Ký hợp đồng gói thầu thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
Ngày 15/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Nhà thầu: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty cổ phần Xây dựng 47 – Công ty cổ phần Lilama 10 đã ký hợp đồng gói thầu “Thi công xây lắp công trình thủy điện Hòa Bình mở rộng”.
Lễ ký kết hợp đồng. Ảnh: TTXVN phát
Phát biểu tại Lễ ký, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Dương Quang Thành đã yêu cầu Liên danh nhà thầu tập trung nguồn lực, nhân lực, thiết bị hoàn thành gói thầu đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về môi trường, xã hội trong quá trình triển khai xây dựng theo đúng quy định của Hợp đồng.
EVN cho biết, Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; do Tập đoàn làm chủ đầu tư và giao Ban Quản lý dự án Điện 1 đại diện Chủ đầu tư. Dự án có tổng công suất đặt 480 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW. Sản lượng phát điện bình quân khoảng 488,3 triệu kWh/năm.
Theo EVN, gói thầu “Thi công xây lắp công trình thủy điện Hòa Bình mở rộng” là gói thầu lớn nhất của toàn bộ dự án với giá trị gói thầu hơn 3.100 tỷ đồng, có tính chất phức tạp, điều kiện thi công trong lòng thành phố, phạm vi khối lượng thi công rất rộng. Thành phần phạm vi công việc bao gồm từ xây dựng công trình thủy điện, xây dựng 2 đường hầm dẫn nước và lắp đặt toàn bộ thiết bị nhà máy và đường ống áp lực bằng thép trong hầm. Gói thầu này có giao diện ảnh hưởng với toàn bộ gói thầu khác quyết định đến tiến độ hoàn thành chung dự án.
Trong quá trình tổ chức triển khai lựa chọn nhà thầu, EVN đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Điện 1 thực hiện bằng phương thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi trong nước qua mạng. Đây là gói thầu xây lắp lớn nhất từ trước đến nay thực hiện theo hình thức này. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Công ty cổ phần Xây dựng 47 – Công ty cổ phần Lilama 10 là tổ hợp nhà thầu có nhiều năng lực và kinh nghiệm trong thi công các nhà máy thủy điện lớn của nước ta, như các công trình thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng…
Dự án sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ tăng khả năng phát công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện Quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện. Đồng thời, nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện Quốc gia, góp phần giảm chi phí của hệ thống. Bên cạnh đó, giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Hữu Hồng IFC TSI: Loạt nhà thầu công tơ điện cho EVN làm ăn ra sao?
Nếu như Hữu Hồng đã để tuột mốc doanh thu nghìn tỉ từ năm 2017 thì bộ đôi IFC và TSI lại đang ghi nhận kết quả kinh doanh ngày càng khởi sắc, trúng nhiều gói thầu có giá trị tới hàng trăm tỉ đồng.
Video đang HOT
Hữu Hồng - IFC - TSI: Loạt nhà thầu công tơ điện cho EVN làm ăn ra sao?
Nhằm hiện đại hoá hệ thống đo đếm theo Đề án Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, từ năm 2015, EVN đã xây dựng, triển khai chương trình lắp đặt công tơ điện tử đo xa.
Tính đến hết năm 2019, số công tơ điện bán điện cho khách hàng của EVN đã đạt 14,52 triệu chiếc, chiếm 51,7% số công tơ bán điện của toàn tập đoàn. EVN phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ công tơ điện tử sẽ đạt 100%.
Kế hoạch thay thế công tơ điện tử của EVN sẽ khó đạt được nếu không có sự tham gia của những nhà thầu quen như: CTCP Thiết bị công nghiệp Hữu Hồng (Hữu Hồng); CTCP Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông (IFC) và Công ty TNHH Cung ứng vật tư khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ (TSI).
