Kỳ 5: Tỉnh táo, có lý trí, không mắc mưu Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Căn cứ vào các lý thuyết và thông qua quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà các bên nêu ra (như đã đề cập ở 4 kỳ trước), có thể đưa ra nhận xét: Trung Quốc đã và đang cố gắng viện dẫn tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh, bảo vệ cho quan điểm của mình về quá trình xác lập, thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV). Điều này là sai trái, Việt Nam và cộng đồng quốc tế không công nhận.

Không chứng minh được bằng pháp lý thì sử dụng sức mạnh

Sự thật là Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1956, lợi dụng sau hội nghị Geneve, hai miền Nam – Bắc Việt Nam cần một khoảng thời gian để luân chuyển quyền quản lý, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1974, lợi dụng thời điểm Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà suy sụp, sự quản lý đối với khu vực Hoàng Sa bị yếu đi, Trung Quốc sử dụng không quân, hải quân đánh chiếm nốt cụm phía Tây quần đảo Hoàng Sa, hoàn thành việc chiếm đóng, biến nó trở thành một căn cứ làm bàn đạp tiến tiếp xuống phía Nam.

Năm 1988, khi Việt Nam đang trong thời điểm khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao, Trung Quốc đem quân chiếm một số bãi cạn ở phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm phi pháp các đảo là hành động không thể biện bạch trước dư luận quốc tế và luật pháp quốc tế đương đại.

Rõ ràng, quan điểm cũng như hành động của Trung Quốc đưa ra từ xưa đến nay hoàn toàn sai trái. Tiến sĩ Trục nhấn mạnh, các nước trên thế giới từ xưa đến nay có nhiều nhà hàng hải tài ba. Họ cũng đã đi qua rất nhiều vùng đất, vẽ hải đồ, đặt tên cho những vùng đất đã đi qua. Như vậy, cứ lấy luận điểm đã từng đặt chân đến vùng đất nào để đòi chủ quyền vùng đất đó thì rất mơ hồ, có tính ngụy biện.

Độc chiếm Biển Đông là mưu đồ từ rất lâu của Trung Quốc. Quốc dân Đảng mượn cớ quân đồng minh ra tiếp quản, giải giáp vũ khí quân Nhật sau khi đại chiến thế giới lần thứ 2 kết thúc, đưa một hạm đội do Lâm Tuân chỉ huy gồm 4 con tàu, lợi dụng nhiệm vụ giải giáp quân Nhật để chiếm hai quần đảo. Tại Hoàng Sa, hạm đội này đã tùy tiện lấy tên của bốn con tàu để đặt tên cho các đảo mà trước đó Việt Nam đã đặt tên.

Sau đó đến những năm 50 của thế kỷ 20, Quốc dân Đảng bị thất thủ. CHND Trung Hoa ra đời và Quốc dân Đảng chạy ra Đài Loan, đồng thời rút toàn bộ quân ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam về. Trung Quốc đã lợi dụng tình thế để chiếm nhóm đảo ở phía đông và Đài Loan quay trở lại chiếm đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, mà họ gọi là Thái Bình, chúng ta gọi là Ba Bình.

Còn một chuyện cũng liên quan tới sau này là việc trong hạm đội của Quốc dân Đảng, có một ông Vụ phó Vụ Mỏ và Địa chất của Trung Hoa dân quốc. Ông này đi theo và khi đó đã vẽ nghịch ra đường biên giới chữ U gồm 11 đoạn. Một sơ đồ không có cơ sở gì sau này đã bị Trung Quốc lợi dụng để hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc đưa ra lập luận rằng đây là con đường đã tồn tại trong lịch sử, có trước Công ước Luật Biển năm 1982, và điều này hết sức phi lý, không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thừa nhận.

Về ý kiến của ông Dương Trạch Vỹ cũng như lời phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương viện dẫn lời lẽ trong Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ rõ: Trung Quốc đang cố tình hiểu sai, xuyên tạc để biện hộ cho việc họ đã sử dụng lực lượng, lợi dụng cơ hội để chiếm đóng phi pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và một số khu vực ở Trường Sa.

Ky 5: Tỉnh táo, có lý trí, không mắc mưu Trung Quốc - Hình 1

Thanh niên xem các bản đồ khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam

Video đang HOT

đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Mic.gov.vn.

Đánh lận thông tin với âm mưu độc chiếm

“Việc Trung Quốc nhắc đến văn bản của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, nhưng đó không phải là công hàm. Trung Quốc viện dẫn điều này để cố chứng minh cho lập luận của Trung Quốc là phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (Hoàng Sa – PV) và Nam Sa (Trường Sa – PV) là vô lý. Tôi nói rõ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công thư chứ không phải công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai. Họ thì nói rằng chúng ta đã thừa nhận nhưng đi sâu vào nội dung đó thì không hề có một câu nào nói đến việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận Tây Sa (Hoàng Sa – PV) và Nam Sa (Trường Sa – PV) là của Trung Quốc, mà chỉ nói rằng chính phủ và nhân dân Việt Nam tán thành và ủng hộ lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc theo tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc. Rõ ràng chúng ta chỉ dừng lại ở thừa nhận và ủng hộ chiều rộng lãnh hải 12 hải lý”.

