Kỳ cuối: Mỹ Trung ai sẽ chiến thắng?
Ai sẽ thắng là câu hỏi cực kỳ khó khăn để đánh giá vì liên quan tới việc đánh giá một loạt ẩn số. Chúng ta không biết liệu tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào? Mỹ sẽ tiến hành cuộc tấn công mạng nhằm vào Trung Quốc như thế nào?
Sự nguy hiểm của F-22 Raptor đối với các chiến đấu cơ Trung Quốc ra sao? Cuối cùng, chúng ta không biết được rằng khi nào thì chiến tranh sẽ bắt đầu? Quân đội Trung Quốc và Mỹ năm 2020 sẽ rất khác so với năm 2014.
Tuy nhiên, nói chung cuộc chiến tranh sẽ nổi bật lên những câu hỏi sau:
1. Cuộc chiến điện tử
Tình hình sẽ nghiêm trọng như thế nào nếu Mỹ làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc, điện tử và khả năng giám sát của Trung Quốc.
Cuộc tấn công của các lực lượng Mỹ sẽ phụ thuộc vào hệ thống thông tin liên lạc. Nếu Mỹ có thể làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc, họ có thể đánh bại PLA. Ngược lại, nếu Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh mạng chống lại Mỹ, họ có thể làm thay đổi chính sách từ bên trong nước Mỹ.
2. Tên lửa đối đầu tên lửa phòng thủ
USN và USAF sẽ đánh bại tên lửa đạn đạo và hành trình của Trung Quốc như thế nào? PLAN, PLAAF cùng Lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Trung Quốc) sẽ khá bối rối để chọn loại tên lửa nào triển khai tấn công.
Tàu chiến Mỹ nã pháo
Khả năng tấn công của Mỹ sẽ phụ thuộc một phần vào hiệu quả của sự phòng thủ chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, cũng như khả năng tấn công và phá hủy các bệ phóng trong và xung quanh Trung Quốc.
3. Khả năng phối hợp
Video đang HOT
Các đơn vị khác nhau của PLA sẽ phối hợp với nhau như thế nào trong bối cảnh phải hoạt động với cường độ cao và bị gây rối liên tục? Không giống với quân đội Mỹ, quân đội Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm chiến đấu trong 3 thập kỷ qua. Ngược lại, USN và USAF sẽ hợp đồng tác chiến như thế nào trong một “Chiến trường không- hải” ?.
4. Chất lượng chọi số lượng
Lực lượng Trung Quốc có khả năng sẽ đạt được ưu thế trong một số loại vũ khí do tính chất “sân nhà” ở một số vũ khí, chủ yếu là máy bay và tàu ngầm.
Khoảng cách giữa công nghệ và huấn luyện của Mỹ và Trung Quốc sẽ xác định việc lực lượng Mỹ có thể chiếm ưu thế như thế nào trong những tình huống như vậy.
Chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào?
Cuộc chiến này sẽ không kết thúc với một thỏa thuận đầu hàng được ký trên chiến hạm. Thay vào đó, nó sẽ kết thúc với một bên bị thua trận tơi tả trong cay đắng và sẽ chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo.
Trong kịch bản tốt nhất, chiến thắng của Mỹ sẽ có kết quả gây ra một sự sụp đổ giống như của chính phủ hoàng gia Đức vào cuối Thế chiến I, hoặc sự sụp đổ của chính quyền quân sự Leopoldo Galtieri sau cuộc xung đột Falklands.
Thất bại nhục nhã trong chiến tranh, bao gồm cả việc bị phá hủy một phần đáng kể PLAN và PLAAF, cũng như khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng có thể làm suy yếu sự lãnh đạo của chính quyền Bắc Kinh.
Còn nếu Trung Quốc thắng? Trung Quốc có thể tuyên bố chiến thắng bằng cách buộc Mỹ phải điều tiết lại các mục tiêu của mình, hoặc loại bỏ các khuôn khổ liên minh của Mỹ.
Mỹ không thể tiếp tục chiến tranh nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không còn có lợi ích trong chiến đấu.
Tác động của thất bại về chính trị trong nước Mỹ sẽ khá khó khăn để dự đoán. Hiện vẫn không rõ ràng người Mỹ sẽ giải thích một thất bại quân sự lớn của mình dưới một đối thủ cạnh tranh ngang hàng, đặc biệt đó là một đối thủ có thể tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự và kinh tế.
Tổng thống và đảng phái chính trị đã dẫn Mỹ vào cuộc chiến có thể phải chịu hậu quả từ các cuộc thăm dò, ít nhất là ngay lập tức sau thất bại.
Thách thức ngoại giao và chính trị lớn nhất mà hai nước phải đối mặt có thể sẽ là tìm cách để đối thủ có thể rút lui trong khi mình vẫn có thể có được “vinh quang”.
