Kỳ lạ bộ tộc chỉ ngủ 20 phút mỗi ngày, không thể đếm từ 1 đến 10
Sống sâu trong những cánh rừng rậm Amazon, bộ tộc Pirahã được coi là bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới nhờ cuộc sống đơn giản đến lạ kỳ.
Sống biệt lập với thế giới bên ngoài và sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm.
Ẩn sâu trong những cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil là bộ tộc Pirahã với dân số khoảng 800 người. Họ là nhóm nhỏ duy nhất còn sót lại của người Mura, được biết đến như người canh giữ vùng sông Maici ở Humaitá và Manicoré ở bang Amazonas.
Cuộc sống của bộ tộc Pirahã không tồn tại tội phạm, trộm cắp, bạo lực. Họ sống vui vẻ và say sưa hát hò, nhảy múa bất kể ngày đêm.
Trẻ em nơi đây chơi với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, động vật thay vì những món đồ chơi thông thường.
Đặc biệt, người Pirahã sống bằng ý niệm, không trói buộc nhau bởi những luật lệ hà khắc. Do đó, họ còn được coi là bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới.
Các thành viên trong bộ tộc Pirahã sống biệt lập với thế giới bên ngoài và sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm. Họ có thể nhớ tên gọi và đặc điểm của hàng nghìn loài động thực vật. Bộ tộc Pirahã sống trong những túp lều đơn sơ, chỉ có vài dụng cụ nấu nướng cơ bản và không lưu trữ thực phẩm.
Video đang HOT
Người Pirahã không hề có khái niệm về những con số lớn hơn 2. Tất cả hệ số của bộ tộc này chỉ là “một”, “hai” và “nhiều”. Hệ đếm của bộ tộc Pirahã chỉ gồm những từ ước lượng. Theo đó, từ “một” của họ đôi khi còn mang nghĩa “một ít”.
Mỗi ngày, người Pirahã chỉ ăn 1 – 2 bữa. Họ cũng không sử dụng ngày tháng hay bất cứ loại lịch nào. Họ không có khái niệm quá khứ hay tương lai, chỉ có hôm nay hoặc không bao giờ.
Đặc biệt, các thành viên bộ tộc Pirahã ngủ rất ít, chỉ khoảng 20 phút mỗi ngày. Bởi họ tin rằng, nếu ngủ nhiều, thần linh trên cao sẽ tước đi mọi quyền lực của họ.
Bộ tộc Pirahã chỉ ăn 1 – 2 bữa, ngủ khoảng 20 phút mỗi ngày
Không những vậy, bộ tộc Pirahã chỉ có khái niệm màu sắc đơn giản, chủ yếu phân biệt màu sắc theo 2 gam màu tối và sáng. Khái niệm về vẽ xa lạ với họ, khi được yêu cầu vẽ một người, động vật, cây hoặc sông, thì họ chỉ có thể vẽ những đường đơn giản.
Ngôn ngữ của người Pirahã vô cùng đặc biệt và khó học, mặc dù chỉ có 3 nguyên âm và 7 phụ âm. Họ không có chữ viết và không có bảng chữ cái. Họ sử dụng 3 đại từ và hầu như không sử dụng bất cứ từ nào liên quan đến thời gian, không chia động từ quá khứ, hiện tại, đặc biệt là không có mệnh đề phụ.
Theo một nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy), một người không thuộc bộ tộc nguyên thủy này nếu có trí nhớ ở mức trung bình thì phải mất 10 năm mới có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pirahã.
Trong mối quan hệ gia đình, Bộ tộc Pirahã không chia thứ bậc mà chỉ có bố mẹ, con cái và anh chị em. Họ không có tài sản hay có định kiến gì. Niềm tin của họ về giấc mơ và thực tế quan trọng ngang nhau.
Bộ tộc Pirahã cứ 7 năm lại đổi tên một lần. Mặc dù không thể đếm tới 10 hay thậm chí không thể nhớ tên ông bà tổ tiên, nhưng những điều đó vẫn không làm họ ngưng hạnh phúc. Bởi bộ tộc Pirahã tâm niệm: Ai trên đời sinh ra cũng phải sống cho hiện tại, đó mới là điều quan trọng nhất.
Hủ tục khiến nhiều người phẫn nộ: Chú rể 6 tuổi cưới 'cô dâu cún'
Chỉ mới 6 tuổi, bé trai đã bị bố mẹ ép cưới vì một lý do vô cùng vô lý và khó tin.
