Kỳ họp Quốc hội đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối
Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII vào chiều 28-11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trả lời câu hỏi của phóng viên Báo về công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ kỳ họp,
Công an Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá, kỳ họp đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối. “Các lực lượng CATP Hà Nội đã phân công nhiệm vụ, tổ chức bảo vệ kỳ họp hết sức chu đáo, từ phân luồng giao thông để đảm bảo đi lại thuận tiện cho các đoàn ĐBQH, sắp xếp khu vực để xe gọn gàng cho đến việc đảm bảo an ninh xung quanh khu vực nhà Quốc hội. Dù trời nắng cũng như trời mưa, an ninh luôn được kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong điều kiện công trình nhà Quốc hội chưa hoàn thiện, còn bề bộn, nhiều đơn vị thi công ra vào hàng ngày. Ban đầu, Ban tổ chức kỳ họp cũng rất lo vấn đề an toàn cháy nổ nhưng công tác này đã được CATP Hà Nội, Cảnh sát PC&CC Hà Nội đảm bảo rất tốt” – ông Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ.
Video đang HOT
Theo An Ninh Thủ Đô
Gần 25% đại biểu Quốc hội vắng mặt do đâu?
Con số trên bảng điện tử cho biết có ít nhất 92 đại biểu Quốc hội (chiếm gần 25%) không dự họp trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 20/11.
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, chiều 20/11, trước khi Quốc hội kết thúc ngày làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đề nghị các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố yêu cầu đại biểu Quốc hội tham dự đầy đủ để đảm bảo chất lượng các phiên họp Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội than phiền: "Mấy phiên gần đây số đại biểu vắng họp nhiều quá".
Tuy nhiên, theo bảng điện tử sáng ngày 21/11, khi thông qua Luật căn cước công dân, có 403/497 đại biểu có mặt. Tức là chỉ có thêm hai đại biểu dự họp so với chiều hôm trước.
Báo Tuổi trẻ thông tin thêm, ngay sau đó chỉ ít phút, khi biểu quyết thông qua Luật hộ tịch thì lại chỉ còn 395 đại biểu có mặt, tức là vắng tới 102 đại biểu.
Tại sao con số trên bảng điện tử lại "nhảy nhót" chỉ sau có vài phút như vậy? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định rằng đó là do "có tình trạng đại biểu bấm hộ người khác".
Nói về việc trong 2 ngày qua, đại biểu Quốc hội vắng nhiều, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến trên báo Người lao động như sau: "Đó là đặc thù của Quốc hội Việt Nam do đại biểu kiêm nhiệm nhiều. Văn phòng Quốc hội đã đề nghị các trưởng đoàn trao đổi để đại biểu sắp xếp công việc dự họp đầy đủ, nhất là khi biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết. Hiện nay, chưa thể giảm đại biểu kiêm nhiệm".
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: "Luật Tổ chức Quốc hội cũng không bắt buộc đại biểu phải họp đủ 100%. Vả lại, có những lúc cơ quan đại biểu có công việc bất khả kháng nên Quốc hội không thể bắt họ phải dự họp đủ".
Liên quan đến việc giám sát hiệu quả làm việc của đại biểu, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc cho rằng nhiều nước, đại biểu vắng, Quốc hội vẫn hoạt động vì họ không phải tất cả họp ở hội trường như Việt Nam. Khi nào biểu quyết, đại biểu mới có mặt.
Theo ông Dương Trung Quốc, Quốc hội các nước vận hành với những công cụ, phương tiện, bộ máy để đại biểu thực thi trách nhiệm của mình chứ không nhất thiết phải tập trung. "Họ giám sát hiệu quả làm việc của đại biểu chứ không giám sát sự có mặt", ông Dương Trung Quốc nói.
Theo_Người Đưa Tin
Chính thức có chức danh Tổng thư ký Quốc hội Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sẽ chính thức được trao nhận chức danh mới - Tổng thư ký Quốc hội. Có thêm chức danh Tổng thư ký Quốc hội từ 1/1/2015 Ngày 20/11, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi với 86,92% phiếu tán thành. Theo Luật mới, Quốc hội sẽ có thêm chức danh Tổng thư ký...