Kỳ lạ giếng cho sữa giữa thủ đô: Uống vào 3 ngày là căng sữa
“Bất cứ người phụ nữ nào bị tắc sữa, ít sữa đến thành tâm cầu khấn và xin nước từ chiếc giếng lạ này về uống, nấu cháo thì trong vòng 3 ngày ngực sẽ căng sữa …
Xin buổi sáng, buổi chiều ngực căng sữa
Đã từ rất lâu, với người dân Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), giếng sữa cùng ngôi miếu nằm cạnh là khu di tích rất linh thiêng, hễ bà mẹ nào đang nuôi con ít sữa, tắc sữa đến đây khấn và xin nước từ chiếc giếng về uống hoặc nấu cháo, lập tức bầu ngực sẽ căng sữa trở lại.
Đó là câu chuyện có thật vẫn diễn ra hàng ngày tại đây, mỗi ngày ngôi miếu cùng chiếc giếng nằm lặng lẽ đón tiếp biết bao bà mẹ, ông bố đến xin sữa cho con. Họ là những người trong vùng, trong huyện, thậm chí ở nhiều tỉnh thành phía Bắc lặn lội đến đây làm lễ.
Giếng Sữa cùng ngôi đền nổi tiếng với việc xin sữa.
Ngôi đền thờ thánh Mẫu.
Đồ lễ đến đây xin sữa cũng rất giản đơn, mỗi người đến đây chỉ cần mang theo cân hoa quả, vàng hương và tất nhiên không thể thiếu tấm lòng thành tâm của người đến xin sữa.
Bà Lạng chia sẻ với chúng tôi về những gì đã chứng kiến mà giếng Sữa mang lại cho người dân.
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Lạng (61 tuổi, thôn Cam Lâm, Đường Lâm) nói: “Người đến xin sữa chỉ cần đến cầu khấn bằng tấm lòng thành tâm nhất ắt sẽ có hiệu nghiệm. Ngoài ra, nếu người xin sữa sinh con trai thì đặt lễ 7 tờ tiền, còn sinh con gái thì 9 tờ”.
Nhưng để hiệu nghiệm thì người đến làm lễ đều phải để lại tất cả đồ lễ khi mang đến như hoa quả, gói bánh hay thậm chí cả chiếc bật lửa để đốt nhang, chiếc đĩa đựng hoa quả… Thấy tôi thắc mắc vì điều này, bà Lạng nói: “Rất khó giải thích nhưng đồ lễ đó sẽ là lộc lá mà ngôi miếu mang lại cho những đứa trẻ thôn Cam Lâm”.
Giếng luôn được che đậy cẩn thận, phía trên có một chiếc ca nhựa cùng vỏ một hộp sữa để lấy nước từ dưới giếng lên.
Video đang HOT
Nước giếng luôn trong vắt suốt bốn mùa.
Cụ Hải cũng cho biết: “Đợt trước có hai vợ chồng tận Hải Phòng không có sữa nuôi con dù đứa trẻ mới chỉ hơn 2 tháng. Hình như gia đình đã uống thuốc tây, thuốc nam, ăn móng giò nhưng vẫn không có sữa. Nghe mọi người nói, hai vợ chồng tìm đến đây xin sữa và ngay lập tức trong vòng 3 ngày người vợ đã căng sữa. Ít lâu sau, người chồng đến tạ lễ và hồ hởi kể lại chuyện cho chúng tôi”.
Còn một trường hợp khác được cụ Nguyễn Thanh Hải (70 tuổi) kể rằng: “Năm ngoái ở thị trấn Phùng có một cháu nhỏ bị suy dinh dưỡng nặng, đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, dù chữa trị khắp nơi cũng không khỏi. Sau này gia đình mới biết là sữa mà người mẹ cung cấp không đủ dưỡng chất cho đứa trẻ ấy. Thấy mọi người nói gia đình đã mang cả 2 mẹ con lên đây làm lễ. Hơn 1 tháng sau, 2 mẹ con trở lại tạ lễ, đứa bé trở nên kháu khỉnh đến lạ”.