Theo tờ New Indian Express của Ấn Độ, một đám cưới vô cùng kỳ lạ đã diễn ra mới đây, thu hút sự chú ý của nhiều người. Đám cưới này được tổ chức hôm 22/1 vừa qua tại làng Dadusahi, gần khu Sukruli, thuộc quận Mayurbhanj, bang Odisha, Ấn Độ. Tại đây, một bé trai 6 tuổi đã bị bố mẹ ép cưới, mà đối tượng kết hôn lại là... một chú chó. Ngoài ra, một người em trai mới biết đi của bé trai này cũng bị ép cưới giống anh mình.
Theo đó, bộ tộc người Ho ở vùng này có một truyền thống văn hóa tín ngưỡng là gả con cái của mình cho chó, với 2 bé trai được coi như chú rể còn một chú chó được coi như cô dâu.
Cặp vợ chồng có tên Deben Chattar và Noren Purty đã quyết định tổ chức "lễ thành hôn" của đứa con trai 6 tuổi và một đứa con trai nữa chỉ mới biết đi, cho một chú chó. Đám cưới được tổ chức ngay tại ngã ba đường trước sự chứng kiến của nhiều người thân, bạn bè và hàng xóm.
Vợ chồng Deben Chattar và Noren Purty quyết định tiến hành đám cưới kỳ lạ này sau khi nhận thấy 2 con trai của mình bắt đầu mọc răng. Đây được coi là điềm xấu theo tín ngưỡng của họ. Vì vậy, để xua đuổi "tà ma" và vận đen, họ phải tổ chức đám cưới cho con trai mình với một chú chó. Đây là truyền thống đã được nhiều thế hệ trong cộng đồng của họ tiếp nối trong nhiều năm.
Chia sẻ trên Kaling TV, người mẹ của bé trai nói: "Chúng tôi thực hiện hôn lễ này vì nó sẽ giúp chúng tôi phá giải mọi lời nguyền có thể giáng xuống đầu đứa trẻ và cả gia đình".
Trong đám cưới, gia đình "cô dâu", tức người sở hữu chú chó, đã rửa chân cho các vị khách như một sự tôn trọng. Sau khi hôn lễ kết thúc, những người tham dự đám cưới sẽ đi qua đường và vuốt ve chú chó này để cầu may. Sau đó, họ cùng nhau uống một loại bia gạo để chúc mừng.
Kết thúc đám cưới, chú rể sẽ được trải qua một đám rước quanh làng khi mọi người cùng nhau nhảy theo một bài hát truyền thống.
Dù "cô dâu" chỉ là một chú chó nhưng phía nhà trai vẫn sẽ hỗ trợ một số tiền để nhà gái tiến hành hôn lễ. Đây được coi như quà cưới mà chú rể và nhà trai muốn tặng cho "cô dâu" và nhà gái.
Tuy đây là phong tục truyền thống lâu đời nhưng sự việc trên lại gây nên làn sóng phản đối dữ dội trên cộng đồng mạng Ấn Độ. Nhiều người cho rằng việc để một đứa trẻ kết hôn với chó chỉ vì mọc răng là quá vô lý và khó hiểu, thậm chí là mê tín dị đoan, cần loại bỏ ngay quan niệm và hình thức này, tránh ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ.
Thực chất, đây không phải đám cưới giữa người với một chú chó đầu tiên tại Ấn Độ. Hồi đầu năm 2016, một bé trai tên Mukesh Kerayi, 7 tuổi, sống tại bang Jharkhand, cũng bị ép kết hôn với một chú chó để xua đuổi vận đen, đem lại may mắn trong tương lai.
Đây được coi là một truyền thống, tập tục lâu đời tại nhiều cộng đồng và bộ lạc ở Ấn Độ. Người ta cho rằng việc kết hôn với động vật, thậm chí là với cây cối, sẽ giúp con người xua đuổi những điều xui xẻo. Những hôn lễ như thế này thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 21/1 hàng năm.
Trong nhiều năm qua, những hôn lễ như thế này đã bị chính phủ Ấn Độ ngăn cấm vì đây là hành vi mê tín dị đoan sai trái. Người dân tại các vùng nông thôn, bộ lạc cũng đã được giáo dục, tuyên truyền, tuy nhiên bất chấp những nỗ lực đó, nhiều cộng đồng tại Ấn Độ vẫn tiếp diễn các đám cưới kỳ lạ vì quan niệm tín ngưỡng khó bỏ.
Lạ lùng chuyện làm đám ma giả để sống tốt hơn ở Thái Lan Nhiều người Thái đã tìm đến những ngôi chùa để tổ chức đám tang giả với hi vọng có thể lấy được may mắn. Những người tham gia làm đám ma giả để tìm 'cuộc sống mới' ở Thái Lan Trong một ngôi chùa ở ngoại ô Bangkok, những người tham gia nghi lễ hàng ngày cầm một bó hoa và nằm xuống...