Kỳ bí núi đá voi Dăm La-Chư Gôh
Từ bao đời nay, núi đá voi Dăm La-Chư Gôh (làng Tai Glai, xã Ia Ko, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được người dân trong vùng lưu truyền nhiều huyền tích kỳ bí.
Với hình thù kỳ dị, độc đáo cùng những câu chuyện mang đượm màu sắc huyền bí, núi đá voi Dăm La-Chư Gôh sẽ là điểm đến thú vị cho những ai ưa thích khám phá.
Núi đá voi Dăm La-Chư Gôh cách trung tâm xã Ia Ko khoảng 10 km về hướng Tây Nam. Theo chân ông Rơ Mah Sơ-Chủ tịch UBND xã Ia Ko, chúng tôi băng qua những dòng suối cạn, những con đường khúc khuỷu, quanh co lởm chởm sỏi đá ven triền đồi mà người dân thường ngày vẫn đi làm nương rẫy.
Sau khi để xe máy gần một căn chòi rẫy, chúng tôi đi bộ thêm gần 1 km nữa men theo lối mòn dọc suối Tang Yul, trước mắt dần thấp thoáng những khối đá mồ côi nằm rải rác trên những con suối và những ngọn đồi. Lại gần hơn, những tảng đá này nằm sừng sững với hình thù kỳ dị, bí ẩn như có sự sắp đặt của tạo hóa.
Tương truyền rằng, ngày xưa, ở vùng đất này có chàng trai tên là Dăm La rất khỏe mạnh, tài giỏi và giàu có. Đi đâu, chàng cũng được người dân kính nể nhưng tính cách lại ngang ngược, hiếu chiến. Một ngày nọ, tình cờ được nghe dân làng bàn tán về 2 người vợ của chàng Dăm Dua ở núi Chư Hdrông (núi Hàm Rồng) tên là Bia H’Luih và Bia H’Klăng nức tiếng xinh đẹp, thùy mị và đảm đang. Lợi dụng lúc chàng Dăm Dua đi vắng, Dăm La dắt voi, đem lễ vật, trang sức, châu báu của mình đến nhà Dăm Dua hòng “bắt” 2 nàng H’Luih và H’Klăng.
Khi tới làng Chư Hdrông, chàng Dăm La đánh chiêng, thổi sáo, dùng những lời lẽ hoa mỹ để 2 nàng H’Luih và H’Klăng phải lòng. Dù liên tục suốt nhiều ngày liền như vậy nhưng 2 nàng vẫn không chịu mở lòng. Bực tức vì dùng nhiều cách mà vẫn không ăn thua, vốn tính ngang ngược, chàng Dăm La dùng chân đạp mạnh vào mái nhà của nàng H’Luih và H’Klăng để 2 người ra ngoài nói chuyện với mình. Tuy nhiên, 2 nàng vẫn ẩn trong căn nhà. Thấy không có tác dụng, chàng Dăm La nổi giận phá phách và cướp bóc hết bò, heo, gà, lúa thóc… sau đó trở về núi Chư Gôh.
Tảng đá hình con voi nằm gần suối Dăm La (xã Ia Ko, huyện Chư Sê). Ảnh: R’ Ô Hok |
Được tin 2 người vợ của mình bị Dăm La đến quấy rối và cướp bóc tài sản, chàng Dăm Dua liền quay trở về nhà. Khi được 2 nàng kể lại đầu đuôi câu chuyện, chàng Dăm Dua sắm binh khí, đao, nỏ, giáo đuổi theo hòng lấy lại danh dự cho vợ.
Video đang HOT
Không hề biết việc Dăm Dua đuổi theo truy sát, dọc đường, Dăm La vẫn bình thản cưỡi voi, hát hò. Khi tới gần cổng làng Hra thì bị Dăm Dua bắt kịp. Hai người giằng co một lúc và Dăm Dua dùng dao chặt đứt đầu con voi của Dăm La. Dăm La chạy chưa tới cổng làng Hra thì bị Dăm Dua dùng giáo đâm chết. Máu Dăm La cùng máu voi chảy liên tục ngày đêm, biến thành suối Dăm La hay còn gọi là suối R’Man (suối con voi) và sau đó biến dạng thành đá. Cây giáo đâm vào lồng ngực của Dăm La lâu ngày thì mọc thành đám lồ ô dọc hai bờ suối.
