Kỳ lạ hoa đào lộng lẫy khoe sắc trong mùa thu Hà Nội, một năm nở hai lần
Đang giữa mùa thu nhưng những cây đào trong vườn của nhà thơ Dương Kỳ Anh đã lộng lẫy khoe sắc.
Ngay vào mùa thu, những cây đào trong vườn của nhà thơ Dương Kỳ Anh đã nở rộ, khoe sắc lộng lẫy hệt như vào mùa xuân. Điều này khiến nhiều người thấy kỳ lạ, bởi lẽ đào thường chỉ nở vào mùa xuân, trong dịp Tết Nguyên Đán.
Cây hoa đào đang khoe sắc trong vườn nhà thơ Dương Kỳ Anh.
Nhà thơ Dương Kỳ Anh chia sẻ: “Trong khu vườn nhà tôi trước đây có một cây đào năm nở hai lần, vào mùa thu và mùa xuân. Năm nay không chỉ có một mà hầu hết các đào trong vườn đều nở hoa vào mùa thu”.
Khoảng 16, 17 năm trước, vợ chồng nhà thơ Dương Kỳ Anh vô tình thấy một gốc đào rất đẹp bị bỏ lại trên vỉa hè phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) sau dịp Tết Nguyên Đán. Ông và vợ mang về vườn ở Sóc Sơn trồng. Khoảng chục năm sau đó, cây đào này đều đặn ra hoa một năm hai lần, vào mùa thu và mùa xuân.
Quả của cây đào này rơi xuống đất, mọc thêm một số cây nữa. Nhà thơ cũng mua thêm một số cây đào khác về trồng trong vườn. Vừa rồi, tất cả cây đào trong vườn đều nở hoa.
“Tôi không chăm sóc gì đặc biệt cho những cây đào này. Chúng lớn lên tự nhiên. Tôi cũng không rõ lý do vì sao những cây đào này lại ra hoa hai lần trong một năm. Có lẽ là do sự thay đổi của khí hậu”, nhà thơ Dương Kỳ Anh cho hay.
Video đang HOT
Cây đào ra hoa một năm hai lần khiến nhà thơ Dương Kỳ Anh rất vui thích. Việc này còn tạo cảm hứng cho ông viết truyện ngắn mang tên Chuyện lạ hoa đào.
Lý giải về việc hoa hay quả xuất hiện trái mùa, giáo sư Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) từng chia sẻ với phóng viên VTC News, đó là do cây cối đang phản ứng lại sự điều kiện khí hậu “khác thường”.
“Bình thường hoa loa kèn nhà tôi nở vào dịp 30/4 hoặc 1/5, nhưng năm nay nó lại nở khi vào tháng 6-7. Có nhiều loài thực vật khác cũng có biểu hiện được cho là bất thường như vậy, như cây khế trước đây chỉ có 5 múi nhưng nay có thể là 6, 7 múi”, giáo sư Bình dẫn chứng.
Cũng theo Giáo sư, sự thay đổi khác lạ trên cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động khủng khiếp lên thiên nhiên. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để những nhà làm vườn tác động tạo ra cây ra hoa kết trái trái mùa phục vụ đời sống con người.
Một chuyên gia thực vật của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đưa ra lý giải cho hiện tượng trên là do thời tiết biến đổi. “Nếu đó là hiện tượng tự nhiên, không có tác động con người vào, thì điều đó cho thấy khí hậu thời tiết đang biến đổi rõ rệt”, ông này nói.
Cắn răng ngâm mình trong thùng đá 2 tiếng rưỡi để lập kỷ lục
Người đàn ông kỳ lạ ngâm mình trong thùng đá lạnh âm độ suốt 2,5 tiếng để lập kỷ lục.
Trong khi đại đa số người dân tìm cách chống rét, giữ ấm cơ thể vào mùa đông thì một số trường hợp đặc biệt lại thích đi ngược lại quy luật, họ thách thức với thời tiết khắc nghiệt.
