀNG CHO DU KHÁCH CÓ THỂ NHÌN NGẮM THUỶ CUNG
Trong thủy cung, ngay trước bể nuôi lớn "Kuroshio No Umi" có quán cafe cho nên du khách có thể vừa ăn uống vừa ngắm nhìn đàn cá ung dung bơi lội. Ở trên lầu 4 còn có nhà hàng Ocean View, cho dù du khách không vào tham quan thủy cung nhưng vẫn có thể vào nhà hàng này được.
Theo vietravel
Mùa hè xanh ngắt ở xứ 'hoa vàng, cỏ xanh' Phú Yên có tất cả những gì bạn muốn trong chuyến du lịch hè: biển trời xanh ngắt, những ghềnh đá kì vĩ, ẩm thực độc đáo và con người vô cùng dễ mến. Nằm ở duyên hải Nam Trung bộ, Phú Yên thân thuộc và đáng mến từ chính cái tên mà người dân ở đây gọi vùng đất của mình -...