Kỳ lạ loài nhện có tên “Bố yêu chân dài”
Có cái tên vô cùng hài hước là “Bố yêu chân dài” hay “Ông bố chân dài”, loài nhện kỳ lạ này cũng có vô vàn những điều thú khi khác.
(Nguồn Boredomtherapy)
Loài nhện kỳ lạ có tên là “Bố yêu chân dài”, “Ông bố chân dài” thực chất không hoàn toàn là một loài nhện. Có tên tiếng Anh là Daddy Longlegs, loài nhện này liên quan chặt chẽ hơn đối với loài bò cạp hơn loài nhện. Daddy Longlegs chỉ có một đôi mắt, không sản xuất ra tơ, có một cơ thể hợp nhất thay vì có “eo” như hầu hết các loài nhện khác.
(Nguồn Boredomtherapy)
Daddy Longlegs không có nọc độc. Rất nhiều người nhầm lẫn rằng loài nhện này là một loài nhện độc nhưng trong thực tế, loài nhện được gọi bằng cái tên “Ông bố chân dài” này không có răng nanh và thậm chí không thể sản xuất nọc độc, chúng hoàn toàn vô hại.
(Nguồn Boredomtherapy)
Ở Scotland, các nhà khoa học tìm thấy một hóa thạch được bảo quản tốt của một con nhện Daddy Longlegs ít nhất đã 400 triệu năm tuổi. Điều này có nghĩa là chúng có mặt trên Trái đất trước cả loài khủng long hàng trăm triệu năm.
(Nguồn Boredomtherapy)
Daddy Longlegs là cái tên được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ, nhưng vì có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, loài nhện “Bố yêu chân dài” có những cái tên khác như “Harvestmen” hoặc “Shepherd Spiders”. Tuy vậy chúng đều có tên khoa học thực sự là Opiliones.
(Nguồn Boredomtherapy)
Nhện Daddy Longlegs sống ở khắp mọi châu lục trên thế giới trừ Nam Cực. Chúng thường được tìm thấy ở các khu vực ẩm ướt như dưới tảng đá, bên trong hang động và dưới thảm lá rụng.
(Nguồn Boredomtherapy)
Video đang HOT
Có thể có khoảng 10.000 loài nhện Daddy Longlegs và các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm những loài mới. Điều này là do loài Daddy Longlegs đi “ du lịch” không ổn định. Vì vậy ngay sau khi bị gián đoạn bởi sự phân chia địa lý như một dòng sông hoặc một ngọn núi, quần thể nhện bị tách ra sẽ trở thành một phân loài mới. Đây cũng là lý do tại sao một số phân loài Daddy Longlegs khác nhau có ngoại hình hoàn toàn khác biệt.
(Nguồn Boredomtherapy)
Trong tự nhiên người ta có thể dễ dàng bắt gặp nhện Daddy Longlegs tụ tập lại với nhau thành đàn mặc dù các nhà khoa học thực sự không biết tại sao. Họ cho rằng đây có thể là một kiểu phòng vệ chống lại kẻ thù hoặc để tất cả các thành viên có thể để duy trì độ ẩm trong khí hậu khô.
(Nguồn Boredomtherapy)
Mặc dù sở hữu đôi chân dài nhưng loài nhện dị biệt Daddy Longlegs không di chuyển nhiều, chúng dành phần lớn cuộc đời của mình ở các khe nhỏ tại các các vị trí hẻo lánh.
(Nguồn Boredomtherapy)
Daddy Longlegs thường bị săn đuổi bởi các loài chim, ếch, thằn lằn… nhưng chúng đã phát triển một số chiến thuật có thể giúp chúng tránh khỏi việc trở thành bữa ăn của kẻ thù. Daddy Longlegs có thể giả vờ chết, ngụy trang chính mình và thậm chí sản xuất một loại hóa chất có mùi hôi cực mạnh có thể đẩy lùi kẻ thù.
(Nguồn Boredomtherapy)
Nhện Daddy Longlegs rất thích sạch sẽ, chúng thường xuyên vệ sinh cơ thể để xua đuổi ký sinh trùng.
(Nguồn Boredomtherapy)
Một số loài nhện Daddy Longlegs lớn có thể chỉ sống được trên dưới 2 năm nhưng những loài nhỏ hơn có thể sống tới 7 năm, một tuổi thọ ấn tượng trong giới côn trùng.
(Nguồn Boredomtherapy)
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng nhện có thể mọc lại chân. Nhện Daddy Longlegs không thể mọc lại chân khi đã trưởng thành. Chúng có thể mất chân khi trốn tránh kẻ thù hoặc chiến đấu với các con đực khác. Đó là lý do nhiều con nhện Daddy Longlegs có 6 hoặc 7 chân thay vì 8 như bình thường.
