Kỳ lạ loài côn trùng chỉ sống vài tiếng trong đời nhưng khi thành món ăn thì gây nghiện, nhất định phải nếm 1 lần
Đây là loài côn trùng phổ biến ở sông Hồng nhưng lại ít người biết đến. Nhưng khi được chế thành món thì ăn 1 lần sẽ nhớ mãi không quên.
Với những đứa trẻ sông nước, sinh ra và lớn lên với miền quê, đặc biệt là gắn với dòng sông Hồng, những con vờ vờ đã trở thành quen thuộc. Tuy nhiên, với nhiều người, kể cả người Hà Nội cũng hiếm người biết đến loài côn trùng này.
Con vờ vờ, loài côn trung phổ biến ở sông Hồng nhưng lại ít người biết
Vờ (hay vờ vờ) là một loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất. Đại đa số ấu trùng trở thành côn trùng thực thụ, chúng chỉ có thể sống được mấy giờ đồng hồ. Tuổi thọ dài nhất cũng không quá một tuần. Đấy là nếu tính cả thời ấu trùng. Đến khi trưởng thành con vờ, nó chỉ sống được vài tiếng.
Ấu trùng của con vờ sống trong nước, sau mấy lần lặn lội mới thành trùng. Vờ là loại sinh vật rất đặc biệt, mỗi năm chỉ sinh nở 1 lần, từ ấu trùng, lớn lên bằng con chuồn nhỏ, lột xác bay ra rồi không lâu sau đó sẽ chết, nổi trên mặt sông. Mỗi lần xuất hiện, vờ lại đẻ ấu trùng để rồi 1 năm sau thế hệ kế tiếp lại làm nhiệm vụ tương tự như một chu kỳ.
Video đang HOT
Cận cảnh con vờ vờ được người dân bắt trên sông
Ấy thế mà khi chế thành món ăn, nó lại là món lưu danh. Trước đây, vờ là món ăn dân dã chỉ truyền nhau trong những người dân chài. Giờ đây, vờ đã trở thành một món ăn đặc sản. Do sự quý hiếm, số lượng đánh bắt ít nên vờ hiện ít khi được bán ở chợ.
Đã có rất nhiều bài viết về các món ăn chế biến từ con vờ. Như vờ chiên lá mắc mật, nộm vờ, vờ xào ngổ, rau muống, lẩu vờ riêu cua.
Canh vờ nấu cá ngạnh tự nhiên đánh bắt trên sông. Ảnh: Tuổi trẻ
Riêng đối với người Xâm Dương (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội), thì món canh vờ vờ là thời trân, là vưu vật, đến mùa mà không được ăn thì thấy thiếu phong vị quê hương.
Canh vờ nấu cá ngạnh, món thời trân thấm phong vị quê hương của người Xâm Dương. Ảnh: Tuổi trẻ
Còn chị Hương Nguyễn trên diễn đàn ẩm thực lại phải lòng món chả vờ vờ. Trứng gà đánh tan, ướp nhanh với gia vị, thịt xay, lá lốt, cho vờ vờ đã làm sạch vào cùng trộn đều rồi đem rán vàng hơi xém cạnh. Món chả vờ vờ theo như chị Hương Nguyễn nhận định thật sự là đã ngọt, đã bùi, lại thơm thật khó tả.
Theo chị thì món chả vờ vờ thì nhất định phải ăn một lần trong đời. Ăn để biết trân trọng sinh mệnh ngắn ngủi và mỏng manh của con vờ vờ, bởi chúng sinh ra chỉ thỏa sức tung bay trong lễ hội tình yêu của chúng rồi chết trong khoảng mấy giờ sau đó, nhưng lên đĩa rồi thì hẳn sẽ một món nhớ mãi không quên.
Món chả vờ vờ nhất định phải ăn 1 lần trong đời
Đấy, chả vờ vờ chỉ giới thiệu thôi chứ không bày cách nấu. Vì biết rằng rất khó để được ăn.
Bánh tráng mắm ruốc
Có những ngày thong dong tìm đến các quán ăn vặt để thưởng thức món bánh tráng mắm ruốc, tôi chợt thấy mình như được trở lại thời học sinh.
Ừ thì bởi, món bánh tráng mắm ruốc dân dã, đậm đà là món ăn hấp dẫn, gắn bó với không biết bao thế hệ học trò xứ Quảng quê tôi.
