Kỳ bí động Cô Tiên
Nằm chênh vênh trên dốc núi Khum – Khău thuộc xã Thông Huề (Trùng Khánh – Cao Bằng) có một hang động kỳ lạ được bản Tày gọi là “động Cô Tiên” với nhiều sự tích kỳ lạ. Không chỉ có vậy, “động Cô Tiên” còn được người dân so sánh nét đẹp hoang sơ, bí ẩn bên trong không hề thua kém địa danh du lịch ở các nơi khác.
Vẻ đẹp kỳ thú của động Cô Tiên
Video đang HOT
Tin đồn cho rằng, đó là hang “nuốt xác”, chỉ có vào mà không có ra. Đơn giản vì đó là “nhà” của một nàng tiên bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần vì trót phạm tội với bề trên. Vì thế, nàng tiên này rất ác, thích hại người và làm những điều gây đau khổ cho người khác. Không tin những điều ấy, chúng tôi quyết định vào hang Cô Tiên để khám phá sự thật. Phải leo lên lưng chừng núi Khum Khău, vạch lá chặt gai mới vào được cửa hang. Đường vào hang rất hẹp, phải khéo léo trườn vào như con rắn mới có thể qua. Sau 15 phút khom mình trườn, chúng tôi mới vượt qua đường cửa hẹp. Phía trong tối như hũ nút, rộng mênh mông. Những tiếng động lạ bên trong đập vào các thành đá tạo ra âm thanh vô cùng khó hiểu, tựa như tiếng thú hoang trong rừng già. Soi pin, đốt đuốc và dùng những vỏ trấu vừa đi vừa rắc để đánh dấu đường vào, chúng tôi mới được tận mắt chứng kiến quang cảnh bên trong với nhiều điều thú vị.
Trải qua nhiều bậc đá lởm chởm những tai mèo, chúng tôi cũng đến được “ chính điện” của hang Tiên. Giường tiên nằm hiện ra trước mắt, đó là khối đá lớn màu vàng nhạt, bằng phẳng như được mài. Tảng đá có chiều rộng 3 mét, dài khoảng 5 mét, hơi dốc về phía có tảng đá nhỏ (tương truyền đó là chiếc gối của Cô Tiên). Phía dưới có một cột nhũ đá lớn 5 người ôm không xuể mà theo như người Trùng Khánh đó là cột chống trời. Nhiệm vụ hình phạt của cô tiên là phải canh giữ cột đá này để đảm bảo cho thiên đình không bị kẻ xấu xâm hại đến. Cách giường tiên khoảng 30 mét có một khu được gọi “ruộng tiên”. Đó là một dải đá cát vàng hình ruộng bậc thang rộng khoảng vài chục mét vuông nhìn rất đẹp mắt. Phía trên, là một vũng nước tự nhiên, đáng chú ý là vũng nước đó cứ tát cạn lại đầy. Chúng tôi quan sát kỹ thấy nước thẩm thấu từ phía dưới đáy của phiến đá và tràn ra ngoài. Theo ước tính, phía bên trong hang Cô Tiên rộng khoảng 1.000 m2. Các cột thạch nhũ đá nghìn năm tuổi, bóng loáng cùng những hang động nhỏ đã tạo cho hang Cô Tiên một vẻ đẹp kỳ thú lẫn kỳ bí.
“Động Cô Tiên” sẽ là một điểm thu hút và cũng là nơi để thử thách lòng dũng cảm cũng như tài leo trèo của những người ưa khám phá những điều mới lạ. Vượt qua những mệt nhọc, bạn sẽ thấy hiện ra trước mắt những cảnh tượng kỳ thú của thiên nhiên.
Theo ANTD
Mộ đá Đống Thếch và những cuộc đào trộm kỳ bí
Từng là "thánh địa" bất khả xâm phạm đối với người dân Mường Động trong thời gian dài dưới chế độ phong kiến và ách thực dân đô hộ, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) với bao câu chuyện ma mị đồn thổi đã trở thành nỗi khiếp sợ trong tâm trí người dân bản địa bao đời.