Trong thời bình, các bên sẽ ra sao?
Triển vọng cho một cuộc xung đột Mỹ – Trung trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương phụ thuộc vào đánh giá cơ bản về sự thay đổi của sức mạnh kinh tế và quân sự.
Thế chiến I không thể thay đổi thực tế rằng Đức vẫn là đất nước lớn nhất và mạnh nhất Trung Âu. Tương tự, chiến tranh không thể thay đổi quỹ đạo lâu dài của sự phát triển và quyết đoán của Trung Quốc.
Chìa khóa của hòa bình liên quan đến việc tái thiết lập quan hệ kinh tế sản xuất giữa Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của Thái Bình Dương.
Bất kể chiến tranh diễn ra như thế nào, nó gần như chắc chắn sẽ phá vỡ mô hình thương mại và đầu tư trên thế giới. Nếu một trong hai bên quyết định tấn công việc vận chuyển thương mại, tác động đó có thể tàn phá các công ty và các quốc gia không liên quan trực tiếp đến chiến tranh.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ trong việc nối lại quan hệ thương mại đầy đủ, ít nhất là đối với hàng tiêu dùng.
Trung Quốc sẽ không quá khó khăn để tái thiết sau chiến tranh. Ngay cả khi Mỹ gây thiệt hại nặng cho PLAN và PLAAF thì ngành công nghiệp đóng tàu và hàng không của Trung Quốc có thể sẽ thay thế được mọi sự tổn thất trong vòng một thập kỷ, có lẽ dưới sự hỗ trợ đáng kể từ Nga.
Thật vậy, thiệt hại đáng kể của Trung Quốc trong cuộc chiến có thể sẽ phục hồi năng lực đóng tàu và ngành công nghiệp hàng không của Nga. Hơn nữa, chiến tranh sẽ góp phần “hiện đại hóa” PLAN và PLAAF bằng cách hủy đi các phương tiện chiến tranh cũ. Một đội tàu chiến và máy bay mới sẽ thay thế các thiết bị cũ.
Thiệt hại về nhân mạng sẽ làm tổn thất những người được đào tạo, nhưng kinh nghiệm thu được từ chiến đấu sẽ tạo ra một quân đội mới, được đào tạo và làm việc có hiệu quả.
Điều này sẽ dẫn đến việc huấn luyện tốt hơn, thực tế hơn cho các thế hệ tiếp theo của binh lính, thủy thủ và phi công của PLA.
Mỹ có thể cũng sẽ có một thời gian khó khăn để tái thiết, và không chỉ vì các tàu chiến và máy bay Mỹ có giá cao hơn Trung Quốc.
Các dây chuyền sản xuất F-15, F-16 gần như là sẽ chấm dứt hoạt động vào thời điểm đó, trong khi Mỹ không còn sản xuất F-22 nữa.
Ngành đóng tàu của Mỹ cũng sẽ mất một thời gian rất dài để khôi phục.
Mỹ sẽ phải đối mặt với câu hỏi “liệu chiến tranh có đáng hay không?”. Cả khi chiến thắng hay thất bại, Mỹ sẽ bị ảnh hưởng quân sự đáng kể và thiệt hại kinh tế. Ngay cả khi thắng, nó sẽ không “giải quyết” được vấn đề của Trung Quốc.
Có khả năng, chiến thắng có thể củng cố các hệ thống liên minh do Mỹ dẫn đầu. Giả định rằng cuộc chiến bắt đầu với một động thái quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông hay biển Hoa Đông, Mỹ có thể xem Trung Quốc như kẻ thù xâm lược và tự cho mình là cơ quan đầu mối nhằm cân bằng hành vi trong khu vực.
Sự xâm lược của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) tăng chi tiêu quốc phòng.
Một cuộc chiến tranh có thể làm kích thích chính phủ và xã hội Mỹ cố gắng vượt xa Trung Quốc. Mỹ có thể sẽ phản ứng bằng cách gia tăng nỗ lực để vượt qua quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang có thể gây thiệt hại cho cả hai bên.
Cuối cùng, Mỹ có thể phản ứng bằng cách rút tầm ảnh hưởng của mình khỏi chính trường Đông Á, ít nhất là trong một ý nghĩa quân sự. Lựa chọn này sẽ khá khó khăn với nhiều người Mỹ.
Kết luận
Cửa sổ cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc trong tất cả các khả năng, sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian không ngắn. Việc ngăn chặn chiến tranh sẽ đòi hỏi kỹ năng to lớn và sự nhạy bén của các nhà ngoại giao và nhà hoạch định chính sách.
Tại thời điểm này, chúng ta không nên quên rằng Trung Quốc và Mỹ chính là trung tâm của một trong những vùng kinh tế hiệu quả nhất thế giới đã từng có. Đó là một thứ để bảo vệ và xây dựng.
Theo NTD/National Interest