Kỳ lạ bệnh viện triệu đô, view vịnh Hạ Long bị “bỏ quên” trên đồi suốt 10 năm
Bệnh viện đa khoa quốc tế Hạ Long ( Quảng Ninh) nằm trên một sườn đồi, “view” hướng vịnh Hạ Long. Bệnh viện có tổng mức đầu tư gần 70 triệu USD nhưng nhiều năm nay nằm “đắp chiếu”, cỏ dại mọc um tùm.
Đứng trên đỉnh đồi Hùng Thắng, phường Hùng Thắng (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) nhìn xuống thấy Bệnh viện đa khoa quốc tế Hạ Long khá đồ sộ giữa những bụi cỏ lau mọc um tùm. Bệnh viện mặt hướng vịnh Hạ Long nhưng nhiều năm không hoạt động, bỏ hoang mặc cỏ dại mọc
Ông Lê Văn Toàn (phường Hùng Thắng) cho biết, bệnh viện được xây dựng đã được gần 10 năm nay. Tuy nhiên, bệnh viện không hoạt động, cỏ dại mọc um ùm với đủ loại côn trùng cư ngụ làm ảnh hưởng mỹ quan thành phố, ảnh hưởng đến kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long. Mùa mưa đất đá còn sạt xuống khu dân cư bên dưới.
Theo quan sát của PV, nhìn từ trên đỉnh đồi xuống thấy dự án gồm 1 tòa nhà chính cao 4 tầng đã xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm che khuất tầm nhìn từ bệnh viện xuống biển. Bao quanh đồi Hùng Thắng hay xa hơn là hướng vịnh Hạ Long nhiều toà nhà hiện đại đã và đang dần hình thành
Trên đường lên cỏ dại mọc um tùm. Bao quanh bệnh viện là bức tường kiên cố nhằm tránh sạt lở.
Thỉnh thoảng mới thấy một bóng người qua lại.
Video đang HOT
Dự án Bệnh viện quốc tế Hạ Long được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án từ đầu năm 2003, do Công ty TNHH Bệnh viện quốc tế Hạ Long làm chủ đầu tư. Diện tích đất được giao là 37.865 m2, tổng kinh phí 69 triệu USD. Theo dự kiến, bệnh viện đi vào hoạt động từ quý IV năm 2018. Thế nhưng dự án mới chỉ được xây dựng được 4/26 hạng mục công trình. Trong ảnh là toà nhà chính 4 tầng đang đóng cửa, xuống cấp trầm trọng.
Năm 2012, sau khi bị thanh tra của Sở Y tế Quảng Ninh và Công an tỉnh Quảng Ninh xử phạt vì hành nghề khám, chữa bệnh “chui”, Bệnh viện đa khoa quốc tế Hạ Long dừng hoạt động. Từ đó đến nay, dự án “bệnh viện triệu đô” bỏ hoang. Trong ảnh: Trung tâm chống độc, nhiễm khuẩn của dự án nằm phơi nắng mưa.
Các khu nhà hoang tàn theo thời gian.
Công trình bụi bẩn phủ đen kịt
Vật tư trong các toà nhà hư hỏng, bụi phủ kín.
Hiện tại bệnh viện chỉ có một người trông coi.
Tuyến kè dự án đã bị sạt lở gây mất an toàn cho khu dân cư phía dưới.
Ngày 18/11/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn giao cho Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, rà soát các hồ sơ có liên quan. Nếu trường hợp chủ đầu tư vi phạm đầu tư thì báo cáo UBND tỉnh chấm dứt hoạt động đầu tư, thu hồi chủ trương đầu tư đối với dự án theo quy định.
6 giờ căng thẳng cứu người đàn ông mang khối u khổng lồ trên mặt 10 năm
Nam bệnh nhân L.Q.K (54 tuổi, ngụ TP.HCM), làm nghề chạy xe ôm, mang khối u nặng hơn 1kg trên mặt suốt 10 năm, khối u luôn trong tình trạng căng tức, xuất hiện dấu hiệu hoại tử.
Cách đây vài ngày, khối u bắt đầu lở loét, ngày 24.6 dịch mủ không ngừng tuôn trào, ê kíp Bệnh viện JW khẩn trương cấp cứu cứu bệnh nhân.