Nhà máy sản xuất công tơ điện của CTCP Thiết bị công nghiệp Hữu Hồng
CTCP Thiết bị công nghiệp Hữu Hồng
Theo giới thiệu trên trang chủ, Hữu Hồng được thành lập từ năm 1996 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997, chuyên buôn bán, lắp đặt và kinh doanh công tơ điện tử, thiết bị, phần mềm, hệ thống truyền xa.
Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, tới nay, Hữu Hồng đã sở hữu nhà máy sản xuất công tơ điện tử tại huyện Củ Chi, TP. HCM. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Thạch Vũ Thuỳ Linh (SN 1973).
Chỉ riêng từ cuối năm 2019 tới nay, Hữu Hồng đã trúng nhiều gói thầu cung cấp thiết bị, công tơ tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc.
Tại Hà Nội, Hữu Hồng là nhà thầu quen mặt của Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, với giá trúng thầu thấp hơn chút ít so với giá gói thầu.
Có thể điểm qua một số gói thầu như: "Thiết bị thu thập dữ liệu RF cấp cho khu vực nội thành" (giá trúng thầu 19,72 tỉ đồng, giá gói thầu 19,79 tỉ đồng); "Gói thầu 19 - Công tơ điện tử 2020 - Công tơ điện tử 1 pha PLC và thiết bị ghi chỉ số cấp cho khu vực ngoại thành (đợt 4)" - giá trúng thầu 22,3 tỉ đồng, giá gói thầu 22,4 tỉ đồng; "Gói thầu 25 - Công tơ điện tử 2020 - Công tơ điện tử 3 pha 3 giá PLC cấp cho khu vực nội thành (đợt 4)" - giá trúng thầu 22,63 tỉ đồng, giá gói thầu 22,68 tỉ đồng; "Gói thầu 12 - Công tơ điện tử 2020 - Công tơ điện tử 1 pha RF và thiết bị ghi chỉ số cấp cho khu vực nội thành (đợt 3)" - giá trúng thầu 20,99 tỉ đồng, giá gói thầu 21 tỉ đồng.
Ở Hải Dương và Hải Phòng, Hữu Hồng đã trúng một số gói thầu theo hình thức "mua sắm trực tiếp trong nước".
Tại Hải Dương, công ty này đã trúng gói thầu "Mua sắm công tơ điện tử phục vụ thay công tơ đo xa cho các trạm thuộc Điện lực TPHD, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Hà, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn năm 2020" với giá trúng thầu là 39,3 tỉ đồng thấp hơn giá gói thầu (41 tỉ đồng).
Tại Hải Phòng, ngày 19/11/2020, Hữu Hồng trúng gói thầu Cung cấp công tơ điện tử và bộ tập trung (DCU) thuộc dự án Mua thiết bị, công tơ phục vụ kế hoạch triển khai thay thế, lắp đặt công tơ điện tử, nâng cao tỉ lệ công tơ đọc xa năm 2020 với giá trúng thầu bằng giá gói thầu là 30,964 tỉ đồng. Hình thức lựa chọn nhà thầu là "mua sắm trực tiếp trong nước".
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Hữu Hồng đã là nhà thầu cung cấp công tơ điện tử cho nhóm EVN từ năm 2014. Tuy nhiên, bất chấp việc trúng nhiều gói thầu, kết quả kinh doanh trong 4 năm gần đây của doanh nghiệp này có chiều hướng suy giảm.
Nếu như năm 2016, doanh thu của Hữu Hồng đạt tới 1.471 tỉ đồng, thì chỉ tiêu này lại bắt đầu giảm mạnh từ năm 2017, xuống mức 835,1 tỉ đồng. Năm ngoái Hữu Hồng ghi nhận doanh thu đạt 815,1 tỉ đồng, giảm 10,5% so với năm 2018.
Doanh thu sụt giảm nhưng Hữu Hồng lại báo lãi thuần khá ổn định trong 4 năm qua. Riêng năm 2019, lợi nhuận thuần của doanh nghiệp này tăng lên mức 32,2 tỉ đồng, tăng 32% so với năm trước, tương ứng với biên lợi nhuận khá mỏng, ở mức 4%. Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Hữu Hồng ở mức 654,3 tỉ đồng, cao gấp đôi so với quy mô vốn chủ sở hữu.
