Kỳ 27: Nuôi ba ba giống
Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.
Phùng Hoàng Giang – Ảnh: T.T
Người ta gọi anh với nhiều mỹ từ, như “vua ba ba”, “chuyên gia ba ba”… và Giang nói anh “thấy ngại” về điều đó, vì đơn giản anh chỉ là nông dân. Mà nông dân thì không giấu giếm những gì mình làm được để những nông dân khác cùng làm theo. Thế nên, nhiều năm nay, anh không nhớ hết mình đã mách nước bí quyết nuôi ba ba thành công cho bao nhiêu nông dân khác.
Khởi đầu, sau khi trồng nấm rơm, dành dụm được 1 chỉ rưỡi vàng, Giang nghe lời một người bạn, gom hết tiền mua về 25 con ba ba giống. Nuôi được vài tháng, một nông dân ở Sóc Trăng tới tận nhà mua lại với số tiền gấp 3 lần số vốn bỏ ra ban đầu. Thấy ngon, Giang mua tiếp 100 con ba ba khác về thả ao. Lần này gặp ngay mùa nước lên, ba ba thoát ra đi sạch. Rút kinh nghiệm, Giang tìm mua tôn cũ về dựng rào quanh ao, rồi vét túi mua tiếp 100 con ba ba khác về thả. Một thời gian sau, ba ba bị chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Cụt vốn, anh phải đi hái thuê trái cây kiếm tiền mưu sinh, nuôi vợ con. Làm nghề “hái lượm” được hơn 1 năm nhưng trong lòng Giang lúc nào cũng đau đáu giấc mộng… ba ba.
Một lần đi hái trái cây thuê, nghe ti vi phát sóng gương một nông dân thành công với nghề nuôi ba ba, Giang tìm cách lân la hỏi thăm và phát hiện ra nhu cầu ba ba giống, ba ba thịt rất lớn. Thế là anh quyết định quay lại với con ba ba. Ngặt nỗi, anh không có vốn để mua ba ba thịt, không có kinh nghiệm để nuôi ba ba giống… Chỉ với số tiền “độn lưng” vài trăm ngàn đồng, chiếc xe đạp cà tàng, anh chạy đi khắp nơi tìm nguồn giống ba ba rồi mua, bán lại cho người có nhu cầu nuôi. Kiên nhẫn vừa làm vừa học, dành dụm được ít vốn, Giang lại mua ba ba về nuôi. Lần này với kinh nghiệm thu thập được và sự thận trọng sau nhiều lần thất bại, anh đã thành công. Chẳng những nuôi ba ba thịt phát triển tốt, anh còn cho ba ba đẻ trứng, ấp giống bán ra thị trường.
Video đang HOT
Anh Giang cho biết ba ba giống hiện có giá 8.000 đồng/con. Tiền đầu tư ao hồ tùy quy mô khoảng 10 triệu đồng nữa. Tiền thức ăn (cá hoặc thức ăn viên) khoảng 20 triệu đồng/1.000 con. Sau khi nuôi khoảng 1 năm có thể thu lời gấp đôi.
Kinh nghiệm nuôi ba ba cần chú ý chế độ ăn phải đủ chất, cho ăn nhiều lần trong ngày. Chú ý quan sát phát hiện những con do tranh giành thức ăn, cắn nhau bị thương để điều trị kịp thời. Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất để giúp ba ba khỏe, tránh được bệnh tật. Những lúc thời tiết thất thường, ba ba thường giảm ăn nên cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Không chỉ cung cấp giống, Giang kiêm luôn tư vấn miễn phí cho nhiều nông dân khác và họ đều nuôi thành công. Hiện tại, mỗi năm anh cung cấp gần 1 triệu ba ba giống ra thị trường, thu về tiền tỉ.
Theo TNO
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 7: "Vua" đặc sản từ 8,5 triệu đồng
Với 8,5 triệu đồng có được do bán máy laptop, giờ Trần Thanh Tuấn (32 tuổi) trở thành ông chủ của chuỗi nhà hàng đặc sản nổi tiếng tại Đà Nẵng.
Ý tưởng trên bàn ăn
E-mail: tuantranidea@yahoo.com.
Địa chỉ liên lạc: 43 Đỗ Quang, Đà Nẵng.