Ngày nay, khi đến núi Chư Hdrông, bạn sẽ thấy một phần đỉnh núi bị méo lệch. Người dân kể rằng, ngày xưa núi này là nhà của Dăm Dua. Sở dĩ núi bị méo là do Dăm La đạp vào mái nhà. Còn khi đến núi Chư Gôh bạn sẽ bắt gặp một tảng đá lớn có hình thù rất giống con voi và người nằm cách nhau khoảng 200 m. Người dân ở đây gọi với cái tên thân quen là núi Dăm La-Chư Gôh. Ngoài ra, trên các tảng đá ở Chư Gôh cũng xuất hiện rất nhiều dấu chân người và voi rừng, có tảng đá hình thù rất giống đùi heo, gà… đủ kích cỡ.
Đầu con voi Dăm La hóa thành đá ở núi Chư Gôh. Ảnh: R’ Ô Hok |
Ngoài khung cảnh kỳ bí và hoang sơ, khi đến núi Dăm La-Chư Gôh, du khách sẽ còn có cơ hội chiêm nghiệm những nét độc đáo về văn hóa truyền thống, những món ăn hấp dẫn của đồng bào Jrai địa phương như: cơm lam, gà rừng nướng. Chắc chắn rằng những món ngon lạ miệng này rất thích hợp cho các buổi picnic của du khách.
Ngoài ra, những cây chuối hột rừng mọc hoang dại ven suối Dăm La cũng là thức quà quý mà đại ngàn ban tặng cho du khách khi đến nơi này. Nếu du khách là người thích săn những bức hình đẹp, khung cảnh nơi này cũng sẽ là một điểm “livestream” hấp dẫn, nhất là những buổi chiều tà khi tia nắng vàng cuối ngày lấp ló phía sau đỉnh núi chiếu nhẹ qua những tán cây tạo nên những gam màu kỳ ảo.
Do nằm sâu trong rừng, đường đi còn khó khăn, gập ghềnh nên núi Dăm La-Chư Gôh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Hy vọng trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá thiên nhiên hoang dã, là điểm kết nối tuyến du lịch thác Phú Cường-hồ Ayun Hạ-Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi.
Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai
Tọa lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong vài năm gần đây.
Cách TPHCM chỉ hơn 130km, núi đá này là gợi ý thú vị để du khách khám phá vào dịp cuối tuần.
Núi đá Chữ Thập tọa lạc tại xã Phú Điền, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cách TPHCM khoảng 130km. Ảnh: Blog của Rọt
Người dân địa phương thường gọi đây là núi đá Voi, do khối đá có hình dạng và màu xám giống một con voi đang nằm giữa đồng ruộng. Ảnh: Blog của Rọt
Núi đá như "nổi lên" sừng sững giữa đồng ruộng xanh tươi. Ảnh: Blog của Rọt
Núi đá Chữ Thập nhìn từ trên cao. Ảnh: Blog của Rọt
Xung quanh núi đá Chữ Thập còn có nhiều tảng đá lớn khác để du khách chụp ảnh. Ảnh: Blog của Rọt
Theo nhiều du khách, khoảng thời gian chụp hình đẹp ở đây là vào mùa lúa non. Ảnh: Blog của Rọt
Ngoài việc leo núi, du khách cũng có thể trải nghiệm đạp xe quanh ruộng lúa hoặc chèo sup trên suối Đa Tôn... Ảnh: Blog của Rọt
... hoặc khám phá những điểm đến lân cận như đầm sen Phú Điền, đá Tình Nhân.... Ảnh: Blog của Rọt
Măng Đen, miền đất kỳ bí ở đại ngàn Măng Đen, thị trấn của H.Kon Plông (Kon Tum), được xem là vùng kinh tế động lực và là 'thiên đường' du lịch của tỉnh. Vùng đất thần tiên Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Măng Đen có nhiệt độ trung bình từ 16 - 20 độ C. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, độ che...