Kỳ lạ “hành tinh Pi” mất đúng 3,14 ngày quay quanh mặt trời
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một ngoại hành tinh quay trọn một vòng xung quanh mặt trời của nó mất đúng 3,14 ngày.
Chẳng cần phải là một người đam mê toán học bạn mới thấy số Pi kỳ diệu đúng không nào. Pi là một hằng số sử dụng trong toán học và nhiều phép tính khác, nó là tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của một vật hình tròn. Nó không bao giờ thay đổi, chính vì thế nó rất hữu ích trong toán học. Ngày 14/3 được lấy làm “Ngày số Pi” theo ba chữ số đầu tiên của Pi (3,14).
Số Pi thực ra dài vô tận, nhưng ba chữ số đầu tiên được sử dụng phổ biến nhất trong các phép toán đơn giản và trong cuộc sống thường ngày. Không những thế, thiên văn học ngày nay đang dần chứng minh sự kì diệu của Pi. Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một hành tinh có kích thước gần bằng Trái Đất và quay quanh một ngôi sao trọn một vòng mất 3,14 ngày. Nó đúng là hành tinh Pi.
Thông thường, việc phát hiện ra một ngoại hành tinh không có gì đáng để đưa tin. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật quét bầu trời đã phát hiện ra nhiều ngoại hành tinh hơn họ tưởng, nhưng lần này thì thực sự là một tin đặc biệt.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu của kính viễn vọng không gian Kepler để phát hiện và nhanh chóng nhận ra chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này giống như tính toán trên giấy. Nó có kích thước gần bằng Trái Đất và bề mặt khá lồi lõm. Mặt trời của nó là một ngôi sao lùn, yên ắng và mát mẻ hơn nhiều so với các ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta.
Tuy nhiên, ngôi sao này nhỏ và nguội không có nghĩa là môi trường trên hành tinh Pi (tên chính thức là K2-315b) cũng dễ chịu. Trên thực tế, hành tinh Pi là một nơi không dễ chịu một chút nào. Với quỹ đạo chỉ có 3,14 ngày, nó cực kỳ gần với ngôi sao của nó. Nó quay quanh quanh quả cầu lửa này với tốc độ khoảng 291.000 km/ giờ và do ở gần mặt trời nên nhiệt độ bề mặt của nó ước khoảng 176 độ C. Các nhà khoa học vui đùa nói rằng nhiệt độ này thực là hoàn hảo để nướng bánh ngọt.
Phát hiện ra những quả cầu khí khổng lồ trong vũ trụ là việc rất dễ dàng, nhưng các hành tinh càng nhỏ thì càng khó tìm thấy. Các nhà nghiên cứu nói rằng trong tương lai gần, chúng ra hoàn toàn có thể tìm thấy thêm các thế giới giống như Trái Đất (hay thậm chí là giống sao Hỏa) .
Ông Prajwal Niraula, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ của Trường đại học Công nghệ Massachussett, Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, nói rằng “với các thuật toán tốt hơn, hy vọng một ngày nào đó chúng ta có thể tìm kiếm các hành tinh nhỏ hơn, thậm chí là nhỏ như sao Hỏa”.
Tàn dư tuyệt đẹp sau cái chết của ngôi sao trong không gian sâu thẳm
Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện bằng chứng về một vụ nổ siêu tân tinh cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng.
"Trên thực tế, đây là một phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh nằm cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng", NASA cho biết.
Theo NASA, vụ nổ siêu tân tinh Cygnus ban đầu đã thổi bay một ngôi sao sắp chết từ 10.000 đến 20.000 năm trước. Sau đó, tàn tích của vụ nổ mở rộng 60 năm ánh sáng từ trung tâm của nó.
Hiện tại, sóng xung kích từ vụ nổ vẫn đang mở rộng với tốc độ khoảng 350 km/s.
Hình ảnh này là phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh Cygnus. (Ảnh: NASA)
"Sự tương tác giữa vật chất bị đẩy ra và vật chất mật độ thấp bị sóng xung kích quét qua tạo thành cấu trúc giống như tấm màn trong bức ảnh", NASA cho hay.
Siêu tân tinh là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn.
Có 2 kiểu siêu tân tinh. Ở kiểu I, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ.
Ở kiểu II, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.
Theo các nhà thiên văn học, siêu tân tinh không quá phổ biến và 2 hoặc 3 trong số chúng xuất hiện mỗi thế kỷ trong các thiên hà như Dải Ngân hà của chúng ta.
Ảnh chụp từ Hubble tiết lộ khía cạnh mới của vật chất tối Các nhà thiên văn học phát hiện vật chất tối bẻ cong ánh sáng của các thiên hà, khiến chúng bị biến dạng khi quan sát bằng kính viễn vọng. Những ngôi sao, hành tinh và các vật thể phát sáng nổi bật trên bầu trời chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vũ trụ. Trên thực tế, vật chất tối - nằm...