6 tiếng chạy đua giành lại sinh mạng bệnh nhân
Trước khi phẫu thuật, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung (Bệnh viện JW) thực hiện đo vẽ xác định trước các đường mạch máu, dây thần kinh để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân. Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, ca phẫu thuật cấp cứu chính thức bắt đầu lúc 6 giờ sáng 24.6. Do khối u khổng lồ nằm chèn ngang cổ bệnh nhân nên ê kíp cử một nhân viên điều dưỡng giữ điểm tựa đầu xuyên suốt cho bệnh nhân nhằm tránh trường hợp khó thở.
"Khối u vỡ, nhét gạc chặt cầm máu nhanh", y lệnh của bác sĩ phẫu thuật vừa dứt thì bác sĩ gây mê tiếp lời "buông tay, đặt nội khí quản, oxy tụt 80%". Monitor không ngừng báo động.
Theo ê kíp phẫu thuật, khó khăn của ca phẫu thuật là khối u đã phát triển quá lâu, quá sức chịu đựng của một người bình thường. Bên trong khối u có thể chỉ là một khối máu đông khổng lồ, nhưng cũng có thể bầy nhầy mô thịt, thậm chí là xương hoại tử.
Khối u khổng lồ trên gương mặt bệnh nhân trước phẫu thuật. Ảnh BVCC
Mất máu hay thiếu oxy bệnh nhân đều có thể tử vong
Theo bác sĩ Tú Dung, bệnh nhân nhập viện trong trong tình trạng khối u đã vỡ, dòng máu đỏ ồ ạt tuôn trào ướt đẫm miếng gạc y tế. Gần 100 miếng gạc y tế cũng không đủ để ngăn dòng màu tuôn xối xả.
Không thể để bệnh nhân rơi vào nguy kịch hơn, bác sĩ Tú Dung chỉ đạo ê kíp dùng mặt nạ bơm oxy qua miệng trước, dùng gạt chèn ép cầm máu, nhanh tay đặt ngay nội khí quản. Khó khăn phát sinh khi ê kíp không thể tìm thấy đường vào thanh môn (đường thở) của bệnh nhân, do khối u nặng gần 1kg đã chèn ngang.
Ê kíp gây mê hồi sức gồm hai bác sĩ chuyên môn phải căng mắt, dùng hết sức lực để cảm nhận, nhanh chóng tìm đường đặt nội khí quản nhanh nhất. Bệnh nhân không thể chờ lâu hơn được nữa.
"Nâng huyết áp, nâng oxy", một bác sĩ hô to. SpO2 từ 90% tụt xuống 60%, huyết áp tụt và điện tim mờ dần. Dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đang hết sức nguy kịch.
Ngay lúc cả ê kíp cảm giác như rơi vào bế tắc nhất, thông báo từ trưởng khoa Gây mê Hồi sức như giải tỏa mọi căng thẳng: "Tìm ra rồi...". Ê kíp đã tìm được đường vào thanh môn để đặt nội khí quản thành công. Những tia hy vọng đã bắt đầu le lói.
Ê kíp căng thẳng trong ca phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh BVCC
Bác sĩ Tú Dung yêu cầu điều dưỡng nhanh chóng tiêm trực tiếp dịch truyền, tiêm thẳng Adrenaline, liên hệ với các bệnh viện đa khoa hỗ trợ 4 đơn vị máu vì bệnh nhân mất máu quá nhiều.
Ngay khi đảm bảo mọi dấu hiệu sinh tồn đều bình thường, cả ê kíp tiếp tục bước vào hành trình kiểm soát cầm máu. Ê kíp bắt đầu thăm dò toàn bộ phẫu trường, cắt lọc từng khối hoại tử, cắt bỏ từng đoạn xương thối rữa, gắp nhặt từng mô tuyến nước bọt vỡ vụn.
Ròng rã suốt 6 tiếng đồng hồ, ca đại phẫu cấp cứu đầu tiên cho bệnh nhân đã thành công vượt mong đợi.
Hiện tại, bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, da dẻ hồng hào, khối u đã chính thức được loại bỏ.
Bộ Nội vụ yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng việc dôi dư hơn 5.700 biên chế "Không tỉnh nào có tình trạng thế này. Đây là phát sinh duy nhất trên toàn quốc, không giải quyết được, làm rõ thì rất căng", Bộ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá, đồng thời yêu cầu TP.HCM giải trình kỹ lưỡng về việc dôi dư biên chế. Tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ chiều qua (23.6), Giám đốc Sở Nội...