Kỳ bí bộ tộc sở hữu nhiều mỹ nhân nhất thế giới
Hunza là bộ tộc có nhiều mỹ nhân nhất thế giới sống ở phía Bắc Pakistan. Nhờ lối sống lành mạnh, các thành viên của bộ tộc này sống rất thọ, trung bình là 120 tuổi. Đặc biệt, một số trường hợp sống tới 160 tuổi và minh mẫn khi về già.
Được đánh giá là bộ tộc có nhiều mỹ nhân nhất thế giới, người Hunza hay còn gọi Hunzakut sinh sống tại thung lũng Hunza, phía Bắc Pakistan.
Phụ nữ Hunza có làn da sáng và đẹp hơn so với những cộng đồng sống ở các khu vực khác trên đất nước.
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia, sở dĩ bộ tộc Hunza có nhiều mỹ nhân là nhờ sử dụng nguồn nước tinh tiết, thực phẩm sạch và không khí trong lành.
Chế độ ăn của người Hunza bao gồm các thực phẩm tự cung tự cấp như: rau, sữa, ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và ít thịt.
Không chỉ nổi tiếng có ngoại hình xinh đẹp, người Hunza sống rất thọ nhờ lối sống lành mạnh như trên.
Tuổi thọ trung bình của người Hunza là 120 tuổi. Đặc biệt, một số trường hợp sống tới 160 tuổi.
Dù nhiều tuổi nhưng họ khá minh mẫn khi về già. Phụ nữ bộ tộc Hunza được cho là có thể sinh con dù ngoài 60 tuổi.
Thêm nữa, người Hunza không mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như những cộng đồng khác. Điển hình là việc họ không bị ung thư do hấp thụ vitamin B17 hay amygdalin có trong hạt mơ.
Bộ tộc Hunza gây chú ý khi tuyên bố là hậu duệ của Alexander Đại đế. Họ sinh sống tại nơi đây sau khi nhà cầm quân nổi tiếng của vương quốc Macedonia chinh phục khu vực này.
Người Hunza sử dụng ngôn ngữ Burushaski. Đây là sự kết hợp giữa ngôn ngữ của vương quốc Macedonia với tiếng Hy Lạp cổ đại được sử dụng ở đế chế Ba Tư.
Video: Bí quyết sống 130 tuổi của bộ tộc ở Trung Đông ( nguồn: VTC16 )
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Daily bhaskar
3 cổ vật "hiện đại" độc nhất thiên hạ, 2 trong số đó nghi vấn "xuyên không"
Có một số cổ vật, đứng trên phương diện kỹ thuật mà nói, vô cùng hiện đại, thực sự khiến người ta nghi ngờ đó là những bảo vật "xuyên không".Cả một câu chuyện kỳ bí đằng sau đó là gì?
Gần đây, chủ đề "xuyên không" trở thành đề tài hot luôn được các nhà sản xuất phim truyền hình ở Trung QUốc khai thác. Nhìn những nhân vật vượt thời gian về thời cổ đại mới thấy cuộc sống của họ khó khăn tới mức nào. Cũng trong cùng chủ đề xuyên không, không chỉ có nhân vật, mà còn có cả đồ vật cũng có khả năng cao vượt thời gian và tồn tại xuyên suốt hàng trăm thế kỷ.
Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, với lịch sử lâu dài trong năm ngàn năm qua, có thể nói là có rất nhiều kho báu bảo vật quýhiếm. Và có một số cổ vật, đứng trên phương diện kỹ thuật mà nói, vô cùng hiện đại, thực sự khiến người ta nghi ngờ đó là những bảo vật "xuyên không".
Đầu tiên phải kể đến chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc. Đầu những năm 1990, có một công nhân nhà máy gạch ở thị trấn Bán Sơn, tỉnh Hàng Châu, khi chuẩn bị công việc nung gạch, anh vô tình tìm thấy một cái lỗ hình hang nhỏ có đường kính dưới một mét. Ông đã kịp thời báo cáo cho văn phòng di tích văn hóa địa phương.
Sau khi các chuyên gia khảo cổ của Cục di tích văn hóa tới kiểm tra và tìm hiểu, họ xác nhận đây là một ngôi mộ cổ trong thời Chiến Quốc. Vì vậy, các cơ quan chức năng đã ngay lập tức tổ chức nhân lực và bắt đầu công việc khai quật. Khi miệng hố được đào xuống độ sâu một mét từ mặt đất, có một ánh sáng rực rỡ phát ra từ phía dưới. Chẳng mấy chốc, chiếc cốc pha lê này lộ diện và được đưa về bảo tàng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu ngay lập tức.
Bảo vật thứ 2 là chiếc thước cặp làm từ đồng xanh, được phát minh bởi kẻ phản loạn Vương Mãng, triều đại nhà Hán. Hiện tại, chiếc thước đồng này được lưu giữ trong Bảo tàng Dương Châu. Nếu như không nói đây là chiếc thước cặp của 2000 năm trước, người bình thường sẽ cho rằng đây là chiếc thước cặp được làm trong thời hiện tại. Thước cặp được sử dụng có thể đo chính xác chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể.
Đừng đánh giá thấp chiếc thước cặp này. Người phương Tây đã sử dụng loại vật này hơn một nghìn năm sau. Chiếc thước cặp này cũng đóng một vai trò to lớn trong nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cổ đại. Bởi vì chiếc thước cặp này quá tiên tiến, nhiều người nghi ngờ rằng Vương Mãng có khả năng là một nhân vật "xuyên không".
Bảo vật thứ 3, vô cùng tinh xảo, đó là đôn của Tăng Hậu Ất - Quốc quân của Tăng quốc thời Chiến quốc. Như chúng ta đã biết, các bảo vật khai quật từ lăng mộ của Tăng Hậu Ất là những báu vật quốc gia rất quý giá.
Trung Quốc đã từng tìm ra kho báu quý hiếm được khai quật từ ngôi mộ của vị Quốc quân này, đó là những chiếc chuông nghiêng. Trên thực tế, ngoài những chiếc chuông, ngôi mộ còn khai quật được những bát vật "nghịch thiên", ví dụ như chiếc đôn đồng này. So với chuông, mặc dù kích thước của nó nhỏ, nhưng giá trị của nó không kém gì chuông.
Đôn là một cấu trúc phức tạp gồm hai phần: phần trên được gọi là đôn bằng đồng, đúc 28 con rồng, cao 30,1 cm, đường kính trong 25 cm, đường kính đáy 14,2 cm, nặng 9 kg. Phần dưới là một vật thể dạng đĩa , được đúc 56 con rồng, cao 23,5 cm, đường kính lòng trong 58 cm, nặng 19,2 kg .
Đây là một bảo vật có kết cấu phức tạp và tinh xảo thời Chiến quốc, đại diện cho đỉnh cao của quá trình đúc đồng cổ xưa của Trung Quốc. Nó cũng là một kho báu độc nhất vô nhị trên thế giới. Do kết cấu cực kỳ phức tạp của nó, không một chuyên gia nào có thể phục chế bản sao.
Theo danviet.vn/NewQQ
Giật mình những hiểu lầm kinh điển về sự kiện lịch sử Một số người hiểu sai các sự kiện lịch sử nổi tiếng thế giới nên có những hiểu biết không chính xác. Thông qua các nghiên cứu của giới chuyên gia, những hiểu lầm này được xóa bỏ giúp mọi người có những thông tin chính xác về những sự kiện đã xảy ra. Một sự kiện lịch sử nổi tiếng thế giới...