Kỳ lạ lịch năm 2024 và 1996 giống nhau y đúc, vì sao như vậy?
Mới đây, mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh đối chiếu giữa dương lịch năm nay 2024 với năm 1996 và phát hiện được sự giống nhau ‘kỳ lạ’ khi cả hai như một bản sao in. Vì sao vậy?
Hôm nay 4.1, nhiều tài khoản, hội nhóm mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh đối chiếu giữa dương lịch năm 2024 và năm 1996. Theo đó, nếu để ý, mọi ngày trong năm 1996 là thứ mấy thì ngày tương ứng năm 2024 cũng y hệt vậy, hay nói dễ hiểu, cả hai tờ lịch này đều giống hệt nhau.
Nhiều người thích thú trước sự giống nhau giữa dương lịch 2024 và dương lịch 1996.. Ảnh CAO AN BIÊN
Các bài viết về nội dung trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn, nhiều bài nhận về hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Sự trùng hợp giữa lịch năm 1996 và lịch năm 2024 cũng khiến nhiều người tò mò, thích thú, bên cạnh đó là thắc mắc không biết vì sao có sự trùng hợp này.
Tài khoản Yến Nhi bình luận: “Có phải chúng ta đang sống ở lịch của năm 1996 không?”. “Nhìn hình, cảm giác như đang sống lại ở năm mình sinh ra”, nickname Trúc Linh bày tỏ.
“Sự trùng hợp này kỳ lạ quá. Năm nay phải làm một điều gì đó cho đặc biệt mới được”, Duy Thành nói. Hay tài khoản Billy thì hoài niệm hơn: “Ước gì được quay lại cái thời 1996″.
BẢN TIN ĐẶC BIỆT: Nhìn lại năm 2023 nhiều thăng trầm, đón 2024 với hy vọng mới
Có “kỳ lạ” không?
Trao đổi với Thanh Niên, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết đây hoàn toàn là vấn đề đơn giản của số học và quy ước trong dương lịch.
Mọi người đều biết rằng mỗi tuần có 7 ngày và mỗi năm có 365 ngày (hoặc 366 đối với năm nhuận/có ngày 29.2). 365 chia 7 dư 1 còn 366 chia 7 dư 2. Do đó, nếu bạn so sánh một ngày bất kỳ trong 2 năm liên tiếp, nếu hoàn toàn không có ngày nhuận (29.2) nằm giữa khoảng đó, thì ngày của năm sau sẽ tiến thêm một bước theo thứ tự ngày trong tuần. Chẳng hạn, ngày 1.1.2024 là thứ hai, có nghĩa là 1.1.2023 là chủ nhật, còn của 2022 là thứ bảy, hoàn toàn không cần mở cuốn lịch ra để biết điều đó.
Như vậy, nếu cứ tiến tới tiếp thì sau 7 năm, ngày 1.1 sẽ lại rơi vào điểm cũ trong tuần so với năm được lấy làm mốc. Tuy nhiên, vì có sự can dự của năm nhuận (tạm coi là 4 năm một lần, vì tới tận năm 2100 mới có một năm chia hết cho 4 nhưng không nhuận), nên trên thực tế chu kỳ đó là 5 hoặc 6 năm (tùy vào việc có 1 hay 2 ngày nhuận chen vào giữa).
Sự giống nhau giữa lịch 2024 và lịch 28 năm trước, năm 1996, theo nhà nghiên cứu chỉ là vấn đề số học.. Ảnh CAO AN BIÊN
“Trường hợp mà nhiều người đang nhắc tới ở đây là năm 1996 và 2024. Ngày 1.1 của 2 năm này cách nhau 10.227 ngày. Con số này chia hết cho 7 nên chúng trùng nhau theo thứ tự trong tuần. Mặt khác, cả hai năm 1996 và 2024 đều là năm nhuận, nên toàn bộ những ngày còn lại trong năm cũng vậy. Để có một năm nhuận tiếp theo mà toàn bộ thứ tự các ngày trong tuần giống hệt năm 2024 này thì cần đợi tới năm 2052, tức 28 năm sau”, ông Sơn lý giải.
