Ký kết RCEP là thành tựu nổi bật của ASEAN
Ngày 6/8, Malaysia – một trong sáu quốc gia thành lập ASEAN – đã tổ chức kỷ niệm 54 năm ngày thành lập tổ chức hàng đầu của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Hussein. Ảnh: EPA/TTXVN
Lễ kỷ niệm được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến do Bộ trưởng cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Tun Hussein, Trưởng phái đoàn ASEAN của Malaysia, đồng thời là người đứng đầu trụ cột Chính trị-An ninh ASEAN chủ trì.
Đại diện cho trụ cột Kinh tế ASEAN tại sự kiện có Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, Mohamed Azmin Ali, trong khi Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa, Nancy Shukri tham gia với tư cách là người đứng đầu trụ cột Văn hóa – Xã hội ASEAN.
Video đang HOT
Thông cáo báo chí do Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) đưa ra ngày 6/8 nhấn mạnh Ngày ASEAN hàng năm là ngày để nhớ lại quá trình phát triển của ASEAN trong quá trình trở thành một trong những khu vực kinh tế của thế giới kể từ khi thành lập vào ngày 8/8/1967, và hiện là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới.
Năm nay, với vai trò Chủ tịch điều hành mạnh mẽ và có năng lực của Brunei với chủ đề “Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng”, ASEAN đang từng bước tiến tới phục hồi kinh tế thông qua nhiều sáng kiến khác nhau trong Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF), trong đó có Dự thảo Sắp xếp Hành lang Du lịch ASEAN (ATCAF).
Trọng tâm của những thành tựu mà ASEAN đạt được trong thời điểm toàn cầu bất ổn chưa từng có này là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020, do Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia tiên phong.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Azmin nhấn mạnh rằng việc ký kết RCEP không chỉ là minh chứng của Malaysia về quyết tâm và cam kết củng cố hệ thống thương mại đa phương, mà còn là một công cụ phục hồi kinh tế chống lại COVID-19, giúp đảm bảo việc liên tục mở cửa thị trường cũng như lưu chuyển hàng hóa không bị gián đoạn và tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực.
Ông nói thêm: “RCEP sẽ góp phần duy trì vị thế của Malaysia như một trung tâm thương mại và điểm đến đầu tư cạnh tranh trong khu vực, đồng thời trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu, tăng cường vai trò quan trọng của họ như là xương sống của nền kinh tế ASEAN”.
Ngoài ra, ATCAF và việc phê chuẩn RCEP đã được xác định là một trong những công cụ chính để thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực trong khuôn khổ ACRF.
Tổng thư ký LHQ và Malaysia hoan nghênh quyết định bổ nhiệm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoan nghênh quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng thứ hai của Bộ Ngoại giao Brunei, ông Erywan Yusof, làm Đặc phái viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Myanmar.
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố ngày 4/8, người phát ngôn của TTK LHQ, ông Stephane Dujarric, nhấn mạnh quyết định nói trên là bước đi quan trọng nhằm thực thi Đồng thuận 5 điểm đã được thông qua tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN vào ngày 24/4 năm nay. LHQ mong muốn tiếp tục hợp tác với ASEAN để ứng phó phù hợp với cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, đồng thời ghi nhận các vai trò bổ sung của Đặc phái viên ASEAN và Đặc phái viên của LHQ.
Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Cao cấp kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Hussein, cũng hoan nghênh quyết định của ASEAN bổ nhiệm ông Erywan Yusof làm Đặc phái viên của ASEAN để làm trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar.
Ông Hishamuddin nhấn mạnh quyết định trên là bước đi quan trọng nhằm thực hiện bản Đồng thuận 5 điểm được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại cuộc họp ngày 24/4 năm nay. Ông khẳng định Malaysia hoàn toàn ủng hộ quyết định (bổ nhiệm) trên.
Ông nhấn mạnh Đặc phái viên của khối sẽ phối hợp với Ban thư ký ASEAN trong việc gửi các hỗ trợ nhân đạo thông qua Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN về quản lý thiên tai (trung tâm AHA).
Ngoài ra, theo ông Hishamuddin, Đặc phái viên ASEAN về Myanmar phải có toàn quyền tiếp xúc với tất cả các bên nhằm thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn tại quốc gia thành viên này.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 vừa qua sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng NLD với cáo buộc có hành vi gian lận bầu cử. Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực.
Xuất hiện biến thế 'siêu lây nhiễm' ở Malaysia Một số nhà khoa học cảnh báo rất có thể Malaysia đã trở thành ổ của một số biến thể siêu lây nhiễm mà không hề hay biết. Ít nhất 2 biến thể siêu lây nhiễm đã được ghi nhận nhưng có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Tín đồ Hồi giáo ở Malaysia cầu nguyện ngày 13-5 - Ảnh:...