Câu chuyện giữa tôi và cụ Hải bị cắt ngang bởi cô Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi), cô Nguyệt kể: “Ngày bà ngoại mới sinh tôi do không có sữa, dù năm đó trời rét cắt da cắt thịt cũng phải lặn lội từ xã bên qua đây xin sữa. Sau khi làm lễ và mang nước về nấu cháo, lập tức chiều hôm ấy bầu ngực của bà đã đầy sữa. Chính vì điều này mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Cả làng hưởng “lộc sữa” từ giếng
Giếng sữa nằm cạnh con đường mòn, đồi Nghẽn thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây), xung quanh cây cối um tùm. Giếng chỉ rộng 80cm, sâu chừng 2m, thành giếng làm từ đá ong còn nước thì luôn trong vắt suốt bốn mùa. Điều đặc biệt nhất chúng tôi phát hiện là dù giếng nằm rệ đường, đáy giếng cao hơn mực nước ruộng khoảng 80cm nhưng luôn đây ắp nước. Còn ngôi đền cũng được làm bằng đá ong, lợp ngói phủ rêu phong nhưng chỉ rộng chừng vài ba mét vuông.
Bao quanh ngồi đền nhỏ và giếng là cây cối um tùm.
Chẳng ai biết giếng sữa và ngôi đền có từ bao giờ, đến những bậc cao niên trong làng cũng không thể biết được, họ chỉ nhớ khi lớn lên đã thấy chiếc giếng và ngôi đền nằm ở đó rồi.
Đồi Nghẽn và đường vào giếng sữa.
Vào thế kỷ trước, có năm thôn Cam Lâm vào mùa hạn hán đỉnh điểm, nước trong vùng thiếu thốn, từ sông ngòi, ao chuôm đều cạn rặc. Thậm chí, những chiếc giếng đào sâu xuống lòng đất cả chục mét cũng trơ đáy, nhưng lạ kỳ chiếc giếng nằm cạnh ngôi miếu lại đầy ắp nước. Điều kỳ lạ này khiến người dân Cam Lâm vô cùng vui mừng, họ thi nhau ra giếng lấy nước về ăn uống, tắm rửa. Mặc dù chiếc giếng bé cỏn con nhưng cả thôn hàng trăm gia đình dùng nhưng chẳng bao giờ cạn nước.
Điều đặc biệt nhất đối với nước ở giếng sữa dù trải qua hàng trăm năm nhưng nước vẫn trong xanh, mát lạnh mà chẳng thể chiếc giếng nào có được.
Khi chúng tôi thắc mắc tên gọi giếng sữa có từ bao giờ thì mỗi người đưa ra một câu chuyện. Có người nói, thời xưa có một thánh mẫu không có sữa nuôi con, khi đi qua đây thấy một tia nước trồi lên, bà liền vốc nước uống lập tức có sữa cho đứa trẻ uống; người thì cho rằng tận thời Âu Cơ đưa con lên rừng, khi bà đi qua đây chọc gậy thành chiếc giếng này… Nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa thì đây đã trở thành chốn linh thiêng đối với rất nhiều người.
Trong câu chuyện với những người thôn Cam Lâm chúng tôi được biết rằng, từ xưa đến nay không có bất cứ người phụ nữ trong thôn nào bị thiếu sữa, tắc sữa hay rối loạn. Tất cả những người trong thôn đều có nguồn sữa dồi dào.
Cô Nguyệt thỉnh thoảng đến miếu và giếng để dọn dẹp vì cô tin rằng chính nơi này trước kia đã phù hộ cho bà ngoại có sữa để nuôi cô.
Nói về điều này, cô Nguyệt cho rằng: “Có lẽ phụ nữ cả thôn được hưởng lộc từ giếng nên các thần thánh phù hộ cho. Như tôi đây này, ngày xưa bà ngoại ở xã bên đẻ tôi ra phải đến xin mới được, khi tôi về làm dâu Cam Lâm thì sinh 3 cháu đề nhiều sữa lắm”.
Không chỉ các cô con dâu của Cam Lâm nhiều sữa mà những người con gái trong làng khi xuất gia khắp mọi nơi đều không hề thiếu sữa. Nhưng dù đi đâu, làm gì thì người Cam Lâm hàng năm đều đến miếu và giếng sữa thắp nén hương xem như tạ ơn vì mang lại cho họ nhiều điều may mắn.
Xin được cả sữa cho trâu bò, lợn?!
Trong câu chuyện giữa chúng tôi với người dân thôn Cam Lâm, ai cũng khẳng định rằng giếng Sữa không chỉ linh thiêng đối với người mà còn phù hộ cho cả động vật. Ví như nếu gia đình nào có trâu bò, lợn đẻ mà thiếu sữa, người nhà đến khấn rồi xách nước từ giếng về cho trâu bò, lợn, chó… là ít ngày sau có sữa liền.
