Ký khống hợp đồng để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Sau 1 ngày xét xử, hôm qua (27-3), TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn (SN 1960, trú ở cụm 5, phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyên đơn dân sự là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Quang Minh (gọi tắt là Vietinbank Quang Minh).
Đối tượng Nguyễn Văn Sơn
Quá trình xét xử đã làm rõ, Nguyễn Văn Sơn vốn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP giấy Việt Hoa (Công ty giấy Việt Hoa) từ năm 2004. Ngoài ra, Sơn còn thành lập và điều hành thêm 10 doanh nghiệp khác, trong đó có Công ty TNHH thương mại và sản xuất giấy Tứ Liên (Công ty Tứ Liên) và Công ty TNHH Một thành viên bao bì Phú Sinh (Công ty Phú Sinh). Ngày 27-10-2010, Sơn chỉ đạo Công ty Phú Sinh ký hợp đồng thương mại mua của một công ty ở Trung Quốc dây chuyền sản xuất khăn giấy ướt với tổng giá trị hơn 5,5 tỷ đồng và chuyển về lắp đặt tại Công ty Tứ Liên. Để Công ty Tứ Liên vay được nhiều tiền của Vietinbank Quang Minh, Sơn thuê một đối tượng (không rõ lai lịch) làm giả bộ tờ khai hải quan, đồng thời nhờ công ty bên Trung Quốc ký khống lại hợp đồng, kèm theo chứng từ liên quan về vụ mua bán dây chuyền sản xuất để nâng tổng giá trị hợp đồng lên thành hơn 23 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau đó, Sơn tiếp tục chỉ đạo 2 công ty trên lập khống hợp đồng mua bán hàng hóa với tổng giá trị hơn 73,7 tỷ đồng. Với những hợp đồng khống đó, cựu Giám đốc Công ty giấy Hoa Việt đã chỉ đạo Công ty Tứ Liên lập bộ hồ sơ đề nghị Vietinbank Quang Minh cho vay 35 tỷ đồng và dùng dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, Sơn còn mượn một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một người thân ở Mê Linh (trị giá gần 1 tỷ đồng) để thế chấp cho khoản vay 25 tỷ đồng đối với Vietinbak Quang Minh. Tuy nhiên, sau khi dây chuyền sản xuất khăn giấy ướt được nhập khẩu về Việt Nam, Sơn đã chỉ đạo các công ty do đối tượng quản lý bán cho một doanh nghiệp khác. Toàn bộ số tiền này, cựu Giám đốc Công ty giấy Việt Hoa sử dụng hết vào mục đích cá nhân mà không hoàn trả cho Vietinbank Quang Minh.
Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án cùng lời khai của bị cáo và bị hại, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định cáo trạng truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Từ đó, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Văn Sơn 20 năm tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng đánh tài xế tại cổng BV Việt Đức
Ngày 26/3, CA quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đã ra lệnh bắt khẩn cấp Trần Quốc Hiệp (SN1979, trú tại 39 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm); Nguyễn Văn Tùng (SN 1981, quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, đang tạm trú tại Tứ Liên, quận Tây Hồ) và Cù Chí Quang (tức Tuấn, SN 1977, trú tại Trung Phụng, Đống Đa).
3 đối tượng Hiệp, Tùng, Quang (từ trái qua)
Trước đó, khoảng 19h30 ngày 23/3, anh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1986, trú tại Tam Quang, Tương Dương, Nghệ An), là nhân viên Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Nghệ An lái xe chở bệnh nhân đã tử vong từ phòng cấp cứu của BV Việt Đức để về Nghệ An.
Khi xe ra đến cổng BV thì bảo vệ Phạm Thế Phương (sinh năm 1978, trú tại tổ 45 Định Công, quận Hoàng Mai) hỏi giấy ra viện và thu tiền phí xe ra vào viện.
Anh Thông đưa cho Phương xem giấy báo tử và 20.000đ tiền phí để xe ô tô trong BV. Phương tỏ thái độ không bằng lòng nhưng vẫn cầm tiền và cho anh Thông qua.
Đúng lúc này, Hiệp và Tùng vừa đi uống rượu về đến cổng viện, thấy anh Thông trả thiếu tiền thì nói vài câu. Giữa ba người lời qua tiếng lại rồi xảy ra xô xát. Sự việc chỉ dừng lại khi cảnh sát bảo vệ BV là đồng chí Đào Duy Nam phải can thiệp, yêu cầu tất cả vào phòng bảo vệ để gọi CA phường Hàng Bông đến giải quyết. Tuy nhiên, lợi dụng lúc đông người, Hiệp, Tùng và Quang trốn mất.
Ngày 24/3, CA quận Hoàn Kiếm đã xác minh và triệu tập 3 đối tượng: Hiệp, Tùng, Quang về trụ sở để làm rõ. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Anh Thông bị đánh, bị thương tích không đáng kể nên không khởi kiện các đối tượng.
Theo_Hà Nội Mới
Tân Hiệp Phát đổ lỗi sản phẩm chứa vật thể lạ do vận chuyển, bảo quản - Theo ông Phạm Lê Tấn Phong, việc vật thể lạ, dị vật hay sản phẩm hư chỉ có thể đến từ khâu vận chuyển, xếp hàng, bảo quản của nhà phân phối, đại lý, hoặc khi đến tay người tiêu dùng. Tiếp tục phản ánh về việc hàng loạt sự cố đến từ người tiêu dùng đối với các sản phẩm ghi...