Ký hồ sơ vay giùm, 45 nông dân bị ngân hàng đòi hàng trăm tỉ đồng
Được 1 chủ doanh nghiệp nhờ ký hồ sơ vay vốn ngân hàng, dù không nhận số tiền đã vay nhưng những nông dân này đang bị ngân hàng yêu cầu trả nợ với tổng số tiền hơn 170 tỉ đồng
Ngày 21-8, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tính dụng” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( Agribank) Chi nhánh Tân An (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm
Các bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Quốc Minh (SN 1985, nguyên cán bộ tín dụng), Ngô Viết Thành (SN 1983, nguyên cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ thẩm định) và Đỗ Thái Vũ (SN 1980, nguyên giám đốc chi nhánh đều thuộc Agribank Tân An).
Theo cáo trạng, trong thời gian 2 năm 2011 và năm 2012, Agribank Tân An đã ký 59 hợp đồng tín dụng cho 45 khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh nông sản, san nhượng rẫy cà phê, mua sắm thiết bị nội thất, thế chấp 50 tài sản là sổ đỏ, tài sản gắn liền trên đất và 4 ô tô.
Tuy nhiên, thực tế các cá nhân đứng tên vay vốn không có nghề nghiệp ổn định, không kinh doanh nông sản, không có nhu cầu vay vốn nhưng đều được ông Nguyễn Ngọc Châu (Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại Năm Thịnh) nhờ đứng tên vay vốn giùm. Quá trình giải quyết cho vay, ông Minh, ông Vũ, ông Thành và Phan Văn Thịnh (giám đốc chi nhánh giai đoạn 2007 đến tháng 8-2011) đã lập hồ sơ vay vốn khi không thẩm định, tái thẩm định điều kiện vay vốn, tự ý nâng khống giá trị tài sản đảm bảo cao gấp nhiều lần số tiền vay, vi phạm nghiêm trọng quy định, quy chế cho vay. Tính đến ngày 20-4-2016 (ngày khởi tố vụ án) toàn bộ các hợp đồng trên đều quá hạn, tổng dư nợ hơn 60,4 tỉ đồng (gốc 76 tỉ đồng – tài sản thế chấp hơn 15,5 tỉ đồng).
Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra xác định ông Châu là người nhờ 45 người dân đứng ra vay vốn giùm và ông Châu cũng là người nhận và sử dụng số tiền vay. Tuy nhiên, ông Châu đã chết, không còn tài sản để thu hồi.
Một trong những hợp đồng tín dụng do anh Hoàng Quốc Việt (SN 1988, ngụ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) ký kết với ngân hàng thể hiện anh Việt vay 1,5 tỉ đồng để kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, trong hồ sơ vay vốn không có tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh, thực tế anh Việt cũng không kinh doanh. Tài sản thế chấp là sổ đỏ (đứng tên 1 người khác) được ngân hàng định giá 2 tỉ đồng. Trong khi đó, theo định giá tài sản này năm 2012 chỉ có giá trị hơn 31 triệu đồng.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, anh Việt cho biết sau khi vào làm nhân viên tại doanh nghiệp của ông Châu thì được ông này nhờ đi ký tên vay vốn. Thực tế, anh Việt không có tài sản gì, không nhận số tiền đã vay nên không trả nợ.
Đối với các hợp đồng tín dụng, mặc dù cơ quan chức năng đã tách thành vụ kiện dân sự khi có đơn yêu cầu của ngân hàng nhưng diễn biến tại phiên tòa cho thấy 45 người dân này đang phải gánh số nợ mà mình không sử dụng thay cho người đã chết.
Cụ thể, đại diện Agribank Bắc Đắk Lắk kiến nghị HĐXX tuyên buộc 45 khách hàng phải có trách nhiệm cùng 3 bị cáo trả số tiền hơn 170 tỉ đồng (theo tính toán của ngân hàng cho đến nay).
Dự kiến ngày mai (22-8) phiên tòa sẽ tiếp tục phần xét hỏi.
Một nguyên giám đốc được đình chỉ
Cũng theo cáo trạng, ông Phan Văn Thịnh (giám đốc Agribank Tân An gia đoạn 2007 đến tháng 8-2011) đã có hành vi ký phê duyệt 7 hợp đồng tín dụng với tổng số tiền giải ngân hơn 8,2 tỉ đồng, vi phạm quy định cho vay gây hậu quả thiệt hại cho nhà nước hơn 2,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2018, ông Thịnh đã khắc phục toàn bộ hậu quả thiệt hại cho 7 hợp đồng tín dụng mà ông Thịnh ký cho vay sai phạm. Trong đó, trả trước khi khởi tố bị can hơn 5,4 tỉ đồng, trả sau khi khởi tố hơn 2,9 tỉ đồng. Vì vậy, áp dụng chính sách triệt để đối với bị can đã khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại trong vụ án kinh tế; căn cứ quy định pháp luật, tháng 7-2019, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phan Văn Thịnh về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Theo nld.com.vn
Yêu cầu thi hành án phần dân sự liên quan vụ Hứa Thị Phấn
Theo TAND TP.HCM việc Ngân hàng tiếp tục giữ và quản lý toàn bộ các các hồ sơ liên quan đến tài sản này là không phù hợp.
