Kỳ án kiện chồng: Đình chỉ vụ án
Phạm Mạnh Kỳ và con trai
Viện KSND huyện Krông Pa, Gia Lai vừa ra quyết định đình chỉ điều tra, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bị can Phạm Mạnh Kỳ (28 tuổi, trú tại tổ dân phố 12, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) về tội “Giao cấu với trẻ em” đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án.
Quyết định nêu rõ lý do đình chỉ vụ án là mặc dù thời hiệu xử lý theo quy định của pháp luật vẫn còn, nhưng xét thấy hành vi của Phạm Mạnh Kỳ không còn gây nguy hiểm cho bị hại Trần Thị Diễm Trinh nữa…
Cuối tháng 5-2010, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, mẹ của Trần Thị Diễm Trinh làm đơn tố cáo con rể “giao cấu với trẻ em” là con gái mình. Mặc dù trước đó, vào năm 2002, đích thân vợ chồng bà Hạnh đã đề nghị với bố mẹ Kỳ cho đôi trẻ được lấy nhau. Ông Phạm Chí Nghĩa (bố Kỳ) đã đồng ý tổ chức hôn lễ cho Kỳ và Trinh (lúc này chú rể 20 tuổi, còn cô dâu chưa tròn 16 tuổi). Lễ thành hôn giữa Kỳ và Trinh có sự tham dự của quan viên họ hàng, bà con xóm làng, chính quyền địa phương.
Hai vợ chồng trẻ sống với nhau được 9 năm và có một con trai kháu khỉnh cũng vừa bước vào tuổi lên 9 thì nảy sinh mâu thuẫn, Trinh bỏ lại chồng con đi với người đàn ông khác.
Video đang HOT
Cùng thời điểm này, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã cùng con gái làm đơn tố cáo Phạm Mạnh Kỳ về hành vi giao cấu với trẻ em. Điều tra theo đơn của bà Hạnh, Cơ quan CSĐT huyện Krông Pa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Mạnh Kỳ theo Điều 115 Bộ luật Hình sự và được Viện KSND huyện Krông Pa phê chuẩn. Tuy nhiên, quyết định này đã gây nhiều phản ứng không đồng tình từ dư luận.
Theo Tiền Phong
Dập tắt nguồn cơn "bão đêm"
Đó là một trong những biện pháp của chính quyền TP.HCM trước tình trạng bùng nổ đua xe trái phép.
Hàng chục lò độ xe đã vào tầm ngắm
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) đang lập hồ sơ theo dõi khoảng 20 lò độ xe và hơn 10 nài có biểu hiện tham gia "bão đêm", đua xe trái phép. PC45 đã thu thập được nhiều tài liệu cho thấy một số lò độ trên địa bàn thành phố, trong đó có nhiều lò PV đề cập ở 2 bài viết trước, có dấu hiệu đưa nài, xe đua về các tỉnh, thành lân cận tổ chức đua xe trái phép. PC45 đã mời một số người lên làm việc và xử lý theo NĐ163 về hành vi cá độ đua xe, như Thuận (Q.4), A Sáng (Q.10), Bảo "mách" (Q.1), C. "trắng" (Q.1), Luân (Q.1)...
"Sau khi xử lý theo NĐ163, nếu các chủ lò tái phạm sẽ bị xử lý theo NĐ176: đưa đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng từ 1 - 2 năm", một cán bộ PC45 nói. Không cảnh báo suông, số chủ lò độ xe, nài trên đều được trinh sát PC45 lập hồ sơ theo dõi rất kỹ. Vì vậy, vừa qua khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở lò độ xe của Thuận, các trinh sát đeo bám và bắt quả tang 2 lò độ xe Thuận (Q.4) cùng Phương (Q.10) đưa xe độ ra TP Vũng Tàu đua.
Ngoài ra, qua công tác tuần tra kiểm soát, cách đây 2 tháng PC45 cũng phát hiện một số lò độ xe có tiếng tăm như M. "mỏ lết" (Q.Tân Bình), Long "chích" (Q.Tân Phú)... và đã yêu cầu họ cam kết chấm dứt hoạt động. "Trong thời gian tới, trinh sát PC45 tiếp tục phối hợp Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), công an quận, huyện tăng cường tuần tra kiểm soát để xử lý các thanh thiếu niên vi phạm, tùy mức độ có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự", một cán bộ PC45 nhấn mạnh.
Giao trách nhiệm quản lý cụ thể cho cán bộ
Một lò độ chuyên về Suzuki Sport
Trong một văn bản chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác phòng chống tụ tập đua xe trái phép, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Công an TP.HCM xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý hành chính theo quy định của pháp luật, kể cả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục; trường giáo dưỡng). Đối với các đối tượng dưới 16 tuổi và học sinh, sinh viên vi phạm thì thông báo về nhà trường hoặc gia đình, yêu cầu có cam kết quản lý giáo dục, không để tái diễn. Đối với các đối tượng từ 16 tuổi trở lên, buộc phải làm kiểm điểm tại trường học, đơn vị công tác hoặc nơi cư trú trước khi xử lý hành chính...