“Người cũng là động vật cả mà nên thánh đều phù hộ cho. Chính vì điều này nên rất nhiều gia đình đã đến đây xin sữa cho vật nuôi và thành công”, bà Lạng, cô Nguyệt đều khẳng định điều này.
Theo người dân Cam Lâm, giếng không chỉ xin được sữa cho người mà còn xin được cho cả vật nuôi.
Riêng với việc xin sữa cho động vật chỉ diễn ra trong xã Đường Lâm, điều này lại chứa đựng những câu chuyện ly kỳ và khó lý giải.
Chia tay Cam Lâm, chúng tôi được biết rất nhiều người vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về giếng sữa. Nhưng có một thực tế là rất nhiều người hiện đã và đang tìm đến Cam Lâm để xin sữa cho con, cho vợ hoặc cho vật nuôi nhà mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Thủy, trưởng ban Văn hóa xã Đường Lâm cho hay: “Tục xin sữa tại giếng sữa thôn Cam Lâm có từ rất lâu đời, đó là một nét văn hóa tâm linh của người Đường Lâm. Người đến xin sữa thường phải đặt lễ, cúng bái trước đền rồi mới múc nước mang về đun nấu”.
Lý giải về hiện tượng lạ này, ông Thủy cho rằng: “Có thể trong nước giếng sữa tồn tại vi chất nào đó có lợi cho việc tiết sữa cho người phụ nữ nuôi con”.
Theo Afamily
Giếng cổ 200 tuổi chứa được cả trăm người
Thoạt nhìn, giếng cổ nhà ông Dự không có gì khác biệt nhưng mỗi khi nước cạn, đáy giếng lộ ra cái hang rộng cả trăm mét vuông sâu hun hút.
Thượng sĩ Lê Văn Phú (Công an Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) kể về một chiếc giếng vô cùng kỳ bí ở thôn Đông (xã An Hải) và kéo theo nó là hàng loạt những câu chuyện lạ lùng chưa có lời giải đáp. Theo sự chỉ dẫn của anh Phú, nhà ông Trần Dự, (62 tuổi, ở khu dân cư số 3, thôn Đông, An Hải) được xem là "điểm nóng" của câu chuyện giếng "lạ".
Vừa tới đầu thôn để hỏi thăm, ông Phan Thanh Tâm (61 tuổi vồn vã cho biết: "Chuyện về chiếc giếng lạ đó hoàn toàn có thật. Thật ra cái giếng này bọn tui cũng biết từ hồi nhỏ nhưng bên ngoài nó cũng bình thường như bao chiếc giếng khác trong thôn. Nhưng dưới đáy giếng có nhiều chuyện lạ kỳ lắm.
Hồi còn nhỏ, tụi tui hay đến nhà ông Dự để chơi lắm vì vườn cây ở đó quanh năm xanh mát. Lúc đó, cái giếng chưa có bờ thành nên nhiều khi bọn tui rủ nhau chui xuống dưới đó khám phá. Xuống tới nơi, ai cũng giật mình khi thấy xuất hiện một chiếc hang rộng và sâu hun hút. Cả trăm người xuống đó đứng có khi hãy còn rộng...".
Ông Dự bên giếng cổ 200 tuổi của nhà mình.
Ông Trần Dự - chủ nhân của giếng "lạ" cho biết, cái giếng này có từ thời cố nội của ông, đến nay cũng trên dưới 200 năm tuổi nên có thể gọi đây là một giếng cổ. Ngày đó, chiếc giếng này là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình ông và mấy nhà hàng xóm. Khi trước miệng giếng không có bờ và thành giếng nên gà vịt cứ thoắt cái lại rơi tọt xuống. Sau này thấy giếng sâu thăm thẳm, sợ trẻ nhỏ rơi xuống nên gia đình ông Dự đã xây chắn cẩn thận.
Khu vườn sau nhà ông Dự là nơi có chiếc giếng cổ đang tọa lạc đã mấy trăm năm. Giếng nước hơi nhỏ, bờ thành giếng cao tầm 0,5 m, bán kính giếng khoảng 0,3 m. Ông Dự cho biết chiều sâu của cái giếng tính từ đáy lên trên mặt đất khoảng chừng hơn 10 m, xung quanh được xây bằng đá vôi (nay đã phủ màu rêu xanh). Đoạn từ đáy giếng trở lên tầm khoảng 1,5 m là đất đá vôi kết lại.
