Kỳ lạ cơn bão sống dai nhất thế giới, tung hoành cả tháng chưa dứt
Freddy vừa lập kỷ lục mới, trở thành cơn bão nhiệt đới tồn tại lâu nhất thế giới – kể từ khi hình thành ở ngoài khơi bờ biển Úc vào đầu tháng 2 cho đến nay.
Bloomberg ngày 8-3 đưa tin cơn bão nhiệt đới Freddy đang rời khỏi bờ biển Madagascar và dự kiến đổ bộ lần thứ hai ở Mozambique trong ngày 11-3 với sức gió lên tới 190 km/giờ.
Freddy trở thành bão vào ngày 6-2 năm nay khi cách bờ biển Tây Úc hàng trăm km. Cơn bão gây mưa lớn và ảnh hưởng mạnh đến các quốc gia châu Phi. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) từng nhận xét Freddy sẽ trở thành cơn bão nhiệt đới tồn tại lâu nhất thế giới, dựa vào đường đi của cơn bão.
Ảnh chụp vệ tinh cơn bão Freddy ngày 7-3. Ảnh: NASA
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc thống kê ít nhất 21 người đã thiệt mạng sau khi Freddy gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Mozambique và Madagascar. Chính quyền địa phương ước tính khoảng 1,75 triệu người bị ảnh hưởng ở Mozambique.
Dự báo thời tiết cho thấy Freddy có thể đổ bộ Mozambique, quốc gia có 32 triệu dân, lần thứ hai vào cuối tuần này. Trước đó, cơn bão ập vào Mozambique ngày 24-2.
Đường đi của cơn bão Freddy. Ảnh: Wikimedia Commons
Hiện tại, Freddy đã phá kỷ lục cơn bão tồn tại lâu nhất thế giới do cơn bão John nắm giữ. Năm 1994, John di chuyển qua phía Đông và phía Tây Thái Bình Dương trong hơn 31 ngày.
Miền Nam châu Phi đối mặt với nguy cơ lũ lụt sau bão Freddy
Sau 4 ngày hứng chịu mưa lớn và gió mạnh do bão Freddy khiến hơn 300 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải sơ tán, các cộng đồng địa phương và nhân viên cứu trợ ở miền Nam châu Phi vẫn đang phải đối mặt với hậu quả cơn bão.
Dù bão Freddy đã tan trên đất liền vào tối 15/3, song các trung tâm theo dõi thời tiết cảnh báo các nước ở khu vực miền Nam châu Phi vẫn đối mặt với nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất. Thống kê cho thấy số người thiệt mạng do bão Freddy tại khu vực miền Nam châu Phi đã lên tới hơn 300 người và dự báo con số này có thể tiếp tục tăng khi nhà chức trách Mozambique vẫn đang đánh giá thiệt hại do bão gây ra. Theo thông báo ngày 15/3 của giới chức Mozambique, ít nhất 53 người đã thiệt mạng riêng tại tỉnh Zambezia, cao hơn gấp đôi so với thống kê trước đây. Hiện 50.000 người vẫn đang phải sơ tán.
Ngôi nhà bị hư hại do bão Freddy tại Blantyre, Malawi ngày 14/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tại Malawi, bão Freddy đã cướp đi mạng sống của ít nhất 225 người, khiến hàng trăm người bị thương và mất tích. Khoảng 88.000 người ở Malawi đã phải sơ tán và một số khu vực ở nước này vẫn đang bị chia cắt. Tổng thống nước này Lazarus Chakwera tuyên bố quốc tang trong 14 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ.
Trước khi đổ vào Mozambique lần thứ hai, cơn bão cũng khiến ít nhất 27 người thiệt mạng ở Madagascar and Mozambique.
Mưa lớn không dứt và mất điện đã cản trở công tác tìm kiếm và cứu nạn trong bối cảnh bão Freddy gây lũ lụt nghiêm trọng, cuốn trôi nhiều tuyến đường và nhiều ngôi nhà ngập trong bùn, nước.
Bão Freddy đầu tiên hình thành gần Australia hồi đầu tháng 2 và di chuyển khắp Nam Ấn Độ Dương, trước khi hoành hành ở Eo biển Mozambique. Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc đã triệu tập một hội đồng chuyên gia để xác định xem liệu đây có phải là cơn bão dài nhất trong lịch sử hay không. Cơn bão dài nhất trước đó là bão John, kéo dài 31 ngày vào năm 1994.
Malawi: 225 người thiệt mạng do bão Freddy Theo thông báo mới nhất vào ngày 15/3 của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Malawi, số nạn nhân thiệt mạng trong cơn bão Freddy - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ vào châu Phi - đã lên tới 225 người. Khu vực bị bão Freddy tàn phá tại Blantyre, Malawi ngày 14/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN Cơn bão cũng đã khiến trên...