UBND TP cũng yêu cầu chủ tịch UBND quận, huyện phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tụ tập, đua xe trái phép hoặc chạy xe gây rối trật tự công cộng ở địa bàn quận. Về phía Công an TP.HCM, nếu để xảy ra tình trạng trên thì trưởng công an quận, huyện phải chịu trách nhiệm.
Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Công an TP.HCM, cũng vừa chỉ đạo công an quận, huyện tham mưu cho chính quyền cùng cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa xe, cam kết không thay đổi đặc trưng, kết cấu xe (nếu tái phạm có thể xem xét rút giấy phép kinh doanh); giải tỏa các hàng quán buôn bán lấn chiếm lòng lề đường sau 24 giờ ở những nơi thanh thiếu niên thường tụ tập, đua xe trái phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng.
Đáng chú ý, trong công tác quản lý, PC45 và công an quận, huyện được giao nhiệm vụ phối hợp với cảnh sát khu vực tổ chức rà soát, lập danh sách các đối tượng có biểu hiện đang hoạt động hoặc có tiền án, tiền sự về cá cược đua xe, tổ chức cá cược đua xe; các lò chuyên xoáy nòng các phương tiện phục vụ đua xe để tổ chức các biện pháp xác minh, răn đe giáo dục, đấu tranh triệt phá. "Trách nhiệm theo dõi các lò độ xe giao cho cảnh sát khu vực, nếu để xảy ra độ xe đua thì trưởng công an phường, xã chịu trách nhiệm trước trưởng công an quận huyện", một cán bộ của PC67 cho biết.
Cổ vũ, kích động đua xe cũng bị phạt
Nghị định 34/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định đối với hành vi tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép sẽ bị phạt 750.000 đồng; người cổ vũ, kích động đua xe trái phép mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt 3 triệu đồng; người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép sẽ bị phạt 15 triệu đồng, tịch thu xe và tước GPLX không thời hạn; người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt 35 triệu đồng, tịch thu xe và tước GPLX; tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt 35 triệu đồng...
Đưa các đối tượng đua xe đi "tham quan" bệnh viện
Trước diễn biến phức tạp về TTATGT, cuối tháng 9.2010, Ban An toàn giao thông và PC67 TP.HCM tổ chức nhiều buổi tọa đàm về phòng chống nạn đua xe, tụ tập trái phép, gây rối trật tự công cộng. Nhiều giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng này cũng được đưa ra tại các hội thảo. Thượng tá Lê Văn Đoàn, Phó trưởng Công an quận 10, nhìn nhận: "Phải kiên quyết xử lý các cơ sở sửa xe chuyên đôn zên, xoáy nòng phục vụ các đối tượng đua xe. Trên địa bàn Q.10 hiện có 8 tiệm sửa xe phục vụ đua xe. Qua công tác vận động làm cam kết, đến nay nhiều tiệm giảm hẳn công việc trên". Ông Đoàn khẳng định: "Chúng tôi sẵn sàng kiến nghị tước giấy phép kinh doanh nếu họ tái phạm".
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM, đề xuất: "Sắp tới lực lượng CSGT cần kết hợp các bệnh viện để đưa các đối tượng đua xe vào chứng kiến cảnh tai nạn thảm khốc, chết chóc đau thương tại phòng cấp cứu, nhà xác, thông qua đó để cảnh báo hậu quả". Đề xuất này được bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, ủng hộ. Ông Dũng khẳng định sẵn sàng phối hợp các cơ quan chức năng, địa phương tổ chức áp dụng hình phạt cưỡng chế cho các đối tượng đua xe vào bệnh viện để họ có dịp tiếp cận các ca bị TNGT đang điều trị tại đây...
Đại diện Công an Q.Tân Bình kiến nghị áp dụng biện pháp bắn sơn phản quang và dùng camera ghi lại các đối tượng tụ tập, đua xe trái phép. Còn trung tá Phùng Viết Chánh, Đội CSGT trật tự và phản ứng nhanh Công an Q.6, kiến nghị cho nhân rộng biện pháp đưa hàng rào phản quang chắn đường vì thời gian qua đã tỏ ra hiệu quả trong việc hạn chế đua xe.
Theo Thanh niên
Hàng loạt ôtô tiền tỷ mang biển số giả Chủ xe Lexus choáng váng khi Công an Đống Đa (Hà Nội) xác định chiếc ông đang sử dụng đeo biển kiểm soát, sử dụng giấy tờ giả. Ngày 12/11, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết vừa thu giữ 4 ôtô (Lexus, Land Cruise) không rõ nguồn gốc, lưu hành trên thị trường bằng biển kiểm soát và giấy tờ...