Kỳ lạ loài cây hễ chặt vào là chảy rượu ra
Những ngày Tết Kỷ Hợi này, ở xã Đắk Pling ( huyện Kông Chro, Gia Lai), hầu như nhà nào cũng có rượu lấy từ thân cây đóak, một loại rượu rất thơm ngon và uống không đau đầu.
Đây là loại cây rất đặc biệt, hễ chặt vào là rượu từ thân cây chảy ra, có cây lấy được 30 lít rượu mỗi ngày.
Cây rừng chảy ra rượu
Tháng giêng – mùa giáp hạt đến gần, bà con người đồng bào dân tộc Bana ở huyện Kông Chro bắt đầu thảnh thơi, nghĩ đến việc vào rừng lấy rượu từ cây đóak. Đây là thời điểm chín muồi để lấy rượu, bởi cây đóak bắt đầu trổ bông, kết trái nên sẽ cho lượng rượu dồi dào, thơm nồng hơn.
Rượu đặc sản ở huyện Kông Chro được lây trực tiếp từ cây đóak.
Già làng Đinh Êl (làng Tơ Bưng, xã Đắk Pling, huyeem Kông Chro) cho biết: “Không ai biết cây đóak được bà con lấy nước làm rượu từ lúc nào, chỉ biết ông bà đời này sang đời khác luôn biết cách vào rừng tìm cây đóak lấy rượu. Bình thường, nước lấy từ cây đóak được dùng ngay tại chỗ thay cho nước giải khát, giúp con người thỏa mái, khỏe mạnh. Nếu ngâm nước cây đóak với vỏ cây men rừng thì nước sẽ thành rượu uống trong sinh hoạt gia đình, làng xóm hay dùng trong các dịp lễ tết”.
Để lấy được rượu đóak, thanh niên trong làng phải đeo dao, mang bình nước đi sâu vào trong rừng vài cây số và phải mất ít nhất nửa ngày mới có rượu mang về. Hiện nay quanh làng vẫn còn nhiều cây đóak được người dân bảo vệ, lấy rượu uống nhưng chất lượng và sản lượng lấy được không bằng những cây sống tự nhiên trong rừng xanh. Ở trong rừng, cây đóak nếu được người nào đến trước phát hiện, đánh dấu “làm tài sản riêng” thì sẽ không xảy ra chuyện tranh giành cây rượu.
Cây đóak có vẻ ngoài nhìn rất giống với cây đùng đình nhưng lớn hơn gấp nhiều lần, những cây trưởng thành có thể cao hơn 20m. Từ gốc cây lên đến ngọn có nhiều bẹ lá chĩa ra xung quanh. Cây đóak nở hoa thành buồng như buồng cau, có những buồng rất to, dài hơn 2m.
Để lấy được rượu đóak cũng tốn không ít công phu. Đầu tiên là dùng cây le kết thành thang dài trèo lên ngọn, sau đó lấy dây mây buộc các thanh le với những bẹ lá tạo thành thế vững chắc như ngôi nhà trên cây để thuận tiện treo bình lấy nước an toàn. Vị trí lấy nước rượu tốt nhất chính là nơi cuống của buồng quả đóak. Người lấy rượu sẽ cắt bỏ buồng quả, cắm vào đó một chiếc vòi bằng lồ ô dẫn nước thẳng vào bình. Cách làm này sẽ lấy được rượu nhiều, chất lượng nước tốt nhất. Mặt khác, việc làm này sẽ hạn chế cây bị nhiễm khuẩn gây bệnh, tốt hơn cách khoét thẳng vào thân để lấy nước.
Báu vật của làng
Anh Đinh Lêu (làng Tơ Bưng) là một trong những người có thâm niên săn “cây rượu của Yàng”. Năm nay anh 39 tuổi nhưng đã có hơn 24 năm kinh nghiệm vào rừng lấy rượu đóak. Anh kể: “Hồi nhỏ hay theo bố lên rẫy, lên rừng nên học được cách lấy rượu từ đó. Rượu đóak có thể lấy quanh năm, nhưng tốt nhất lấy vào mùa cây đóak có quả, từ tháng 3 đến tháng 7, chọn cây lấy rượu phải là cây đã ra hoa. Nếu cây còn nhỏ mà lấy thì rượu không ngon, cây không lớn nổi, mỗi cây to có thể lấy 30 lít/ngày. Việc trèo lên cao lấy rượu phải hết sức cẩn thận, nếu không may ngã xuống thì rất nguy hiểm. Người dân chủ yếu lấy rượu đóak cho gia đình dùng, nếu nhiều quá mới mang đi bán. Uống rượu đóak còn sướng hơn cả uống bia”.