Người Quảng quê tôi đã tạo ra nhiều món ngon dân dã từ chiếc bánh tráng, mà không phải nơi nào cũng có. Bánh tráng xuất hiện trong rất nhiều món ăn, từ bánh tráng quấn rau sống, bánh tráng đi kèm với tô bún bò, giò; rồi món bánh tráng ướt, bánh tráng rập... Nhưng món ngon làm từ bánh tráng, khiến bao thế hệ học trò quê tôi lưu luyến nhất, có lẽ là món bánh tráng mắm ruốc cay cay, mặn mòi.
Những quầy bánh tráng mắm ruốc ở chợ đêm sông Trà đã trở thành địa chỉ thân thuộc của những người trót yêu món ăn dân dã này
Không cao sang, cầu kỳ, những quán bán bánh tráng mắm ruốc ở Quảng Ngãi khá bình dị. Đôi khi, người bán chỉ cần tận dụng một khoảnh sân, một góc phố để đặt một lò than hồng, dăm bộ bàn ghế... vậy mà, vẫn lôi cuốn thực khách xa gần.
Những quán bánh tráng mắm ruốc của cô Lượm, cô Thuần, cô Ngân... ở khu vực chợ đêm dọc sông Trà Khúc luôn là địa chỉ "họp mặt" quen thuộc vào mỗi buổi chiều của lũ học trò chúng tôi ngày ấy. Hình ảnh chiếc bánh tráng tròn xoe, được phủ lên bề mặt một lớp mắm ruốc sóng sánh và một lớp hẹ sẻ xanh rì... cắn vào nghe giòn tan, đã trở thành một phần ký ức của tuổi học trò.
Muốn làm ra được chiếc bánh tráng mắm ruốc ngon, quan trọng nhất là ở khâu làm mắm ruốc. Để mắm ruốc giảm bớt đi vị mặn chát, người ta trộn thêm nước đường, tương ớt vào mắm cho vừa ăn, rồi quết thật đều lên bánh tráng. Vừa quết, vừa trở bánh tráng thật đều tay trên than hồng từ 2-3 phút, đến khi chiếc bánh tráng nóng giòn, thì rải lên đó ít hành phi và hẹ sẻ - một loại hẹ xứ Quảng thơm ngon khó có loại hẹ nào sánh bằng.
Mỗi lần thèm bánh tráng mắm ruốc, tôi lại phì cười nhớ đám bạn thời cấp 3 nhí nhố ngày xưa. Thời học sinh chẳng có nhiều tiền, nên lần nào đi ăn vặt, cả nhóm cũng rủ nhau đi ăn bánh tráng mắm ruốc. Cùng ăn, cùng ríu rít biết bao câu chuyện không đầu, không cuối, rồi cùng nhau uống trà đá, chứ chẳng có nhiều tiền để uống nước ngọt, nước đậu nành, rau má như bây giờ.
Là món ăn gắn với quãng đời học sinh, nên khi vào miền Nam học đại học, có hôm nhớ mùi bánh tráng mắm ruốc đến nao lòng, tôi mới thấm được rằng, khó có món ăn nào sánh bằng hương vị chân chất của món ăn quê nhà. Chả thế mà, những người bạn đang làm việc ở TP.Hồ Chí Minh của tôi, thi thoảng lại nhớ món bánh tráng mắm ruốc quê nhà, nhưng tìm mãi ở TP.Hồ Chí Minh hoa lệ, mà vẫn không thấy được nơi nào làm ra được chiếc bánh tráng đúng vị quê hương. Thế nên, cứ mỗi dịp về quê, bạn lại rủ tôi đi thong dong, nhâm nhi món ăn thuở học trò. Vừa bẻ những miếng bánh tráng mắm ruốc giòn tan, vừa cười hồn nhiên ôn lại những chuyện ngày xưa..
Bí quyết khử mùi tanh của cá khi chế biến Những mẹo nhỏ sau đây có thể sẽ giúp bạn nhanh chóng khử mùi tanh khi chế biến các món ăn từ cá. 1. Cho 1 ít muối vào cá khi sơ chế, ngâm vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Trước khi chế biến bạn nên ngâm vào nước muối vài phút sau đó làm sạch như bình thường. 2....