Kỳ bí câu chuyện tiến sĩ báo hiếu và bức tượng mẹ bồng con
Người dân xã Thanh Sơn ít ai không biết về truyền thuyết bức tượng đá hình người mẹ mặc áo tứ thân bồng con dưới chân núi Nga, thôn Trung Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bởi tính kỳ bí nhưng đầy nhân văn của nó.
Câu chuyện về tượng đá mẹ bồng con cảm động đã đi sâu vào tâm trí người dân Thanh Sơn; họ coi bức tượng đá này là vật thiêng liêng “thiên tạo” che chở cho dân làng, mọi người mạnh khỏe…
Bức tượng đá mẹ bồng con linh thiêng.
Theo cụ Lê Ngọc Kiệp (SN 1940), người trông coi ngôi chùa nơi có bức tượng, bức tượng đá có từ bao giờ cụ cũng không biết rõ, từ nhỏ cụ đã được nghe ông bà, cha mẹ kể cho nghe truyền thuyết về bức tượng.
Chuyện kể rằng, xưa có người phụ nữ mất chồng, gia đình nghèo khó nhưng vẫn tảo tần nuôi con ăn học, trưởng thành. Khi đến kỳ thi, người con đi thi, chỉ còn người phụ nữ ở nhà và luôn mong nhớ con. Một hôm bà đi kiếm củi, đến đầu núi ngồi nghỉ ngơi thì lả dần đi và chết.
Sau kỳ thi, người con đỗ tiến sĩ và trở về quê báo tin vui cho mẹ. Về đến làng thì nghe tin mẹ mất, được nghe người làng kể lại những nỗi vất vả người mẹ đã phải gánh trong suốt thời gian nuôi con khôn lớn và chờ đợi con. Chàng tiến sĩ quá thương mẹ, cũng khóc đến mức lả người đi rồi chết. Về sau, người dân phát hiện tại nơi hai mẹ con chết mọc lên một gò đá có hình mẹ bồng con.
Video đang HOT
Từ đó, người dân trong xã đã xây dựng một ngôi chùa bên cạnh bức tượng đá này gọi là chùa Mẹ Sỹ. Theo ông Kiệp, bức tượng mẹ bồng con vốn là điểm di tích “thiên tạo”, cái tên “Chùa Mẹ Sỹ” được người dân giải thích, tức người mẹ này có người con thi đậu tiến sĩ về báo hiếu và người dân địa phương có lòng hướng đạo nên cùng nhau xây dựng ngôi chùa này.
Điểm di tích “thiên tạo” hình mẹ bồng con hướng về dân làng.
Trước kia người dân trong xã còn gọi chùa với cái tên khác là “chùa Mẹ Sẩy”. Theo cụ Kiệp, có nhiều dị bản khác nhau về truyền thuyết bức tượng, nhưng chủ yếu là do tiếng địa phương được người dân đọc lệch đi, từ mẹ Sỹ thành mẹ Sẩy. “Cứ ngày mùng một, rằm hay dịp Tết, nhiều người dân và cả người từ các nơi lên đây thắp hương và cầu bình an, cầu tài, cầu lộc…”, cụ Kiệp cho biết.
Theo cụ Kiệp thì bức tượng đá mẹ bồng con là “thiên tạo” và trải qua thời gian dài và bị người dân đập phá, giờ chỉ còn bức tượng nhân tạo. Cũng đã có nhiều câu chuyện được đồn thổi rằng nhiều người sau khi phá tượng đã bị bệnh tật mà chết. Cho rằng bức tượng “báo oán”, địa phương đã cùng gia đình ông Nguyễn Duy Hồng phục dựng lại ngôi chùa và tượng mẹ Sỹ, đến nay nơi đây đã trở thành một khu di tích.
Theo người dân địa phương, những người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc phá chùa, phá tượng đều sẽ bị “trừng phạt”. Những lời đồn thổi và những câu chuyện nhuốm màu hoang đường càng khiến bức tượng thêm linh thiêng.
“Giờ đây những đứa trẻ con hay người dân trong làng cũng không ai dám bứt một cành, lá đa nào. Khi đến mùa thi cử, nhiều cháu đã lên đây cầu đỗ đạt, thành danh lại mang lễ lên chùa trả lễ”, cụ Kiệp cho biết.
Giang Nguyễn
Theo Dantri
Một nông dân bỏ hơn 300 triệu đồng xây cầu cho dân làng
Trăn trở thương các em nhỏ trong làng đi học qua suối trên mấy cây cầu tạm chông chênh, té ngã hoài; anh Coor Dênh - một nông dân ở huyện miền núi Nam Giang - đã tự bỏ tiền xây một cây cầu cho dân làng mình.