Anh Josef Koeberl, 43 tuổi người Áo đã cởi trần, mặc quần bơi đứng trong thùng thủy tinh chứa hơn 200kg đá lạnh trong vòng 2 tiếng 30 phút 57 giây.
Với thành tích mới, anh hy vọng sẽ tạo nên kỷ lục thế giới mới.
Hình ảnh của anh thu hút sự chú ý lớn tại quảng trường chính của thị trấn Melk, phía tây Veinna, Áo.
Để chống lại "làn sóng đau đớn" do nhiệt độ buốt lạnh của đá gây ra, anh Koeberl cho biết "cố gắng tập trung suy nghĩ bằng những cảm xúc tích cực".
Josef Koeberl nói: "Tôi đã chiến đấu với nỗi đau bằng cách tự hình dung và vẽ nên cảm xúc tích cực. Nhờ đó tôi có thể cầm cự suốt hơn 2 tiếng rưỡi".
Sau khi hoàn thành thử thách, anh được hỗ trợ đưa ra khỏi thùng thủy tinh. Đội ngũ bác sĩ đã thử giúp anh kiểm tra sức khỏe và đo nhiệt lượng cơ thể. Anh nói cảm giác được ánh nắng chiếu trực tiếp lên ngực "thực sự rất tuyệt vời".
Trước đó, kỷ lục Guiness thế giới về ngâm mình trong đá lạnh thuộc về một người đàn ông Trung Quốc có tên Songhao Jin vào năm 2014. Người này hoàn thành thử thách trong thời gian 1 tiếng 53 phút 10 giây.
Tại Hà Lan, ông Wim Hof, 53 tuổi đã 8 lần lập kỷ lục thế giới về khả năng chịu lạnh siêu phàm của mình.
Người đàn ông này có thể đi dạo trên Bắc Cực với nhiệt độ lạnh giá là -20 độ C, lặn sâu dưới băng hơn 80m với một bộ đồ bơi bình thường và leo lên đỉnh núi Everest mà chỉ mặc một chiếc quần soóc.
Wim Hof được mệnh danh là "Người đàn ông băng" nổi tiếng thế giới.
Ông cũng đã ngâm mình trong bể chứa đá kính Plexi cao 1,5m với khoảng thời gian là 1 tiếng 12 phút.
Trong suốt thời gian Hof ngâm mình trong bể đá, đích thân Tiến sĩ Ken Kamler giám sát từ bên ngoài bồn.
Ông không nói được gì thêm, chỉ thốt lên một cụm từ duy nhất: "Không thể hình dung nổi, cơ thể Hof quá phi thường, ngoài sức tưởng tượng của con người".
Với người bình thường, khi đối diện với nhiệt độ đóng băng trong thời gian lớn kéo dài, cơ thể con người sẽ bắt đầu rơi vào trạng thái đông cứng, dòng máu nuôi tứ chi sẽ bị cắt hoàn toàn để nuôi cơ quan nội tạng. Nếu không điều trị ngay, những cơ quan tứ chi sẽ không thể hồi phục.
Khi diễn ra hiện tượng giảm nhiệt bất thường trong cơ thể, bất kỳ ai cũng có thể chết không lâu sau đó. Chắc chắn nếu ngâm mình trong dòng nước 0 độ C, chúng ta sẽ bị ngất sau 15 phút và sẽ chết sau 60 phút.
Vẻ đẹp kỳ lạ của Thổ tinh Kính viễn vọng Hubble cung cấp những bức ảnh tuyệt đẹp về Thổ tinh khi nó nằm ở vị trí quan sát rõ ràng nhất trong năm. NASA vừa công bố những bức ảnh tuyệt đẹp về sao Thổ và vành đai, được chụp bằng kính viễn vọng Hubble. Đây là một phần dự án Di sản ngoài hành tinh (OPAL) của cơ...