Bộ đôi IFC - TSI
Theo tìm hiểu của VietTimes, IFC và TSI đều được thành lập vào những năm đầu của thập niên 2000. Bốn năm gần nhất, cả IFC và TSI đều ghi nhận những kết quả kinh doanh khởi sắc.
Trong đó, TSI được thành lập vào tháng 1/2001, các nữ cổ đông sáng lập là Bùi Tuyết Liên và Đặng Thị Bính mỗi người sở hữu 50% vốn. Kể từ năm 2013, các nữ cổ đông sáng lập của TSI thoái vốn dần.
Cập nhật tại ngày 9/11/2020, cơ cấu cổ đông TSI đã được thay mới, bao gồm: ông Hồ Việt Hưng (góp 32,4 tỉ đồng, sở hữu 81% VĐL), bà Hồ Thị Lý (góp 4 tỉ đồng, sở hữu 10% VĐL) và bà Lê Thị Khuyên (góp 3,6 tỉ đồng, sở hữu 9% VĐL). Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là bà Lê Thị Hà Vân (SN 1989), thường trú tại Hà Nội.
Còn IFC được thành lập từ năm 2004, IFC hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, nghiên cứu phát triển, thiết kế chế tạo thiết bị các hệ thông dữ liệu công tơ điện tử (AMR), điều khiển hệ thống chiếu sáng đô thị. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc do ông Trần Ngà (SN 1976) đảm nhiệm.
Song hành cùng nhau, liên danh IFC và TSI đã trúng nhiều gói thầu có giá trị lên tới cả trăm tỉ đồng.
Trong đó, một số gói thầu đáng chú ý như: "Gói 3 Mua sắm 894 DCU, 166,506 công tơ điện tử 1 pha 1 giá, 1247 công tơ 1 pha 3 giá, 12.122 công tơ 3 pha 1 giá và 852 công tơ 3 pha 3 giá đo trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh điện năm 2020 cho 12 Công ty Điện lực" có giá trúng thầu 119,7 tỉ đồng, giá gói thầu là 120,89 tỉ đồng; Gói thầu "Mua sắm công tơ điện tử các loại có module truyền tin PLC tích hợp trên công tơ năm 2019" của Tổng Công ty Điện lực miền Nam TNHH - giá trúng thầu 76,36 tỉ đồng, giá gói thầu 83,96 tỉ đồng.
Tháng 10/2020, riêng IFC đã trúng nhiều gói thầu đáng chú ý tại Hà Nội như: "Gói 5: Mua sắm 115.955 công tơ điện tử 1 pha 1 giá, 10.713 công tơ điện tử 3 pha 1 giá, 652 công tơ 3 pha 3 giá trực tiếp, 1.471 công tơ điện tử 3 pha 3 giá gián tiếp và 640 DCU phục vụ sản xuất kinh doanh điện năm 2020 cho 08 Công ty Điện lực" thuộc dự án Mua sắm công tơ điện tử đợt 3 phục vụ SXKD điện năm 2020 - giá trúng thầu 93,4 tỉ đồng, giá gói thầu 94,1 tỉ đồng; "Cung cấp Modem tại 08 Công ty Điện lực thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ" - giá trúng thầu 23,9 tỉ đồng, giá gói thầu 24 tỉ đồng.
Tại TP. HCM, IFC mới đây cũng đã trúng gói thầu "Mua sắm Công tơ điện tử 1 pha 1 giá sử dụng công nghệ PLC và Bộ tập trung PLC (DCU-PLC) lắp đặt cho trạm công cộng năm 2020 của Tổng công ty Điện lực miền Nam" với giá trúng thầu 64,58 tỉ đồng, giá gói thầu 65,7 tỉ đồng./.
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ thông xe ngày 10/10 Ngày 6/10, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện nay, dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư) đã hoàn thành thi công, đảm bảo các điều kiện để thông xe vào...