Ít ai biết rằng món đặc sản bánh tráng cuốn thịt heo rất giản dị đã lan rộng ra ngoài phạm vi của quốc gia lại bắt đầu từ việc mẹ Tuấn làm cho gia đình thưởng thức món này, vốn là sở trường của bà. Không có chút vốn liếng, Tuấn quyết định bán chiếc laptop mới mua với giá 8,5 triệu đồng lấy tiền khởi nghiệp. Sau đó, anh xây dựng nguyên một "dự án" cho quán ăn của mình để thuyết phục những nơi cung cấp bàn ghế, vật dụng bếp, nguyên liệu chế biến món ăn cho... nợ với cam kết sẽ thanh toán đầy đủ trong vòng 1 năm. Dự án của Tuấn đã thuyết phục họ.
Món thịt heo vốn ngon ở nước chấm, đã có tay nghề khéo léo và bí quyết pha nước chấm độc đáo của mẹ. Nhưng để phục vụ số lượng khách lớn và tạo ấn tượng riêng thì chưa đủ. Tuấn bỏ thời gian tìm hiểu cách làm miếng thịt heo luộc khi cắt có được 2 đầu mỡ như đặc trưng của món bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng. Rồi mò mẫm thức dậy từ sáng sớm xuống chợ đầu mối tìm nguồn rau sạch, giá gốc để phục vụ việc kinh doanh của mình. Quan trọng nhất, theo anh, là tìm được nguồn thịt heo sạch, nếu muốn phát triển lâu dài.
Quán bánh tráng cuốn thịt heo thành công ngoài mong đợi. Với cung cách phục vụ chuyên nghiệp, bài bản, mọi thứ đều sạch sẽ, sáng bóng đã kéo khách đến với bánh tráng cuốn thịt heo Trần đông nghịt. Nhanh chóng lấy lại vốn và thanh toán nợ nần, Tuấn thừa thắng xông lên, cho ra đời quán Trần 2, việc kinh doanh phát triển đến không ngờ. Khách du lịch bắt đầu biết tiếng đến Trần, là tiền đề để cho Tuấn tiếp tục Trần 3. Và giờ, với chuỗi 4 nhà hàng đặc sản Trần tại những địa điểm trung tâm nhất của Đà Nẵng, Trần đã trở thành món đặc sản của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến Đà Nẵng.
Đặc sản nổi tiếng của Trần - bánh tráng cuốn thịt heo 2 đầu mỡ và ông chủ 32 tuổi thành công từ đồng vốn 8,5 triệu đồng (ảnh nhỏ) - Ảnh: Bảo Nguyên
Ấp ủ đưa "Trần" xuất ngoại
Theo Tuấn, thành công của anh là nhờ biết áp dụng đúng và đủ chiến lược marketing hiện đại. Tất cả ngày lễ, tết Trần đều có những chương trình đặc biệt chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, Tuấn đã xây dựng thành công một đội ngũ nhân viên người miền Trung chuyên nghiệp và mềm mỏng để chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Anh bảo, việc nghe đơn giản nhưng rất khó bởi tính cách đặc trưng của người miền Trung vốn "ăn to, nói lớn".
Từ thành công của đặc sản Trần, rất nhiều người làm kinh doanh ở các địa phương lớn như TP.HCM, Hà Nội tìm đến Tuấn và ngỏ ý nhượng quyền thương hiệu với giá trị hấp dẫn, nhưng Tuấn đã từ chối. "Cho dù cam kết nhượng quyền có chi tiết đến đâu, cũng không tránh khỏi việc người chủ khác vì quyền lợi mà kinh doanh không đúng như mục tiêu mình đặt ra. Ở Trần, những thực phẩm qua ngày đều không được sử dụng lại mà phải mang về kho hủy để đảm bảo uy tín. Nhưng khi nhượng quyền họ có đảm bảo điều đó cho mình không? Vì vậy, tôi quyết định không nhượng quyền dù lúc ấy thấy người ta trả nhiều tiền cũng... ham thiệt!", Tuấn quả quyết.
Thay vì nhượng quyền, Tuấn chọn cách Nam tiến để mở rộng quy mô. "Sau miền Nam, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu dự án của hai đối tác tại Singapore và Mỹ. Họ muốn Trần có mặt tại những nơi đó. Đó là kế hoạch lớn của tôi trong chặng đường chinh phục mới!", ông chủ trẻ chia sẻ.
Theo TNO
Tòa án Quảng Bình xử vụ kiện Chủ tịch tỉnh vì ba ba Ngày 20/7, TAND tỉnh Quảng Bình xét xử vụ Công ty TNHH Tiền Hậu kiện Chủ tịch UBND tỉnh này về việc xử phạt và tịch thu lô ba ba của công ty. Trước đó, ngày 14/9/2011, Công ty TNHH Tiền Hậu (chuyên nuôi và buôn bán ba ba trơn, trụ sở tại Hóc Môn, TP HCM) vận chuyển lô ba ba 608...