Kỳ hạm Mỹ đối mặt tàu chiến TQ trên Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện trong khi tình hình Biển Đông đang căng thẳng.
Mới đây, Hải quân Mỹ cho biết tàu chỉ huy USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 của họ đã giáp mặt với 2 tàu chiến Trung Quốc trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông hôm 5/5.
Kỳ hạm USS Blue Ridge được biên chế vào Hải quân Mỹ từ năm 1970 với nhiệm vụ chính là hỗ trợ chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và tình báo cho các chỉ huy và ban tham mưu của Hạm đội 7 đóng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. USS Blue Ridge hiện đang được triển khai tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Kỳ hạm USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ
Website của Hải quân Mỹ cho biết 2 tàu chiến của phía Trung Quốc mà kỳ hạm USS Blue Ridge giáp mặt là tàu hộ tống lớp 054A mang tên Hành Thủy và tàu khu trục Lan Châu lớp 052C.
Video đang HOT
Trong quá trình giáp mặt, Hải quân Mỹ đã cho một chiếc trực thăng MH-60 Sea Hawk thuộc Phi đội Trực thăng Chiến đấu Biển 12 cất cánh từ tàu Blue Ridge để chụp ảnh 2 tàu chiến của Trung Quốc, và đăng tải những bức ảnh này trên website của hải quân.
Việc 2 tàu chiến Trung Quốc được điều đến khu vực tranh chấp trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ hạ đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Ảnh chụp 2 tàu chiến Trung Quốc từ trực thăng MH-60 của Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi hành động này của phía Trung Quốc là “khiêu khích”, gây căng thẳng và nguy hiểm cho an ninh trong khu vực. Nhật Bản cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam thể hiện thái độ ngày càng “hung hăng” của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc đã điều hơn 80 tàu các loại hộ tống giàn khoan này hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, và họ còn liều lĩnh, mạnh động khi cho tàu đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam khiến một số kiểm ngư viên bị thương.
Hôm qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết đã phát hiện một tàu tuần tiễu tấn công nhanh và một tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981 đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh mang số hiệu 753 của Trung Quốc và tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 534 của Trung Quốc cách giàn khoan HD-981 khoảng 11 hải lý.
Việc Trung Quốc liên tục dồn tàu chiến xuống Biển Đông và xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để hộ tống giàn khoan trái phép nhằm đe dọa lực lượng thực thi công vụ của Việt Nam là một động thái manh động, nguy hiểm, gây căng thẳng cho tình hình.
Theo Khampha
Mỹ điều thêm tàu sân bay sang châu Á đối phó TQ
Hải quân Mỹ sẽ điều thêm một tàu sân bay từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương để thực hiện chiến lược trục châu Á của ông Obama.
Ngày 15/1, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay hải quân nước này sẽ điều thêm một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Đại Tây Dương sang hạm đội Thái Bình Dương và sẽ điều tàu sân bay mới hơn USS Ronald Reagan thay tàu USS George Washington làm nhiệm vụ trực chiến tại một quân cảng ở Yokosuka, Nhật Bản vào năm tới.
Động thái này là một phần trong chiến lược "chuyển trọng tâm sang châu Á" của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm mục đích kiềm chế sự trỗi dậy về hải quân của Trung Quốc trong khu vực.
Theo thông báo của hải quân Mỹ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt sẽ di chuyển từ căn cứ ở Norfolk, Virginia tới California để gia nhập vào vào Hạm đội 3 phụ trách phần đông và bắc Thái Bình Dương. Tàu Roosevelt được trang bị cho hải quân Mỹ từ năm 1986 là tàu sân bay thuộc lớp Nimitz có lượng giãn nước 117.200 tấn và có thể mang theo tới 90 máy bay.
Tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ hiện có 10 tàu sân bay đang hoạt động, 5 chiếc được bố trí ở Thái Bình Dương và 5 chiếc ở Đại Tây Dương, tuy nhiên với việc điều chuyển tàu Roosevelt sang Hạm đội 3, cán cân này sẽ nghiêng hoàn toàn sang châu Á.
Hải quân Mỹ cho biết: "Tình hình an ninh ở khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương đòi hỏi hải quân Mỹ phải bố trí những tàu sân bay hiện đại nhất có thể."
Hải quân Mỹ hiện vẫn đang đóng mới tàu sân bay hiện đại USS Gerald Ford, và dự khiến khi chiếc tàu này hoàn thiện vào năm 2016, nó sẽ được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương.
Theo Yonhap
Ảnh: Mỹ-Nhật rầm rộ diễn tập trên biển Hoa Đông Hạm đội 7 của Mỹ đã quay về từ Philippines để cùng hải quân Nhật tham gia cuộc diễn tập quy mô lớn ngay trên biển Hoa Đông. Ngày 29/11, tàu sân bay USS George Washington của hải quân Mỹ đã trở lại biển Hoa Đông sau khi tham gia chiến dịch cứu trợ nhân đạo ở Philippines để tham gia vào cuộc...