Nỗi khiếp sợ mang tên Lang đạo
Theo những ghi chép lịch sử còn để lại tới ngày nay, Mường Động xưa kia là một trong bốn vùng Mường cổ. Mường Động gốc ở xã Vĩnh Đồng ngày nay. Thời phong kiến, nơi đây tồn tại một thiết chế lang đạo được cai trị bởi các dòng họ quý tộc như: Đinh, Quách, Bạch, Hà. Cai trị vùng Mường Động chính là dòng họ Đinh mà người đứng đầu là Đinh Như Lệnh. Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm, dòng họ Đinh từ đời này qua đời khác đều nắm giữ chức Thổ tù cai quản Mường Động. Cho đến đời thứ 8, do lập nhiều công lớn nên Đinh Công Kỷ (sinh năm 1582) được vua Lê sắc phong chức "Đô đốc oai lộc hầu", đời đời nối nghiệp làm phiên thần cai quản dân binh 7 xã, họ Đinh cũng được đổi thành Đinh Công. Song, với uy quyền trong tay, dòng họ Đinh Công ngày càng bộc lộ rõ sự dã man, tàn bạo. Đối với người dân Mường Động lúc bấy giờ, tất cả những gì thuộc về nhà Lang đều nhuốm một vẻ huyền bí đến đáng sợ.
Ông Bùi Đức Òm - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng kể lại: "Nhà Lang tàn bạo, dã man đến mức, ngay cả trong những câu chuyện truyền miệng của người dân trong vùng cũng gắn cho dòng họ này một vẻ ma quái khiến nhiều người sợ hãi. Trong đó được kể nhiều nhất chính là đám tang của một vị lang. Khi hay tin lang chết, hàng chục voi khỏe được lệnh kéo đá từ tận xứ Thanh về để dựng mộ cho lang tại khu vực Đống Thếch. Ngày lang qua đời, chôn cùng lang sẽ là 5 voi, 7 người và đặc biệt phải có 50 đồng nam, 50 trinh nữ bị chôn sống để theo hầu lang ở bên kia thế giới". Người dân địa phương kể lại, để bảo vệ kho báu của mình, 50 đồng nam và 50 trinh nữ kia sẽ bị chôn sống trong 100 ngày. Trong thời gian đó, những người bị chôn sống sẽ được tiếp lương thực và nước uống bằng những ống tre cắm sẵn. Sau 100 ngày, những chiếc lỗ bị bịt kín lại để mặc cho những người này chết dần chết mòn trong nỗi oán hận. Cũng kể từ đó, dân Mường Động vẫn còn nghe những tiếng khóc than ai oán từ Đống Thếch vang khắp đại ngàn. Chính vì thế các cụ cao niên xưa vẫn dạy con cháu không được lại gần Đống Thếch vì sợ ma bắt. Chuyện kể lại rằng Đống Thếch là nơi có phong thủy đẹp, có gia đình đã liều mạng đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức trong nhà người thì phát điên, kẻ đột tử không rõ nguyên nhân. Lại có lời đồn về những kẻ liều mạng xông vào khu vực này đều bị lạc lối, bị bắt ở lại làm chồng, làm vợ cho những đồng nam, trinh nữ xưa kia đã bị chôn sống.
Đống Thếch được cho là có dáng miệng rồng, xưa kia đâu đâu cũng là những cây đại thụ che bóng, quanh năm không có ánh sáng. Với diện tích lên tới 3ha, Đống Thếch được chia làm hai khu mộ nổi và mộ chìm. Mộ nổi với những bia, cột đá cao tới vài mét tách biệt hẳn tại khu trên là nơi chôn những người có vai vế trong họ lang. Mộ chìm ở khu dưới chỉ được quây bằng những phiến đá bé. Chính những bia đá kỳ bí đã trở thành dấu ấn biểu hiện uy quyền bất khả xâm phạm, cảnh báo bất cứ sự xâm nhập nào của người dân. Cho đến sau năm 1945, khi quân đội giải phóng vào khai phá khu vực Mường Động, những bí ẩn xung quanh khu mộ đá mới dần dần được hé lộ.
Dưới mộ có đồ cổ không?
Dẫn chúng tôi tìm hiểu về khu mộ cổ, anh Bùi Văn Luân (phụ trách văn hóa xã Vĩnh Đồng) chỉ cho chúng tôi vị trí ngôi mộ của Lang Đinh Công Kỷ: "Bọn trộm mộ đã đào xới tung cả khu vực này, khuân cả những phiến đá to có khắc chữ đi. Giờ cả khu mộ chỉ còn lác đác vài cột đá chữ không còn rõ nét, nhiều ngôi đã bị san phẳng".
Trời về tối trên khu mộ càng trở nên thê lương, lạnh lẽo. Những người nông dân được giao trồng hoa màu tại khu vực cũng nhanh chóng kéo nhau ra về trả lại cho khu mộ vẻ đìu hiu, cô quạnh đến rợn người. Nhóm một đống lửa nhỏ, bằng giọng trầm khàn nhè nhẹ, anh Luân kể rằng khi khu mộ được phát hiện, nhiều kẻ đào trộm mộ tìm về đây với hàng đoàn người ngựa, cuốc thuổng mong kiếm chác từ những tay buôn đồ cổ. Hôm sau, cả đoàn người ngựa biến mất một cách kỳ bí.
