Kỳ lạ cô gái trẻ mắc chứng ‘mù mặt’, không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai
Mắc căn bệnh lạ, người phụ nữ có tên Lena Ash, 29 tuổi không thể nhận ra bất cứ khuôn mặt nào, kể cả bản thân cô.
Bạn có thể tưởng tượng đến khoảnh khắc bạn nhìn vào gương nhưng không thể nhận ra người đang nhìn là chính mình. Đó là điều mà người phụ nữ Nga, Lena Ash, 29 tuổi đang trải qua vì mắc căn bệnh lạ.
Chứng mệnh là Lena mắc có tên prosopagnosia, khiến người bệnh không thể nhận ra khuôn mặt, hay có có thể nói là ‘mù mặt’.
Người phụ nữ 29 tuổi mới mắc chứng bệnh lạ vào năm ngoái. Nhưng từ nhỏ, Lena đã gặp vấn đề trong việc nhận diện khuôn mặt. Cô có nói chuyện với bố mẹ về vấn đề này nhưng không đem lại hiệu quả.
Ngay cả những bác sĩ mà cô đến điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, huyết áp thấp, buồn nôn cũng không tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của Lena. Đôi khi, Lena cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.
Video đang HOT
Cho đến năm ngoái, cô gái với biết được nguyên nhân gây ra chứng bệnh kỳ lạ của bản thân mình, cô ấy muốn nói ra để những người mắc bệnh khác biết rằng họ không cô đơn.
Khi nói chuyện với ai đó, Lena có thể nhìn thấy khuôn mặt của họ rất rõ ràng nhưng ngay khi họ rời đí, cô đã quên mất họ trông như thể nào.
Lena Ash mắc chứng ‘mù mặt’ không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai
Phần bộ não của chúng ta được lập trình để ghi nhớ về những người chúng ta đã gặp, giúp ta nhận ra họ dễ dàng hơn trong lần tới nhưng bộ não của cô ấy không tạo ra lưu trữ về khuôn mặt của bất cứ ai, kể cả cô ấy.
Lena Ash chia sẻ rằng: “Tôi sử dụng một số mẹo để cố gắng nhận ra khuôn mặt chính mình. Khi tôi nhìn vào gương hay bức ảnh của bản thân, tôi biết được ai đang đứng trước mặt minh qua vị trí nốt ruồi trên lông mày, hình dạng tóc, vết sẹo trên cằm và dáng mũi. Tôi biết biết đặc điểm khuôn mặt và có thể nhớ trong đầu”.
Cô cũng phải nhớ những đặc điểm của người khác khi gặp mặt. Cô tập trung vào một số đặc điểm khó sửa đổi thay thế như nốt ruổi nổi bật, vết sẹo, hình xăm hay mũi bị biến dạng. Cô không chú ý nhớ về quần áo, râu tóc vì điều này có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ như chồng cô lúc cạo râu và để râu là hai người hoàn toàn khác trong mắt cô.
Cô gái trẻ người Nga này cũng phải tự học cách nhận ra giọng nói mọi người để phân biệt. Trong khi mọi người nhận ra nhau nhờ khuôn mặt thì Lena phân biệt mọi người bằng giọng nói. Vì đây là đặc điểm chính xác nhất mà cô có thể dựa vào.
Ví dụ như khi đón con trai từ trường mẫu giáo, thực sự hữu ích với cô khi nghe tiếng con gọi mẹ
Lena thừa nhận việc sống chung với chứng prosopagnosia không hề dễ dàng. Trong những tình huống mà hầu hết mọi người có thể coi là bình thường chằng hạn như gặp người quen cũ, bạn học cũ tình cờ gặp trên đường để trò chuyện, thì lại là vấn đề lớn với cô. Đơn giản vì cô không thể nhận ra người đang nói chuyện cùng với mình.
Lena nói: “Một số người coi tôi là kiêu ngạo vì tôi không chào hỏi họ khi đi ngang qua nhau trên phố nhưng thực ra là vì tôi không nhận ra họ. Một số người không tin khi tôi nói về tình trạng của mình. Tuy nhiên vẫn có nhiều người hiểu và hỏi làm thế nào tôi sống mà không thể nhận ra khuôn mặt mọi người”.
May mắn, cô gái nhiều nghị lực vẫn cố gắng suy nghĩ tích cực sống với căn bệnh ‘mù mặt’.
Prosopagnosia không có cách chữa trị hoặc điều trị, những người mắc phải chỉ có thể dựa vào một loạt các kỹ thuật để cải thiện trí nhớ cũng như các kỹ năng vận động tinh để phát triển bán cầu chịu trách nhiệm nhận dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện tốt những kỹ thuật này.
Lena Ash chia sẻ: “Tôi ước gì các bác sĩ đưa ra một giải pháp có thể giúp tôi ổn định tình trạng, chữa khỏi thì càng tốt. Tôi sợ rằng 10 năm nữa tôi sẽ không thể nhận ra ai cả”.
Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Chọn giờ tắm hợp lý, tắm đúng cách cũng là để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi. Dưới đây là một số lưu ý về vấn đề này.
Không tắm khuya: Cần tránh tắm khuya để giảm thiểu các bệnh về xương khớp, đau mỏi. Khi trời vào thu, về tối thường lạnh, dù tắm trong phòng kín thì vẫn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, mỏi cổ vai gáy, co mạch máu gây rối loạn tiền đình, tai biến, đột quỵ, thậm chí tử vong. Do đó, mỗi người, đặc biệt với người già, trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, cần tắm trước 8h tối.
Không tắm khi quá đói hoặc quá no: Nếu tắm khi quá đói, khi đó lượng đường trong máu giảm tối đa, người huyết áp thấp rất dễ bị hoa mắt chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Người tắm khi vừa ăn no thì dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Thời điểm thích hợp nhất để tắm là trước khi ăn cơm 1 giờ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Không tắm khi vừa đi ngoài trời: Việc tắm rửa ngay khi vừa đi ngoài trời về, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, rất có hại cho sức khỏe bởi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể gây ra chứng bệnh cảm lạnh, tụt huyết áp, ngất xỉu... Do đó, khi về nhà, cần nghỉ tối thiểu 20 phút rồi mới tắm.
Không tắm sau khi vừa tập thể dục: Các khối cơ, nhiệt độ, nhịp tim sau khi tập thể dục vẫn giữ mức độ hoạt động mạnh hơn so với bình thường, nếu tắm ngay lúc này sẽ khiến các lỗ chân lông giãn nở, co mạch máu, khí huyết khó lưu thông, nguy cơ xảy ra đột quỵ là rất cao. Sau khi tập thể dục hay hoạt động mạnh, cần nghỉ ngơi 30 phút trước khi tắm.
Bệnh Glaucoma dễ gây mù loà: Phòng và trị thế nào? Bệnh Glaucoma (miền Nam gọi là cườm nước, miền Bắc gọi là thiên đầu thống) hay chứng tăng nhãn áp là một tình trạng nơi thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không có triệu...