Video đang HOT
Lấy được rượu đóak cũng lắm công phu.
Cùng ngồi uống rượu đóak, già làng Đinh Êl vui vẻ nói: “Rượu đóak thơm nồng, vị không gắt như rượu gạo nên uống không có mồi cũng thơm ngon. Khi có khách quý hoặc trong các dịp lễ của làng mới làm heo, làm gà. Rượu này uống không đau đầu nên đàn ông, phụ nữ đều dùng được. Lúc mới lấy từ cây ra thì nước trong vắt, uống vào có vị ngọt, mát như nước dừa. Sau khi bỏ men lá (một loại cây giúp lên men tự nhiên ở trong rừng chỉ người Bana mới biết – PV) vào thì nước chuyển sang màu trắng đục như nước vo gạo, có vị cay nồng của rượu, thơm ngọt. Bình thường, rượu đóak chỉ dùng trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi lấy về, nếu để lâu sẽ mất mùi vị, uống không ngon nữa. Còn nếu để tủ lạnh có thể dùng được một tuần”.
Tôi thử nhấm nháp ly rượu đóak, lúc đưa lên mũi có mùi thơm nhẹ, uống vào có vị cay nồng, ngọt khá giống với rượu trái cây đã lên men… Thế mới thấy người Bana nơi đây quả là thiên nhiên đất mẹ ưu ái, ban cho “tiên tửu” không cần nấu cũng thành rượu. Trong đời sống thường ngày, nhất là những dịp lễ, có việc lớn của làng thì rượu đóak là một thức uống không thể thiếu đối với người Bana nơi đây. Chính vì thế, cây đóak rất được người dân nâng niu bảo vệ như “báu vật” của làng.
Rượu đóak được dùng trong sinh hoạt thường ngày, các ngày lễ hoặc tiếp khách phương xa.
Nói về rượu đóak, ông Đinh Văn Cư – Phó Bí thư Đảng ủy xã Đắk Pling chia sẻ: “Rượu Đoák có từ xa xưa rồi, được lấy hoàn toàn tự nhiên, không có men công nghiệp nên uống không đau đầu như uống bia rượu. Lúc tôi 16 tuổi đã theo bố lên rừng, đến 20 tuổi đã biết lấy rượu thành thục. Thường bà con buổi sáng đi làm rẫy, lên rừng hứng nước đóak, đến chiều thì mang về làng, uống sum họp gia đình trong buổi tối. Đặc biệt, rượu này có tác dụng giúp người mệt mỏi uống vào có cảm giác sảng khoái, vui vẻ, nhất là sau một ngày lao động nặng nhọc. Rượu thường dùng trong gia đình, các lễ cúng nhỏ. Trong ngày lễ lớn và đám cưới có nhưng hơi ít, vì lượng rượu không đủ cho cả làng uống. Hiện nay huyện Krông Chro chỉ có 3 xã gồm Sró, Đắk Cơ Ning và Đắk Pling có cây rượu đóak, đây là đặc sản địa phương hay dùng tiếp khách phương xa”.
Theo Danviet
Phiên chợ đặc biệt ngày cuối năm xứ Lạng: Nông sản độc, lạ lên ngôi
Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, người dân Tày, Nùng, Kinh... sinh sống trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) ai ai cũng tranh thủ mua sắm để chuẩn bị cho năm mới sắp đến gần. Tất cả những nông sản do chính người dân làm ra được bày bán đa dạng tại chợ phiên cuối cùng của năm này.
Chợ phiên là một trong những nét đặc sắc, hấp dẫn du khách từ những vùng miền đến với Lạng Sơn. Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, những khu chợ cao tầng, kiên cố ngày càng mọc lên ở thành thị, song chợ phiên vẫn là một danh từ đẹp, một ký ức thật sống động với những ai đã từng biết đến chợ phiên...
Hai ông bà bán hàng bánh rán, bánh chưng rán... tại phiên chợ luôn tất bật tay chân để kịp làm cho khách.