Tiến sĩ Trục giải thích rõ bối cảnh: Thời điểm đó, Trung Quốc đưa tuyên bố 12 hải lý cũng là một sự kiện khá nổi bật liên quan tới việc thế giới đang có quá trình đấu tranh giữa các nước có nền hàng hải phát triển và các nước ven biển có nền hàng hải kém phát triển hơn, một bên thì muốn thu hẹp lãnh hải của các quốc gia ven biển vào càng sát bờ càng tốt, không cho phép mở rộng đến 12 hải lý. Các quốc gia khác, đặc biệt các quốc gia ở thế giới thứ ba, các nước đang phát triển muốn mở rộng chủ quyền của mình ra ở phạm vi lớn hơn. Trong bối cảnh đó Trung Quốc là nước tiên phong tuyên bố điều đó thì với một quan hệ về mặt hữu nghị giữa hai nước thì chúng ta lên tiếng ủng hộ cũng chính là chúng ta ủng hộ tiếng nói chung của cộng đồng các nước đang phát triển, là vấn đề hoàn toàn hết sức thiện chí.

Trở lại vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Tiến sĩ Trục đã chỉ rõ ý đồ sâu xa của Trung Quốc: Bằng việc Trung Quốc lý giải đặt giàn khoan ấy cách bãi Trung Kiến (tức Tri Tôn của Việt Nam – PV) là 17 hải lý, có nhiều người lầm tưởng khu vực ấy là của Trung Quốc. Nhưng sau khi Việt Nam nói rõ quần đảo Hoàng Sa bao gồm cả đảo Tri Tôn là chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép, công luận quốc tế đã quay ra ủng hộ Việt Nam vì biết Trung Quốc sai.

Nhấn mạnh tới chính nghĩa của Việt Nam, ông Trục nhấn mạnh: Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trung Quốc đã cố tình lập lờ trong cách vận dụng những quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 để đặt giàn khoan ở vị trí dễ làm cho người dân thế giới và người dân Trung Quốc hiểu lầm rằng vùng biển đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc, từ đó mà quay ra ủng hộ cho sự sai trái của họ. Cách “đánh lận” kiểu này, nếu ta không tỉnh táo, không phân tích cho thế giới hiểu, Việt Nam sẽ sa vào cái bẫy đã giăng sẵn. Do đó, cần hết sức tỉnh táo, không mắc mưu của Trung Quốc.

Theo ANTD

Kỳ 4: Cộng đồng quốc tế đã công nhận sự quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa

Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Kỳ 4: Cộng đồng quốc tế đã công nhận sự quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Hình 1

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (bên trái) tặng bản vẽ lại An Nam Đại quốc họa đồ

cho UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng

Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp. Ngày 19-3-1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.

Ngày 13-4-1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc. Ngày 23-9-1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục. Ngày 31-12-1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.

Ngày 4-1-1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.

Ngày 18-2-1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.

Ngày 26-11-1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này. Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.

Ngày 15-6-1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa. Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Kỳ 4: Cộng đồng quốc tế đã công nhận sự quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Hình 2

An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels

(Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT

Tháng 6-1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: "Republique Francaise-Empire d'Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938".

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4-4-1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 15-8-1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26-8-1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp. Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày 14-10-1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Từ ngày 5-9 đến 8-9-1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5-9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.

Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: "Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly" (khoản f).

Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4-1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối. Ngày 24-5 và 8-6-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa "luôn luôn là một phần của Việt Nam" và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 13-7-1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ ngày 17-1 đến 20-1-1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành
17:58:17 15/11/2024

Tin đang nóng

4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

Thế giới

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Giàn giáo 'xa xỉ' nhất thế giới

Sáng tạo

17:05:22 17/11/2024
Bước vào mùa mua sắm cuối năm, Louis Vuitton chơi lớn bằng cách biến giàn giáo công trình thành tòa tháp hình 6 chiếc rương xếp chồng cao 70 m giữa New York (Mỹ) sầm uất.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Chính thức: Hoa hậu Kỳ Duyên dừng chân trước Top 12 Miss Universe

Sao việt

10:12:07 17/11/2024
Sau hơn 3 tuần chinh chiến, 125 thí sinh của cuộc thi Miss Universe 2024 chính thức bước vào đêm thi chung kết. Chủ nhân của chiếc vương miện danh giá sẽ lộ diện sau loạt phần thi hấp dẫn.

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

Netizen

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Điên cuồng những đêm "cháy phố" sinh tử (bài 1)

Pháp luật

10:04:33 17/11/2024
Bỏ học, lêu lổng, không có sự quản lý của gia đình, người thân và bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi đám bạn xấu, mạng xã hội độc hại, không ít thanh, thiếu niên đã tụ tập với nhau trở thành tội phạm đường phố.