Anh Coor Dênh (phải) vui mừng bên cây cầu mới do chính anh đầu tư xây dựng cho bà con thôn Vinh, xã Tà Pơ
Sinh ra và lớn lên ở vùng núi đầy khó khăn, anh Coor Dênh (SN 1979, ở thôn Vinh, xã Tà Pơ, huyện Nam Giang, Quảng Nam) thấu hiểu bao vất vả của bà con dân làng mình; nhất là việc đi lại trắc trở do đường núi gập ghềnh, lại có con suối cách ngăn đường từ làng này sang làng khác. Lớn lên theo cha đi làm ăn xa rồi quay về ổn định lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê, anh Coor Dênh thấy dân làng mình khổ với con suối cách làng với đường huyện. Người làng làm nương làm rẫy, tới vụ thu hoạch, cõng lúa thóc, nông sản qua con suối đưa ra ngoài bán khó khăn. Các thương lái lên các huyện thu mua lúa thóc, nông sản cũng ngại mấy cây cầu tạm chông chênh. Thương nhất là mấy đứa trẻ con trong làng ngày ngày đi học qua suối trên cầu tạm cứ té ngã hoài; mùa mưa nước ngập cầu, người lớn thương con phãi cõng con trẻ lội suối tới trường, không thì phải bỏ học.
Anh Coor Dênh nói: "Dân bắc cầu tạm qua con suối, mùa mưa lũ cầu ngập rồi bị lũ cuốn trôi, lại làm cầu tạm. Người trong làng cứ chứng kiến cảnh trượt ngã xuống suối hoài. Dắt xe qua cầu tạm, cả người cả xe lao xuống suối, thấy mà cám cảnh. Có lần một em học sinh bị ngã xuống suối, nước đẩy trôi chút nữa thì chết đuối".
Cứ trăn trở như vậy, nên dù làm nương rẫy tích cóp chẳng được là bao, nhưng ngay khi được dự án công trình thủy điện ở địa phương đền bù giải tỏa đất đai được khoảng tiền kha khá, anh Coor Dênh không giữ dành dụm mà bàn với vợ bỏ hơn 300 triệu đồng mua vật liệu, thuê nhân công xây ngay một cái cầu bê tông bắc ngang con suối, nối thẳng đường từ làng ra đường. Từ đây, người dân thôn Vinh có cây cầu bê tông dài 7 mét, rộng 2 mét, trụ cao 5 mét chắc chắn nối liền với đường bê tông dài gần 20 mét thẳng từ trong ra đường huyện.
Nay người dân thôn Vinh, xã Tà Pơ đã yên tâm qua suối khi có cây cầu nối với đường bê tông thẳng từ làng ra đường huyện
Dẫn chúng tôi ra phía cây cầu mới, chỉ vào mực nước suối dâng cao những ngày mưa lũ chạm gần đáy cầu, anh Coor Dênh cười vui nói: "Nước suối dâng cao lắm cũng không vượt qua được mặt cầu. Trước đi vì con suối cách trở mà làng mình như bị tách biệt. Chừ thấy bà con đi lại qua cây cầu qua con suối hàng ngày giản tiện hơn; thấy xóm mình, thôn mình cũng thay đổi rất nhanh từ ngày có cây cầu. Rứa là vợ chồng mình vui trong bụng lắm. Vợ chồng mình còn tính làm cái khu sinh hoạt tập thể ngay đầu xóm chỗ cây cầu nữa. Ngày lễ, ngày hội, dân làng mình có cái chỗ mà vui chơi"
Xây xong cầu, anh Coor Dênh đang thực hiện tâm nguyện xây một khu sinh hoạt cộng đồng ngay đầu xóm Cơ Pía, thôn Vinh
Dân làng ở xóm Cơ Pía, thôn Vinh, xã Tà Pơ nhắc đến anh Coor Dênh đầy trìu mến. Bà Bh'nươch Bế, nay đã ngoài 70 tuổi đang chuyện trò cùng với bà con xóm Cơ Pía ở đầu làng chia sẻ: "Có cây cầu của Coor Dênh xây, người già như mế không lo qua suối không được nữa. Lỡ mế có đau ốm gì, mấy đứa cũng đưa mế đi trạm y tế nhanh hơn. Mấy đứa trẻ con trong làng từ ngày có cây cầu không phải bỏ học vì khó khăn khi đi qua con suối nữa. Người làng đi chặt củi, vận chuyển lúa, nông sản ra vào cũng rất là tiện lợi. Dân làng quý tấm lòng của Coor Dênh lắm".
Khánh Hiền
Theo dantri
Dân giả quan uống rượu thề không tham nhũng Các cụ cao niên và người dân Thuận Thiên (Kiến Thụy, Hải Phòng) cùng uống rượu pha tiết gà rồi đọc lời thề 'không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, hách dịch, làm việc chí công vô tư'. Sáng 13/2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng diễn ra lễ hội Minh Thế (hay còn gọi...