Tùy theo từng địa phương và đặc điểm dân cư từng địa bàn khác nhau mà người dân ở đó ấn định ngày họp chợ, có thể là ngày lẻ hoặc cũng có thể là ngày chẵn, nhưng cứ 5 ngày phiên chợ lại được tổ chức một lần. Quy định về ngày chợ phiên như thế đã được người dân các vùng miền xứ Lạng làm theo từ xa xưa, đến ngày nay vẫn vậy.
Độc đáo và thật bản sắc... - đó là những nhận xét khi nói đến chợ phiên Xứ Lạng. Trong hành trình khám phá vùng đất này, điều mà du khách luôn cảm thấy tâm đắc, thích thú đó là hành trình khám phá những phiên chợ ngày cuối năm tại nhiều vùng thôn quê xứ Lạng, đặc biệt là chợ phiên Tu Đồn (Thị trấn Văn Quan, Lạng Sơn)- phiên chợ cuối cùng của năm.
Người dân tộc Tày, Nùng mua giấy bản, một loại giấy để gấp làm tiền âm phủ vào những dịp lễ tết.
Vào những ngày cuối năm này, PV có dịp ghé thăm chợ phiên Tu Đồn, đây là phiên chợ cuối cùng trong năm, du khách ở những tỉnh thành khác có dịp ghé thăm sẽ cảm thấy ngạc nhiên và vô cùng thích thú với phiên chợ này. Để phục vụ nhu cầu mua sắm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, chợ phiên cuối năm rất đa dạng về hàng hóa và thu hút người dân của nhiều địa phương, nhiều dân tộc tham gia.
Trong phiên chợ đặc biệt này, người đến sẽ cảm nhận được một không gian chợ rất truyền thống, rất xưa.
Gà vịt được mua bán nhanh chóng với giá cả hợp lý, sau đó nhốt vào trong túi nilon.
Tất cả những nông sản như cà chua, đỗ, su hào... đều do chính tay người nông dân làm ra và mang ra chợ trao đổi.
Do điều kiện đi lại khó khăn, lại không có địa điểm cố định để họp chợ thường xuyên nên cứ 5 ngày người dân các xã lại tập trung tại một điểm thuận lợi nhất để họp chợ. Và chợ phiên có mặt từ đó.
Các phiên chợ thường được ấn định vào những ngày riêng để người dân có dịp đến trao đổi, giao lưu hàng hóa. Đó được coi là điểm hẹn của người dân để trao đổi nhu cầu vật chất và tinh thần.
Từ những quả bồ kết khô...
Vượt qua ranh giới của những điểm chợ đơn thuần, chợ phiên cao đẹp trong suy nghĩ, tình cảm của người dân. Chẳng vì thế mà nhiều người, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số dù chưa từng biết chữ, chưa từng được học về những con số nhưng họ đều không bao giờ quên được những ngày phiên chợ. Những sản phẩm nông nghiệp do người dân làm ra nếu nhà dùng không hết, sẽ được mang ra chợ bán để kiếm chút tiền tiêu tết.
...cho đến những củ gừng núi đều có bán tại phiên chợ này.
Bánh khảo là loại bánh của người dân tộc tự tay làm và mang bán tại chợ. Đây là loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về.
Các cô các chị gái tranh thủ mựa chọn những bông hoa tươi nhất để cắm trong những ngày Tết đang cận kề.
Ngoài bánh thì hoa quả cũng là những mặt hàng rất đắt khách trong dịp này.
Chợ phiên cuối năm dường như đã trở thành ngày hội không thể thiếu của người dân nơi đây. Ngày này không đơn thuần chỉ là để mua sắm đồ Tết mà còn là khoảng thời gian để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ về những việc đã và chưa làm được trong một năm vừa qua.
Theo Danviet
Cưỡi xe máy xịn đi "mót" cây cảnh...từ đống rác tối giao thừa Lái những chiếc xe tay ga và mô tô đắt tiền, nhiều người đã chờ khi tiểu thương đập bỏ chậu cảnh, chất rác rồi mới... "mót" đem về chơi Tết để không tốn tiền. Hình ảnh này không thiếu ở quanh chợ hoa Công viên Gia Định tối 30 Tết. 21h30 đêm 30 Tết, những chậu quất (tắc) cảnh này mới bị...