Kỳ lạ loài cá nhảy hẳn lên bờ săn… chim
Loài cá da trơn sống ở sông Tarn, tây nam nước Pháp là loài duy nhất được phát hiện thấy có hành động săn mồi kỳ lạ nói trên.
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 06/12trên tạp chí nghiên cứu PloS ONE đã giới thiệu đến công chúng một hiện tượng thiên nhiên đáng chú ý về loài cá nhảy lên bờ để bắt mồi là những con chim bồ câu.
Những con cá, thuộc họ cá da trơn được phát hiện nhảy khỏi mặt nước để đớp những con chim đang trong tình trạng không một chút cảnh giác trên bờ trước khi rạch người lại xuống dưới nước để nuốt con mồi.
Một con cá “nằm phục” dưới nước chờ con chim tới đủ gần
Đây là lần đầu tiên việc săn mồi trên cạn được phát hiện ở loài cá da trơn. Thông thường thức ăn của chúng chỉ là những nguồn thức ăn dưới nước như các loài thực vật, trứng cá, các loài cá khác, ốc, sâu, vv… Ngoài ra, trước đây con người mới chỉ biết tới việc săn mồi trên cạn của các loài động vật biển thuộc loài động vật có vú. Chính vì thế, loài cá da trơn này được các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Toulouse của Pháp đặt cho cái tên “những con cá voi sát thủ nước ngọt”.
Có chiều dài khoảng từ 1m đến 1 m rưỡi, loài cá da trơn châu Âu này là một loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong lục địa và xếp hàng thứ 3 thế giới.
Được phát hiện tại sông Tarn vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, loài cá này dường như đã thích nghi với hành vi tự nhiên của chúng là bắt con mồi trong môi trường sống mới.
Video đang HOT
Con cá lao tới đớp con mồi
Các nhà khoa học đã dành ra 5 tháng để quan sát các con cá từ một cây cầu bắc qua sông Tarn. Trong suốt thời gian đó, họ đã quan sát được hơn 50 trường hợp bắt mồi. Thời gian của cuộc tấn công thường diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài khoảng từ một tới không quá 4 giây trong đó 40%trường hợp loài cá này lao khá xa khỏi mặt nước để bắt mồi khiến cả nửa thân mình chúng lộ ra ngoài.
Thực tế là các con cá chỉ tấn công những con chim đang di chuyển nên nghiên cứu cho rằng chúng sử dụng các dao động của nước để săn các con mồi hơn là các quan sát bằng mắt. Các nhà khoa học cho biết hiện họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân sinh thái học dẫn tới việc thích nghi kỳ lạ của loài cá này.
Anh Khôi
Theo Dân trí
Sóng băng màu xanh tuyệt đẹp ở Nam Cực
Băng có màu xanh vì đã hấp thụ ánh sáng từ cuối màu đỏ của quang phổ.
Thoạt nhìn, khối băng cao gần 17m đã đông lạnh ngay lập tức khi bị vỡ ra.
Nhiều người đã đăng tải lên mạng những bức ảnh được nhà khoa học Tony Travouillon tại Dumont D'Urville chụp và tuyên bố, đây là sóng thần đóng băng.
Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng thiên nhiên tự nhiên của tảng băng xanh.
Những tòa tháp đóng băng màu xanh được tạo ra khi băng được nén và các bong bóng không khí bị giữ được ép ra ngoài.
Trong suốt mùa hè, băng trên bề mặt tan chảy và lớp băng mới nén lên trên cùng.
Băng có màu xanh vì khi khi ánh sáng truyền qua lớp băng dày, ánh sáng xanh được truyền trở lại nhưng ánh sáng đỏ lại được hấp thụ.
Nếu các bong bóng không được nén, chúng sẽ tán xạ ánh sáng, nghĩa là tất cả được phản xạ trở lại và xuất hiện màu trắng.
Larry Gedney đã viết về tuyết màu xanh và băng trên Diễn đàn Khoa học Alaska:
'Phải cần một độ dày đáng kể của nước đá tinh khiết hấp thụ đủ ánh sáng đỏ để chỉ có màu xanh được truyền qua.
Bạn có thể thấy hiệu ứng trong tuyết ở độ sâu khá nông vì ánh sáng được lên nhiều lần giữa các hạt băng và một chút màu đỏ ở mỗi thứ bị trả lại'.
Theo Đất việt
Phát hiện hàng loạt loài nhện khổng lồ mới Một nhóm chuyên gia tìm thấy 9 loài nhện nhảy Tarantula sống trên cây ở miền Trung và miền Đông Brazil. Rogerio Bertani - một chuyên gia về nhện tại Viện Butantan ở Sao Paulo, Brazil, đã công bố 9 loài nhện khổng lồ mới. Phần cuối chân của chúng có diện tích lớn, cho phép chúng bám vào nhiều loại bề mặt....