Ký kết hợp tác thanh toán hóa đơn tiền nước qua Agribank
Ngày 10-8, Agribank Chi nhánh thị xã Ninh Hòa và Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền nước qua Agribank nhằm góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Chính phủ về tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo thỏa thuận, khách hàng sử dụng nước của Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa có thể thanh toán hóa đơn tiền nước qua Agribank bằng nhiều hình thức khác nhau rất thuận tiện và nhanh chóng, như: thanh toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Agribank trên địa bàn tỉnh; khách hàng ủy quyền cho Agribank tự động trích nợ tài khoản thanh toán tại Agribank để thanh toán hóa đơn theo định kỳ (khách hàng chỉ cần đăng ký tại Agribank một lần duy nhất); thanh toán qua ATM, thanh toán qua các dịch vụ ngân hàng điện tử do Agribank cung cấp như: E-Mobile Banking, Internet Banking.
Lãnh đạo 2 đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác.
Ông Trần Công Sang – Giám đốc Agribank Chi nhánh thị xã Ninh Hòa cho biết, những năm gần đây, Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh thị xã Ninh Hòa nói riêng đã tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ nhờ thu, dịch vụ thanh toán hóa đơn qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, Internet Banking… Do đó, việc thực hiện thỏa thuận này sẽ tạo sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Với hệ thống mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh, Agribank sẽ đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu thanh toán hóa đơn tiền nước của khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa.
Bà Nguyễn Thị Bình – Giám đốc Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa cho biết, từ tháng 6-2022, công ty đã từng bước triển khai kế hoạch dừng thu tiền nước tại nhà, chuyển sang các hình thức trích nộp tự động qua ngân hàng và các tổ chức trung gian để đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền nước với tiêu chí nhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhất cho khách hàng; được khách hàng phản hồi tích cực. Mỗi tháng, gia đình chị Ngô Thị Phương Trâm (Tổ dân phố 3, phường Ninh Hiệp, Ninh Hòa) thanh toán khoảng 300.000 đồng tiền nước. Do vợ chồng chị Trâm đều đi làm giờ hành chính nên việc đóng tiền nước thường nhờ hàng xóm, đôi khi không kịp thời. Có lần không đóng kịp tiền nước, gia đình có giấy báo về nhà nhắc nhở vì chậm nộp. Vì thế, khi Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa triển khai thu tiền nước không dùng tiền mặt, chị Trâm đăng ký sử dụng dịch vụ ngay. Cũng theo bà Bình, đến nay đã có hơn 13.000 trong tổng số hơn 54.000 khách hàng dùng nước của Công ty Cổ phần Đô thị Ninh Hòa thanh toán tiền nước không dùng tiền mặt, đạt 25% trước đây tỷ lệ này chỉ có 2%).
Hiện nay, đối tượng công nhân, viên chức và hưu trí, người lao động trên địa bàn Ninh Hòa trả lương qua Agribank chiếm tỷ lệ lớn. Do đó, việc thanh toán qua trích nợ tự động và qua các dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank sẽ tăng lên, góp phần hoàn thành mục tiêu của công ty đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền nước không dùng tiền mặt đạt từ 50 đến 80%. Bà Bình cho biết, công ty đã thành lập tổng đài chăm sóc khách hàng để giải đáp thắc mắc và hướng dẫn khách hàng trong việc chuyển đổi hình thức thu.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, hai đơn vị sẽ tăng cường phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá dịch vụ thanh toán hóa đơn qua Agribank. Qua đó, giúp khách hàng, người dân nắm bắt thông tin, tiện ích dịch vụ và đăng ký sử dụng dịch vụ, góp phần nâng cao tỷ lệ khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước qua Agribank.
Kiến nghị liên thông dữ liệu công tư, cho vay trên nền tảng số
Việc chuyển đổi số của ngân hàng đang lan toả mạnh mẽ và người dân được hưởng lợi.
Một số ngân hàng thương mại (NHTM) kiến nghị: Việt Nam cần sớm liên thông dữ liệu công tư, cho vay trên nền tảng số, cơ chế thực hiện có kiểm soát đồng bộ...nhằm thúc đẩy nhanh chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Gian hàng của Vietcombank tại sự kiện "Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng" diễn ra mới đây.
Phó Tổng Giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao cho biết: Để triển khai tốt quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BIDV đề xuất: Việt Nam cần sớm ban hành các quy định định danh điện tử, đồng bộ các cơ sở dữ liệu cá nhân như: Thuế, bảo hiểm, chứng khoán...để tiến tới việc định hạng tín nhiệm công dân quốc gia. Bộ Công an cần sớm cho phép tích hợp với các ứng dụng của ngân hàng qua các kết nối API (giao diện chương trình ứng dụng) hoặc SPK để việc khai thác các thông tin trực tuyến trên các kênh số sẽ giúp chính xác, các giao dịch được liền mạch hơn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có các hướng dẫn bổ sung các thông tư để tạo điều kiện cho các ngân hàng điện tử như cho vay, xác thực giao dịch bằng ứng dụng căn cước công dân (CCCD) chip được thuận tiện, nhanh chóng và đơn hơn.