Liên quan đến vụ xét xử Hứa Thị Phấn và đồng phạm, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu Ngân hàng TM MTV Xây dựng Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện theo bản án.
Theo đó, cơ quan này yêu cầu Ngân hàng TM MTV Xây dựng Việt Nam phải sớm giao trả giấy tờ tài sản, trong đó có quyền sử dụng đất tại thửa đất số 721 tờ bản đổ số 01 Bộ địa chính Xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, cho công ty BĐS Phú Mỹ.
Ngân hàng không bàn giao tài sản
Trước đó, tại buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự TP.HCM vào ngày 13/3/2019, về việc bàn giao tài sản và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng các hồ sơ liên quan đến tài sản cho công ty Bất động sản Phú Mỹ, ngân hàng Ngân hàng TM MTV Xây dựng Việt Nam không chấp nhận bàn giao tài sản với các lý do.
Thứ nhất, đối với việc giao tài sản trên thực tế cho công ty BĐS Phú Mỹ: NH Xây dựng không thực tế quản lý tài sản nên không có ý kiến gì về việc giao tài sản.
Thứ hai, đối với việc giao giấy tờ tài sản và giải chấp tài sản, NH Xây dựng lập luận rằng: "Do tài sản trước đây thế chấp tại NH Xây dựng, nên NH Xây dựng đang giữ giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, bản án không tuyên NH Xây dựng phải giao trả giấy tờ và giải chấp đối với tài sản nên NH Xây dựng không có cơ sở để giao cho công ty Bất động sản Phú Mỹ".
Ý kiến của tòa án
Sau khi tiếp nhận được câu hỏi trên, ngày 2/5, TAND TP.HCM đã có văn bản trả lời cơ quan thi hành án. Theo đó, TAND TP.HCM khẳng định: Qua quá trình xét xét, HĐXX xác định về tài sản quyền sử dụng đất thửa đất 721 kể trên được xác định là thuộc sở hữu của công ty BĐS Phú Mỹ.
HĐXX thấy tài sản này hiện đang thế chấp để đảm bảo cho khoản phát hành trái phiếu của công ty Trường Vỹ, nhưng phía công ty Trường Vỹ hoàn toàn không nhận được tiền. HĐXX cũng đã xác định bị cáo Hứa Thị Phấn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến khoản phát hành trái phiếu của công ty Trường Vỹ. Do đó HĐXX không thể tiếp tục dùng tài sản này để đảm bảo phát hành trái phiếu của công ty Trường Vỹ mà cần phải giải tỏa kê biên đối với tài sản này giao lại cho công ty BĐS Phú Mỹ theo đúng qui định" (trang 102 của bản án.
Thông báo của Cục THADS TP.HCM.
Văn bản cũng nêu, theo tài liệu từ phía cơ quan CSĐT Bộ công an, HĐXX xác nhận đến nay toàn bộ các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và các hồ sơ liên quan đến tài sản kể trên, cơ quan điều tra vẫn để Ngân hàng TM MTV Xây dựng Việt Nam giữ và quản lý.
Nhưng đến nay, theo bản án đã xét xử thì toàn bộ tài sản này không còn được dùng để làm tài sản đảm bảo cho các khoản phát hành trái phiếu của công ty Trường Vỹ nữa và các tài sản này cũng đã được HĐXX đã giải tỏa kê biên, giao lại cho chủ sở hữu là công ty BĐS Phú Mỹ quản lý, sử dụng theo qui định pháp luật.
HĐXX tuyên giao lại cho chủ sở hữu là công ty BĐS Phú Mỹ nên việc Ngân hàng TM MTV Xây dựng Việt Nam tiếp tục giữ và quản lý toàn bộ các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và các hồ sơ liên quan đến tài sản này là không phù hợp mà phải hoàn trả lại cho công ty TNHH TMDV Bất động sản Phú Mỹ theo đúng qui định.
Trước tình huống này, Cục THADS TP.HCM đã có văn bản gửi TAND TP.HCM có nội dung: "Việc giải tỏa kê biên và giao lại tài sản là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 721 tờ bản đổ số 01 Bộ địa chính Xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, có bao gồm việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hồ sơ liên quan đến tài sản không? Nếu có thì tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm giao?".
Nguồn: plo.vn
Đất mua chưa trả hết tiền đã đem 'cắm' ngân hàng Chi 50 tỷ đồng mua 16.154m2 đất nhưng khi mới trả được 22 tỷ đồng, người mua đã làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đem thế chấp ngân hàng. Từ đó nảy sinh tranh chấp giữa người bán và người mua, kéo dài nhiều năm. Vụ việc đã được đưa ra xét xử sơ thẩm tại...