Đối với các năm không nhuận, thì trong thế kỷ này đã có 3 năm là 2001, 2007 và 2018 cũng có ngày 1.1 bắt đầu vào thứ hai và toàn bộ những ngày còn lại của 3 năm đó đều giống nhau. Riêng khoảng giữa 2007 và 2018 không có là vì năm 2012 là tới mốc 5 năm từ 2007 và ngày 1.1 đã tiến tới chủ nhật, nhưng chính năm đó là năm nhuận nên 1.1 của 2013 lại là thứ ba.
Bạn cũng thấy rằng do sự khác biệt giữa nhuận và không nhuận nên các năm 2001, 2007 và 2018 không thể “hoàn toàn giống” năm 1996 và 2024. Sự khác biệt phát sinh khi đi qua ngày nhuận.
Ví dụ cụ thể ngày 28.2.2018 là thứ tư và ngày đó của 2024 cũng vậy. Nhưng 2018 không phải năm nhuận, nên sau đó là ngày 1.3 và nó là ngày thứ năm, trong khi đó 2024 là năm nhuận nên phải tới thứ sáu của tuần đó mới là 1.3.
“Nói chung đây hoàn toàn là sự ngẫu nhiên do quy ước về lịch của con người, không phải sự trùng hợp kỳ lạ nào. Bên cạnh đó, các năm dương lịch và âm lịch cũng có những sự trùng hợp thú vị mà mọi người có thể tham khảo thêm”, ông Sơn bày tỏ.
Độc lạ ngôi nhà có mặt tiền như rạp hát đang chuyển động
Ngôi nhà kỳ lạ mang tên Canvas House ở khu phố Forest Hill, Toronto (Canada) thu hút sự chú ý với mặt tiền độc đáo, hình vuông và nổi bật như chiếc màn rạp hát đang chuyển động.
Ngôi nhà có mặt tiền như rạp hát đang chuyển động (Ảnh: ArchDaily)
Sự sáng tạo của ngôi nhà xuất phát từ niềm đam mê sưu tầm nghệ thuật của gia chủ.
Mặt tiền bằng gạch nhấp nhô đơn sắc, tạo ra hiệu ứng như màn rạp hát đang mở ra. Điểm độc đáo là mặt tiền nhịp nhàng, có những phần nhô ra phía trên cửa và thụt xuống để tối ưu hóa ánh sáng. Tất cả được xây dựng ngẫu hứng, tạo nên mối quan hệ hữu cơ và có trật tự, thử nghiệm với vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới.
Mặt tiền ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Mô hình không biến điệu của mặt tiền được tạo ra từ khối năm viên gạch lặp đi lặp lại, với khả năng quang học đặc biệt thông qua việc ghép nối viên gạch một màu với các biến thể tay đòn ngẫu hứng, tạo ra vẻ sang trọng không cần dựa vào hình thức truyền thống.
Mô hình không biến điệu của mặt tiền được tạo ra từ khối năm viên gạch lặp đi lặp lại (Ảnh: ArchDaily)
Mặt tiền độc đáo giúp tạo ra sự tương tác ấn tượng giữa ánh sáng và bóng tối, mang lại cảm giác về chiều sâu. Độ cong nhẹ nhàng của bức tường hòa quyện với trần nhà và đồ đạc kiến trúc, tạo ra không gian nội thất yên tĩnh, thoáng đãng và đẹp mắt.
Bên trong ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Canvas House không chỉ là một ngôi nhà, mà là một tác phẩm nghệ thuật đương đại quyến rũ, hoàn hảo cho bộ sưu tập nghệ thuật độc đáo.
Góc thư giãn trong nhà (Ảnh: ArchDaily)
Đang rối bời chuyện ra mắt ngày Tết, tôi ngỡ ngàng với lời đề nghị từ đồng nghiệp kém tuổi Bố mẹ thẳng thừng tuyên bố, nếu như dịp Tết dương lịch, tôi không dẫn bạn trai về ra mắt thì đừng vác mặt về nhà nữa. 33 tuổi, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh đều đã có gia đình nhưng tôi vẫn đơn độc, lẻ bóng một mình. Hiện tại, tôi đang làm quản lý cao cấp trong công ty, lương cao,...