(Nguồn Boredomtherapy)
Các nhà khoa học vẫn không biết loài nhện Daddy Longlegs có ăn xác thối hay không. Bởi chúng không có răng nanh, không có nọc độc, con người thắc mắc, tò mò rằng chúng làm thế nào duy trì cuộc sống của mình.
(Nguồn Boredomtherapy)
Nghi thức giao phối của loài nhện Daddy Longlegs cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Các nhà khoa học chỉ tìm ra rằng chúng thụ thai ngoài, những con đực sản xuất tinh trùng và đưa về phía con cái nhưng quá trình như thế nào thì chưa một ai được chứng kiến.
(Nguồn Boredomtherapy)
Trong hầu hết các loài nhện Daddy Longlegs, con đực có thể được nhận diện bởi chân dài hơn, có các tuyến đặc biệt mà phụ nữ không có. Tuy nhiên ở một số loài, có hai loại nam giới khác hẳn nhau. Một loại nhện đực có ngoại hình khác hẳn với nhện cái và một loại nhện đực gọi là “nhện đực lén lút” có ngoại hình cực giống nhện cái. Giống đến mức những con nhện đực này có thể đến gần với nhện cái để giao phối mà không gặp bất cứ sự cạnh tranh nào.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Loài khỉ lạ kỳ có "trái tim rỉ máu", "đỏ rực" khi muốn "yêu"
Loài linh trưởng này có ngoại hình giống như loài khỉ đầu chó, thế nhưng khi nhìn kỹ hơn, ngực của chúng có một mảng đỏ tươi, giống như một bông hoa đang nở, hoặc như một số người nói, giống như một trái tim luôn rỉ máu.
Trên cao nguyên rộng lớn ở Ethiopia, bạn luôn có cơ hội nhìn thấy những nhóm linh trưởng có ngoại hình vô cùng kỳ lạ. Loài linh trưởng này có ngoại hình giống như loài khỉ đầu chó, thế nhưng khi nhìn kỹ hơn, ngực của chúng có một mảng đỏ tươi, giống như một bông hoa đang nở, hoặc như một số người nói, giống như một trái tim luôn rỉ máu.
Cũng chính vì đặc điểm lạ lùng này, loài linh trưởng được gọi là "bleeding heart monkey" - "khỉ trái tim rỉ máu".
Theo thông tin đăng tải, loài khỉ kỳ lạ có "trái tim" luôn rỉ máu này có tên khoa học là Theropithecus gelada hay Geladas, một loài khỉ Cựu thế giới.
Tuy có ngoại hình tương tự như khỉ đầu chó nhưng loài khỉ này lại không thực sự là khỉ đầu chó mà thuộc chi Theropithecus, loài sống cuối cùng của khỉ ăn cỏ cổ đại.
Theo tìm hiểu, mảng đỏ tươi trên ngực của loài khỉ này có ở cả khỉ đực và khỉ cái. Con đực sẽ có màu đậm hơn và luôn rực rỡ, bắt mắt. Trong khi đó, mảng đỏ ở ngực của khỉ cái nhạt hơn, chỉ rực lên khi đã sẵn sàng giao phối.
Đây có lẽ là tín hiệu thay thế cho việc hạ thân sưng đỏ lên của hầu hết các loài khỉ trong mùa giao phối.
Khỉ Geladas thường dành gần hết ngày để ngồi, nhổ lông và nhau cỏ. Cả đệm thịt dày ở mông của chúng hoàn toàn thích hợp với hoạt động này.
Geladas đực có răng nanh đáng sợ, cực khỏe nhưng vũ khí này không được sử dụng để săn giết con mồi. Thay vào đó, hàm răng sắc nhọn như dao cạo này được sử dụng để đe dọa những con đực khác, chiến đấu hoặc tự vệ trước những kẻ săn mồi.
Những con khỉ Geladas cũng sở hữu bầy đán lớn nhất trong số các loài linh trưởng. Chúng có xã hội rất phức tạp và nhiều tầng. Đơn vị cơ bản là gia đình một con đực và một vài con cái. Từ những gia đình cơ bản này tạo thành một bầy lớn để cùng di chuyển. Đàn khỉ Gleadas lớn nhất được ghi nhận bao gồm tới 1200 cá thể.
Hiện, loài khỉ này đang bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống. Con người khi mở rộng nông nghiệp đã coi khỉ Geladas là loài gây hại và bắn giết rất nhiều.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Rắn hổ lục Gabino - con lai cực hiếm, cực độc trong tự nhiên Gabino là tên gọi cá thể rắn lai giữa hai loài rắn kịch độc, chúng có những đặc điểm giống với cả con bố hoặc con mẹ. Rắn hổ lục sừng tê giác, cá thể có thể lai tạo ra Gabino. Rắn hổ lục Gaboon là một loài rắn động nặng nhất họ rắn hổ lục, răng nanh của chúng dài tới 5cm...