Trước những lời đồn thổi mê tín dị đoan, cùng việc đào trộm mộ, từ năm 1972 đến năm 1975, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã có những bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu về các khu mộ Mường ở bốn vùng Mường lớn là Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn), Mường Động (Kim Bôi) thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong đó, mộ đá Đống Thếch được đánh giá có quy mô và giá trị nghiên cứu hơn cả. Khu mộ cổ Đống Thếch hiện được chia làm hai khu nhỏ trong đợt khai quật, khu A có 15 ngôi mộ có dạng tròn hoặc vuông với các dãy đá bao quanh. Đầu mộ thường chôn ba hòn đá cao, to nhất thành một hàng thẳng. Trên các hòn đá đó thường có ghi tên tuổi, công trạng ngày mất của người dưới mộ. Khu B, theo kết quả khảo cổ thì tìm thấy 7 ngôi mộ quy mô không lớn bằng khu A. Trong các lần khảo cổ, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều vật tùy táng, đó là đồ dùng chôn theo người chết, với các loại trang sức, đồ dùng bằng gốm sứ, bằng đồng... có giá trị lịch sử và khảo cổ học. Từ những nghiên cứu trên, khu mộ cổ Đống Thếch đã mở ra rất nhiều điều còn bí ẩn trong các phong tục, sinh hoạt, đồ dùng, trang phục... của người Mường đặc biệt trong tầng lớp lang đạo ngày xưa.
Đáng chú ý nhất là đợt khai quật khảo cổ học năm 1984. Tại đây, các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học đã làm sáng tỏ những bí ẩn của khu mộ cổ Đống Thếch. Nhiều hiện vật được phát lộ đã cho thấy sự phát triển khá hưng thịnh của chế độ Lang đạo thời kỳ phong kiến. Những chiếc trống đồng sông Đà được phát hiện ở khu mộ cổ càng khẳng định sự phát triển rực rỡ của nên văn hóa Hòa Bình trên vùng đất Vĩnh Đồng qua các thời kỳ lịch sử. Hiện, tại Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã sưu tầm, lưu giữ và bảo quản được 207 hiện vật bằng gốm sứ như bát, đĩa, lọ, chậu... 260 hiện vật đồ đồng gồm tiền, gương, vòng, hoa tai... 11 hiện vật bạc gồm trâm cài tóc... Đặc biệt là xương voi, xương ngựa và nhiều hình nộm được chôn làm đồ tùy táng.
Ông Bùi Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết: "Sau các đợt khai quật, những lời đồn thổi về việc chôn người sống đã dần bị xóa bỏ, không hề có một lượng lớn di cốt như lời đồn đại. Nhưng cũng từ đó, nạn đào trộm mộ lại rộ lên. Có những thời điểm hàng trăm người cùng máy dò kim loại lật tung cả khu mộ. Nhiều hiện vật quý đã bị mang đi. Đến nay, khu mộ chỉ còn lác đác vài cột đá, không còn hiện vật nên ngôi nhà dùng để trực bảo vệ cũng bị bỏ hoang. Cổng sắt bị người dân tháo ra bán sắt vụn. Giờ khu di tích khảo cổ học cấp quốc gia được giao cho các hộ gia đình cựu chiến binh vừa cấy hái, vừa trông nom".
Khu mộ cổ Đống Thếch đã "rỗng ruột" và có nguy cơ trở thành một khu phế tích, người dân không còn tin vào những chuyện ma quỷ đồn đại, nhưng cũng chẳng mấy mặn mà với khu di chỉ khảo cổ đậm dấu ấn văn hóa Mường này. Nếu không sớm có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để bảo vệ khu mộ này, trong thời gian ngắn, khu mộ cổ Đống Thếch có thể hoàn toàn biến mất.
Theo ANTD
Cây hoa sữa 600 tuổi Cây hoa sữa 600 tuổi tại vườn nhà cựu chiến binh Võ Phúc Thiêm (64 tuổi), ở xã Lý Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) là một tuyệt tác của tạo hóa. Dân chơi cây cảnh đánh giá đây là cây hoa sữa cổ nhất và có hình dáng kỳ quái nhất ở Việt Nam. Hiện chủ nhân của cây cảnh này đang...