Ông Dự chỉ tay xuống đáy giếng trong veo và bảo: "Mạch nước của cái giếng này nó phun từ dưới lên chứ không phải chảy ngang từ thành giếng. Ngày trước, vào mỗi mùa nước cạn, nhiều chiếc giếng trong vùng không hề có nước nhưng chiếc giếng này nước vẫn phun lên ầm ầm. Nhưng kỳ lạ ở chỗ nước tuy phun nhiều như thế nhưng nước chỉ sâm sấp nước. Sau mỗi mùa nước cạn, mạch nước phun lên thành vòi cao cả mét. Chỉ thoáng cái là giếng lại sóng sánh đầy ăm ắp nước".
Ngồi trầm ngâm trên thành giếng ông Dự kể tiếp: "Ở dưới đáy giếng nó tạo thành cái bồn rộng lắm, chắc cũng phải hết cái vườn mãng cầu này". Cũng theo ông, bồn giếng tuy rộng nhưng hơi "khiêm tốn" về chiều cao, ước chừng nó có thể chứa được cả trăm người trưởng thành nhưng phải ở tư thế đứng khom. Thêm một đặc điểm nữa là độ rộng của bồn giếng không đều mà mở rộng theo hướng tây.
Nhìn bên ngoài, giếng không có gì khác biệt so với những cái giếng thông thường. Nhưng phía đáy giếng xuất hiện một chiếc hang rộng và sâu hun hút. Cả trăm người xuống đó đứng vẫn rộng.
Tuy nhiên, theo ông Dự, đó là chuyện của cách đây đã lâu còn bây giờ thì bồn giếng bị thu hẹp do bị đất lở lấp lại. Lần ông xuống gần đây nhất cũng đã mấy năm, lúc đó ông xuống để đặt lại vòi rồng máy bơm nước, ông định chui vô để xem nhưng thấy đất lở nhiều quá nên sợ. Từ đó đến nay chưa có ai xuống giếng cả.
Lúc này thì bà Phạm Thị Tồn (84 tuổi, mẹ của ông Dự) cũng ra vườn tiếp chuyện: "Hồi cái giếng này chưa xây bờ thành nó thường hay... "nuốt" heo, gà lắm. Hồi đó, do không có bờ thành nên những vật nuôi trong nhà thường hay bị rớt xuống giếng. Những con vật này khi rớt xuống chắc chúng chui sâu tít vô hang nên chẳng tìm thấy đâu.
Cứ sau vài ngày, hễ nghe tiếng gà vịt kêu quang quác, mọi người trong gia đình tôi mới xuống "đón" chúng về. Chả biết dưới đó có gì để ăn nhưng gia cầm "dạo chơi" cả mấy ngày mà khi xuống thấy chúng cứ ung dung đứng rỉa lông cánh, tuyệt nhiên không con nào ốm yếu gì cả".
Cũng theo bà Tồn, lâu lâu đòn gánh hay thùng gánh nước rớt xuống dưới, con cháu bà tụt xuống để lấy thì những đồ vật này biến mất như chưa hề rơi xuống. Vậy mà vài hôm sau lại thấy những đồ vật này lấp loáng trong làn nước trong veo.
Theo ông Dự, trước đó, tổ tiên ông có kể lại cái giếng này được đào cùng với một đường hầm để đưa nhà sư đến tu hành ở chùa Hang. Đó là lí do vì sao mà cái bồn giếng lại rộng theo hướng tây (hướng đến chùa Hang). Hiện gia đình ông Dự vẫn đang giữ những giấy tờ liên quan đến chùa Hang và được phép trông coi ngôi chùa này.
Theo Gia đình và Cuộc sống
Nỗi đau người con gái 'quỷ đầu to, một mắt' Ngay từ khi sinh ra, Dương đã mang trên mình những dấu hiệu khác thường. Thời gian trôi qua, khối thịt thừa trên mặt ngày càng chảy xệ. Đến bây giờ, khối thịt che hết 2/3 khuôn mặt, chảy đến tận cổ, che lấp một mắt, một bên miệng. 24 năm chưa một lần nhìn thấy mặt mình Những ngày đầu năm, trong...