BIDV hiện là ngân hàng tiên phong trong triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến dịch vụ công cấp độ 3, 4; tập trung vào 2 nhóm nội dung chính. Thứ nhất đã có hàng nghìn loại phí, lệ phí dịch vụ công người dân có thể thanh toán trực tuyến bằng đăng nhập duy nhất trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và có thể thanh toán trên hệ thống thanh toán của BIDV. Thứ hai, BIDV cũng phối hợp với Tổng cục Thuế xây dựng các tính năng kết nối giữa tài khoản thuế của người dân với tài khoản của ngân hàng một lần duy nhất để thực hiện các giao dịch thuế. Toàn bộ quá trình đối soát và lưu trữ với tất cả các cơ quan liên quan được thực hiện tự động, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng in các chứng từ liên quan đến lĩnh vực nộp thuế của mình để có thể hoàn tất giao dịch.
Việc ứng dụng dữ liệu CCCD đã giúp BIDV hoàn thiện và phát triển kỹ năng số của mình đồng thời mở rộng hệ sinh thái thông qua nền tảng BIDV Smartbanking dành cho khách hàng cá nhân hoặc BIDV ibank dành cho khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi việc tích hợp và xác thực dữ liệu CCCD được phát triển, mở rộng hơn là cơ hội để ngân hàng có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người dân từ giải trí, giáo dục, nghỉ dưỡng... đến vay online trên nền tảng của các ngân hàng.
Hiện, tỷ trọng số lượng giao dịch trên kênh số của BIDV chiếm đến 93%, giao dịch số của riêng năm 2021 bằng cả 3 năm trước cộng lại. Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách hàng theo cấp số nhân qua các năm. Khi ứng dụng giải pháp phương thức điện tử eKYC số lượng khách hàng mở tài khoản số BIDV thành công lên đến 2 triệu khách hàng.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: Ngân hàng đã xây dựng hệ sinh thái thanh toán cung cấp hơn 2.000 sản phẩm và dịch, bởi 50 đối tác. Số lượng giao dịch thanh toán háng 6/2022 tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 600.000 giao dịch/tháng. Các hệ thống số mang lại kết quả rất tích cực, lượng khách hàng tăng lên nhiều, các giao dịch tăng theo cấp số nhân. Lãnh đạo TPBank kiến nghị: Việt Nam cần sớm liên thông dữ liệu công tư, cho vay trên nền tảng số, cơ chế thực hiện có kiểm soát đồng bộ...để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số của ngân hàng.
Phó Tổng Giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao chia sẻ: Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà buộc phải chọn để định hình tương lai phát triển của tổ chức mình.
Tại sự kiện "Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng" mới đây, đại diện Vietcombank cho biết: Dịch vụ mở tài khoản trực tuyến qua eKYC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Với tấm thẻ CCCD gắn chip, khi mở tài khoản ngân hàng, dù ở bất kỳ thời điểm nào, nơi đâu, khách hàng chỉ cần tải App Vietcombank, chụp hình CCCD và quét khuôn mặt là có thể mở tài khoản và bắt đầu các giao dịch trực tuyến trên ngân hàng số VCB Digibank.
Bên cạnh đó, VCB CashUp là nền tảng ngân hàng số toàn diện nhất Vietcombank. Theo đó, hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại trên nền tảng số do ngân hàng cung ứng sẽ đem đến cho khách hàng tổ chức có thể tiết kiệm tối đa thời gian xử lý giao dịch; nâng cao chất lượng quản lý khoản phải thu - khoản phải trả; minh bạch toàn bộ dòng tiền, tối ưu hóa trạng thái của tổ chức. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng VCB Digibiz sẽ giúp doanh nghiệp giao dịch mọi lúc mọi nơi. Khách hàng chỉ cần sử dụng 1 tên truy cập, 1 mật khẩu để sử dụng dịch vụ trên các kênh với 1 hạn mức giao dịch thống nhất.
Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, về khuôn khổ pháp lý, NHNN đã ban hành Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử eKYC; hoàn thiện Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Sandbox); ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn chung (QR Code, tiêu chuẩn thẻ Chip); ban hành các quy định về an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng...
"Về hạ tầng cho chuyển đổi số, cách đây 5 năm, một ngày có 50.000 giao dịch ngân hàng, hiện nay con số đã lên tới 8 triệu giao dịch/ngày. Giá trị giao dịch lên tới 900.000 tỷ đồng/1 ngày, tương đương với hơn 40 tỷ USD giao dịch qua ngân hàng. Các ngân hàng, trung gian thanh toán được kết nối liên thông, với thời gian giao dịch tính bằng giây. Đã có sự kết nối liền mạch, khách hàng qua các ứng dụng Mobile Banking có thể xem mình dùng bao nhiêu số điện, thanh toán tiền, ngay lập tức kho dữ liệu gạch hóa đơn và hạch toán ngay", ông Phạm Tiến Dũng cho biết. Đại diện NHNN khẳng định, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng với chi phí hợp lý tin cậy cho cả các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Theo Vụ Thanh toán - NHNN, hiện nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở Top đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% năm 2025; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.
Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, cao hơn mức tăng bình quân của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân của thị trường mới nổi.
Quyết liệt cải thiện các chỉ số đánh giá cấp tỉnh Nhiều chỉ số đánh giá cấp tỉnh năm 2021 của Đồng Nai đã giảm sút so với năm 2020 và những năm trước đó. Những chỉ số này đều được coi là "bộ mặt" của tỉnh, trong đó có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và chỉ số hiệu quả quản trị...