Kỳ lạ chú mèo có… 2 gương mặt
Một gia đình ở bang Oregon (Mỹ) vừa chào đón một đàn mèo con, trong đó có một chú mèo đặc biệt: Có 2 gương mặt trên 1 đầu.
Kyla King, chủ của chú mèo 2 mặt sống tại một nông trại ở Albany, cho biết chú mèo mẹ 1 năm tuổi đã sinh 6 mèo con vào thứ Tư (20/5) vừa qua và cô bất ngờ khi phát hiện 1 chú mèo con có 2 miệng, 2 mũi và 4 mắt.
Hiện tượng hiếm gặp này là một dị tật bẩm sinh do hội chứng sọ trùng lặp gây ra (trong đó khuôn mặt được nhân đôi, là kết quả của sự tham gia giữa hai thai riêng biệt). Ở thời cổ đại, những con mèo như thế này được gọi là mèo Janus – tên 1 vị thần La Mã cổ đại có 2 gương mặt.
Cô Kyla gọi chú mèo 2 mặt này là Biscuit. Biscuit bị mẹ chối bỏ nên cô phải cho nó ăn và sẽ đưa đi bác sĩ thú y để xem nó có khả năng sống sót hay không.
Mèo 2 mặt thường khó sống được vài ngày nhưng đôi khi nó có thể sống được tới vài năm nếu nội tạng không bị tác động bởi đột biến gene.
Một chú mèo 2 mặt có tên Frank và Louie (bang Massachusetts) đã từng được ghi vào Kỷ lục Guinness vì sống được 15 năm.
Khúc gỗ dựng trên mặt hồ suốt 120 năm
Thay vì nằm ngang, thân cây 450 năm tuổi lại dựng đứng trên hồ nước trong xanh ở bang Oregon, khiến không ai có thể lý giải.
Thân cây nổi thẳng đứng trên mặt hồ Crater, Mỹ, trong khi không có gì neo giữ nó bên dưới mặt nước. Ảnh: Markgozynski.
Lần đầu tiên thân cây nổi tiếng, được đặt tên "Old man of the lake" (tạm dịch: ông lão của hồ nước), được nhà địa chất kiêm nhà thám hiểm Joseph Diller, phát hiện năm 1896 tại hồ Crater, trên miệng núi lửa ở bang Oregon.
5 năm sau, Diller quan sát thấy khúc gỗ này đã không còn ở vị trí ban đầu lúc được phát hiện. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy thân cây có thể di chuyển hơn 6 km chỉ trong một ngày, dù thiếu lực tác động. Nó đã làm được điều đó như thế nào đến nay vẫn là bí ẩn. Nhưng bí ẩn chỉ là một trong số những điều kỳ diệu về "ông lão".
Thân cây dài tới 9 m, đường kính khoảng 61 cm. Việc xác định niên đại bằng carbon cho thấy "ông lão" ít nhất 450 tuổi và 120 năm trong số đó đã nổi nhấp nhô theo chiều dựng đứng trên mặt nước hồ Crater - hồ sâu nhất nước Mỹ và sâu thứ chín trên thế giới.
Theo Viện nghiên cứu hồ Crater, lời giải thích hợp lý nhất cho việc thân cây có thể nổi thẳng đứng là vì khi nó trượt xuống nước cách đây hơn một thế kỷ, rễ của nó có thể bị mắc kẹt trong một tảng đá, tạo thành điểm neo tự nhiên. Khi rễ cây được giải phóng khỏi đá, phần gỗ ngập nước đã trở nên bão hòa, khiến nó đặc hơn và nặng hơn phần khô trên bề mặt.
Tuy nhiên, vẫn chưa ai biết lời giải thích trên có phải là sự thực hay không. Làn nước trong vắt của hồ Crater giúp các nhà quan sát có thể nhìn tới tận rễ cây, và ở đó, không có dấu hiệu của bất kỳ tảng đá nào, cũng như không ai có bằng chứng về việc rễ của cây bị mắc kẹt trong đá.
Khúc gỗ đủ sức chịu lực của một người đứng lên trên (trái) và khúc gỗ được chụp ngày 13/9/2005 (phải). Ảnh: Wiki.
Ngoài ra, những người mê tín cũng cho rằng "ông lão" có sức mạnh siêu nhiên, ảnh hưởng đến thời tiết địa phương. Năm 1980, khi các nhà thám hiểm dùng tàu ngầm để khám phá hồ, họ đã buộc khúc gỗ bên cạnh một hòn đảo để tránh tai nạn hàng hải trong quá trình nghiên cứu. Ngay khi "ông lão" bất động, thời tiết lập tức chuyển giông bão và có tuyết khi mới tháng 8. Đến khi thân cây được thả ra, bầu trời liền trong xanh trở lại.
Ngày nay, những thắc mắc về "ông lão" vẫn chưa được giải đáp nhưng nhờ nó, hồ Crater trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Kỳ lạ hiện tượng hàng trăm con dơi đang bay thì rơi xuống đất giữa ban ngày Những con dơi ở Ấn Độ rơi tự do giữa ban ngày và hấp hối trên mặt đất nóng bỏng đang là hiện tượng khiến người dân trong vùng lo ngại. Hình ảnh con dơi hấp hối cắt ra từ clip Những con vật đáng thương nằm la liệt trên vùng đất ở phía bắc của bang Uttar Pradesh khiến dân các làng...