Kỳ công nghệ thuật xây dựng tháp Chăm độc đáo giữa Thủ đô
Quần thể tháp Chăm tại ‘ngôi nhà chung’ được xây dựng một cách kỳ công, hiếm có dựa trên nguyên mẫu là quần thể tháp Po Klong Garai ở Phan Giang.
Đây là một trong những quần thể tháp đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn của người Chăm ở Ninh Thuận.
Quần thể tháp Chăm được dựng trên diện tích khoảng 4000 m2 (Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bao gồm 3 công trình: tháp chính (tháp Kalan) cao hơn 20m, tháp cổng (tháp Gopura) cao hơn 8m và tháp hỏa (tháp Kosaghra) cao hơn 9m.
Tháp Chăm – Biểu tượng văn hóa độc đáo tại ‘ngôi nhà chung’.
Mỗi tháp kết cấu 3 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp.
Theo tài liệu, tháp Pokloogarai được vị vua Chế Mân cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV để tưởng nhớ công lao xây dựng Vương quốc Champa của vua Pokloogarai, được người Chăm suy tôn là “thần thủy lợi”.
Vật liệu xây tháp bằng loại gạch đỏ sẫm, phục chế, sản xuất theo quy trình riêng. Nguyên liệu gạch làm từ đất sét nghiền mịn, lọc, luyện kỹ. Gạch có độ xốp cao, lỗ rỗng nhỏ và đồng đều để có khả năng thoát ẩm, trách tích tụ nước. Gạch nung ở nhiệt độ nhỏ hơn 950 độ C để độ cứng vừa phải đảm bảo khả năng chạm khắc.
Quá trình nung phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe để gạch có độ bền cao, gạch ra lò được tuyển chọn từng viên để lúc mài đạt mặt phẳng gần như tuyệt đối khi đặt trên mặt kính.
Tháp chính được xây bằng gạch, có bốn mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía Đông, có cửa ra vào, còn ba mặt còn lại ở 3 hướng và cả 3 hướng đều có 3 cửa giả.
Tại cửa vào tháp chính, hốc mái vòm có trang trí các cột đá, ngưỡng đá và tượng đá. Đá cũng là chất liệu của Linga và Yoni – hai khối vật thể được đặt tại bên trong, chính giữa của tháp chính, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực sâu sắc của người Chăm.
Linga và Yoni được người Chăm tôn thờ như “hai vị thần”, hai nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ phân biệt và hòa hợp với nhau để sinh ra vạn vật.
Tháp chính có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Tượng thần Siva (trên cùng), tượng vũ nữ Chăm, các cột đá, ngưỡng đá bằng sa thạch được đục tay gắn vào tháp.
Video đang HOT
Tháp hỏa có mái cong hình thuyền vươn cao, nằm trong vùng tường bao và ở phía trước bên phải của tháp chính theo hướng Đông, mặt bằng tháp hình chữ nhật, bên trong có tường ngăn chia thành nhà kho và bếp. Tháp có 2 tầng, 3 cửa với diện tích 47,2 m2, trên độ cao nền 1,14 m. Cũng như Tháp Ka lan, Tháp hỏa cũng có các nét trang trí hoa văn kiến trúc giống tháp chính. Tháp hỏa là bếp lửa của nhà vua Po KlongGarai.
Trong ba ngôi tháp cổng và tháp lửa không được sử dụng để thờ cúng, chỉ có tháp chính là nơi thờ vua theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm.
Tháp cổng Gopura, có kiến trúc giống tháp Ka lan nhưng nhỏ hơn, có hai cửa thông nhau và có 3 tầng với tổng diện tích 36 m2, trên độ cao nền 1,08 m, đây là nơi đón tiếp khách của nhà vua.
Khu sân lễ hội nằm giữa tháp cổng và tháp chính, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, nghệ thuật của đồng bào dân tộc Chăm, có tổng diện tích 65 m2, cao hơn nền sân chính là 0,9 m.
Bao quanh khu sân lễ hội có hệ thống tường bao xung quanh khu tháp phía trong cao 0,4 m, phía ngoài cao 1,92 m so với nền trong và nền ngoài. Bề rộng tối đa của tường là 0,56 m. Bốn góc tường bao là 4 trụ lớn hình chóp vuông có chiều rộng là 1,9m, chiều cao 4,2m nhìn từ phía ngoài.
Toàn bộ khu tháp có 2 hệ thống bậc lên xuống được xây bằng gạch tạo thành 2 đường ra vào tham quan có chiều rộng là 1,2m, mặt bậc rộng 0,25m.
Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối, vòm cửa thu vào và vút cao hình mũi giáo. Trên mặt tường các trụ ốp được tạo với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc được tạo những phiến đá điểm cách điệu.
Tháp Chăm được xem là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận. Không gian tâm linh này có ý nghĩa đặc biệt với đồng bào Chăm. Vì vậy, công trình xây dựng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng với đồng bào Chăm khi ra sinh hoạt tại Thủ đô.
Nhà phố nghệ thuật đưa cả vườn cây vào lồng kính với không gian chill ngập tràn
Ngôi nhà phố với khu vườn kính độc đáo, thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ riêng của gia chủ.
Một siêu phẩm nhà phố ấn tượng, hiện đại, khác biệt hoàn toàn với các nhà phố đang phổ biến hiện nay. Công trình này không chỉ được nhóm thiết kế chú trọng về nội thất, mà còn mang ngoại cảnh độc đáo, rộng mở.
Kiến trúc sư Đỗ Nguyễn Anh Quý - chủ trì nhóm thiết kế chia sẻ, anh và nhóm muốn tạo ra nét riêng trong những dự án mình làm, để mỗi ngôi nhà thực sự là tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân và giúp gia chủ mỗi ngày đều được đắm chìm trong không gian đẹp đó.
Vườn nhà kính tuyệt đẹp là nơi tận hưởng những bữa tối lãng mạn hoặc nhâm nhi tách trà sáng cho ngày dài đầy năng lượng.
Phòng thay đồ trong phòng ngủ master sang và xịn với hệ tủ kính gắn đèn led tinh tế.
Mặc dù sử dụng tông màu tối nhưng cảm giác không gian vẫn ấm cúng nhờ chất liệu gỗ, nỉ, thảm trải sàn và ánh đèn vàng.
Phòng tắm đẳng cấp, có gu. Một không gian có nơi tắm hơi, ngâm bồn, thưởng thức rượu vang trong tiếng nhạc du dương.
Cầu thang xoắn ốc, tay vịn kính trong như dòng suối rủ mềm mại kết nối các tầng.
Thiết kế vườn kết hợp bàn ăn kiểu này vừa đảm bảo nhà ngập cây xanh, không khí và gió trời đối lưu nhưng vẫn đảm bảo sự kín đáo, an toàn khi mưa, nắng.
Góc giải trí với đàn piano. Ngồi ở đây, gia chủ có thể bao quát mọi khu vực trong nhà.
Người phụ nữ đơn thân hơn 10 năm thiết kế khu vườn "độc lạ" Chúng tôi rất ấn tượng và ngỡ ngàng khi đến tham quan khu vườn "độc lạ" của nữ "nghệ nhân" Lê Thị Sáu (55 tuổi, trú tại phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), bởi từ trong nhà ra tới ngoài ngõ được xây dựng và ốp, dán... bằng hàng vạn viên đá cuội, sỏi cuội, đá ong... Lối vào sân...