Kỳ diệu: Tạo ra đồng thời nhiều bộ phận cơ thể từ tế bào iPS
Một nhóm nhà nghiên cứu y tế Nhật Bản đã thành công trong việc sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để tạo ra nhiều bộ phận cơ thể cùng một lúc.
Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Takanori Takebe (ảnh) thuộc Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo đứng đầu, đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí khoa học Nature của Anh.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy các tế bào iPS tới giai đoạn trước khi chúng phát triển thành các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Tiếp đến, họ tập trung các tế bào phát triển thành bộ phận hệ tiêu hóa trên với các tế bào phát triển thành bộ phận hệ tiêu hóa dưới với nhau và nuôi cấy chung.
Kết quả nghiên cứu đã tạo ra được đồng thời gan, tụy và ống mật nối giữa gan và tụy. Tất cả các bộ phận nội tạng trên chỉ khoảng 1 cm gần bằng kích cỡ của phôi thai 1 tháng tuổi.
Các nhà khoa học cho biết, họ đã có thể xác định được một số chức năng như dòng dịch chảy từ gan qua các bộ phận khác. Các bộ phận nội tạng này vốn tương tác phức tạp trong cơ thể con người và đây là lần đầu tiên chúng được tạo ra đồng thời từ iPS của con người.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nói rằng nếu họ có thể nuôi cấy mạch máu cùng lúc với các bộ phận trên, chúng sẽ có thể cấy ghép vào cơ thể con người.
Theo anninhthudo
Người đàn ông sống 35 năm nhờ... trái tim của người khác
Khi mới được ghép tim, ông Richard Worthington ở Anh bị tiên lượng là có thể chỉ sẽ sống được khoảng 5 năm. Nhưng đến nay đã 35 năm trôi qua, ông Worthington vẫn sống với trái tim của người khác trong lồng ngực mình.
Ông Richard Worthington, 55 tuổi, đã có 35 năm sống với trái tim của người khác trong lồng ngực mình - Ảnh minh họa: Shutterstock
Ông Worthington (55 tuổi) được ghi nhận là một trong những người sống với nội tạng cấy ghép lâu nhất nước Anh. Ca ghép tim diễn ra vào năm 1984, khi đó Worthington 20 tuổi, theo Daily Mail.
Lúc ấy, Worthington đang là sinh viên ngành kinh doanh. Mặc dù còn rất trẻ nhưng sức khỏe ông bỗng dưng yếu đi nhanh chóng. Ông nghĩ rằng những triệu chứng ban đầu của bệnh là do nhiễm cúm.
Bệnh tình ngày càng xấu đi. Đến tận 2 tháng sau, bác sĩ bỗng nghe thấy âm thanh lạ trong lồng ngực Worthington. Kết quả chẩn đoán cho thấy ông bị viêm màng phổi, viêm mô giữa phổi và lồng ngực.
Không những vậy, vài tuần sau, Worthington tiếp tuc bị chẩn đoán viêm cơ tim do vi rút. Tình trạng viêm nặng khiến tim không đủ sức bơm máu đi khắp cơ thể. Vì tim vẫn phải hoạt động khi bị tổn thương nên sưng phù gấp đôi kích thước bình thường.
Đến tháng 4.1984, Worthington bị suy tim nặng. Nếu muốn sống, ông phải được ghép tim. Khi cận kề cái chết, ông được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Papworth (Anh) để ghép tạng. Lúc ấy, Worthington là 1 trong 2 ca ghép tim đầu tiên ở Anh.
Ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ. Ông nằm lại viện điều trị trong 4 tháng tiếp theo. Sau đó, Worthington đã trở lại với cuộc sống bình thường và đi học. Trên người ông vẫn còn lại vết sẹo dài 40 cm từ ca phẫu thuật.
Bác sĩ tiên lượng Worthington chỉ có thể sống từ 5 đến 10 năm với trái tim mới. Thời gian trôi qua, người đàn ông cho thấy sức khỏe được duy trì rất tốt.
Đến năm 1990, Worthington kết hôn với y tá là cô Deborah. Bác sĩ cảnh báo việc dùng thuốc ức chế miễn dịch để tránh cơ thể đào thải nội tạng ghép có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, làm giảm lượng tinh trùng.
Tuy nhiên, Worthington và vợ vẫn có với nhau được 4 con. Suốt nhiều năm, họ sống ở thành phố London, Anh. Không những có gia đình, Worthington cũng có công việc tốt trong lĩnh vực mua bán, trao đổi vàng thỏi.
Đến năm 2000, Worthington bị ung thư da. Năm 2010, ông bị một cơn đột quỵ nhẹ. 4 năm sau, một cơn đột quỵ nghiêm trọng tấn công Worthington. Điều kỳ diệu là ông đã vượt qua tất cả, hồi phục và sống tiếp.
Worthington cho biết ông không thể chạy bộ quá 1,6 km. Tuy nhiên, ông có thể đi bộ và duy trì chế độ đi 20.000 bước/ngày. Hiện tại, y học nước Anh chỉ mới ghi nhận có 2 trường hợp phẫu thuật ghép tim có thể sống với tim ghép qua được mốc 35 năm, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Nhật Bản chữa khỏi bệnh giác mạc bằng tế bào gốc Y học Nhật Bản vừa đạt được thành tựu tuyệt vời khi nhóm chuyên gia ở Đại học Osaka thử nghiệm thành công việc ghép mô được nuôi cấy từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS) cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh giác mạc (cornea), mà không gây tác dụng phụ nào. Căn bệnh giác mạc hình chóp...