Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: “Gắp lửa bỏ tay người”

Theo dõi VGT trên

Những tuyên bố mới đây của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tài phán đối với vùng nước ở bãi cạn Tư Chính là không có cơ sở cả pháp lý và lịch sử.

Dân Việt xin giới thiệu tiếp bài viết của TS. Trần Công Trục xung quanh vấn đề này.

LTS: Trong Kỳ 1, Dân Việt đã giới thiệu bài viết phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá những nội dung pháp lý quan trọng dưới “ánh sáng” của Luật pháp và thực tiễn Quốc tế hiện hành chứng minh những vấn đề xác lập và bảo vệ các quyền hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông và việc Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách, viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”.

Trong kỳ này, Dân Việt tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc bài viết của TS. Trần Công Trục – chuyên gia biển đảo, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích nhưng và âm mưu, ngụy biện của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt ở bãi Tư Chính của Việt Nam hiện nay.

Chiêu bài của Trung Quốc ở Biển Đông

Mọi người đều biết rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn UNCLOS 1982, hơn nữa là một trong những thành viên tích cực của nhóm quốc gia đang phát triển, đã có nhiều đóng góp trong quá trình tham gia Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển lần thứ 3.

Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: Gắp lửa bỏ tay người - Hình 1

Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở giữa Biển Đông. (Ảnh: Hoàng Thành)

Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông làm bàn đạp vươn lên tranh giành vị trí siêu cường quốc tế trong cuộc tranh chấp địa chính trị, địa kinh tế, địa chiến lược với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã triển khai các hoạt động vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, cũng như các quốc gia ngoài khu vực có quyền và lợi ích liên quan khác, bất chấp Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Chẳng hạn, Trung Quốc tiếp tục duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” bao lấy trên 90% diện tích Biển Đông và tìm cách hợp thức hóa yêu sách phi lý này bằng lập luận ngụy biện rằng:

Đây là biên giới biển do lịch sử để lại, xuất hiện trước khi UNCLOS 1982 có hiệu lực, vì vậy nó không chịu tác động bởi UNCLOS 1982.

Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở vùng biển nằm trong đường biên giới này.

Hơn nữa, Trung Quốc có chủ quyền đối với “Tứ Sa” ở giữa Biển Đông (bao gồm Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), Đông Sa (Pratas) và Trung Sa (vùng bãi cạn Macclesfield).

Vì vậy, “theo UNCLOS 1982″ Trung Quốc quyền mở rộng phạm vi các “vùng biển có liên quan” của Tứ Sa ra đến biên giới biển theo đường chữ U.

Lập luận nói trên của Trung Quốc, nếu theo thuật ngữ pháp lý thì có thể được gọi đó là sự “giải thích và áp dụng” quy định của UNCLOS 1982. Nhưng, sự “giải thích và áp dụng” này là hoàn toàn sai trái, là sự ngụy biện mà nhiều người cho rằng Trung Quốc đang muốn viết lại Luật Biển quốc tế có lợi cho họ.

Sự lập lờ của Trung Quốc về bãi Tư Chính

Xin vạch rõ tính ngụy biện trong cách “giải thích và áp dụng” UNCLOS 1982 của Trung Quốc như sau:

Thứ nhất: “Biên giới do lịch sử” để lại và “quyền lịch sử”.

Theo UNCLOS 1982, một quốc gia khi đã trở thành thành viên chính thức thì phải tuyệt đối tuân thủ và phải sửa đổi tất cả các quy định đã ban hành trước khi có Công ước, nếu chúng không phù hợp với các quy định của Công ước. Nếu không hủy bỏ và sửa đổi thì sẽ không có hiệu lực thi hành đối với các quốc gia thành viên khác.

Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: Gắp lửa bỏ tay người - Hình 2

Nhà giàn DK 1 của Việt Nam tại bãi Tư Chính. (Ảnh: Hoàng Thành).

“Các quốc gia thành viên” (Etats Parties) là những quốc gia đã chấp nhận sự ràng buộc của Công ước và Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó và “Công ước được áp dụng mulatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho những thực thể nói trong Điều 305 khoản 1, điểm b, c, d, e và f đã trở thành thành viên của Công ước, theo đúng với các điều kiện liên quan đến từng thực thể; trong giới hạn đó, thuật ngữ “quốc gia thành viên” cũng dùng để chỉ những thực thể này”.

Trong quá trình tiến hành Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển lần thứ 3, các đoàn đại biểu đã thảo luận về việc có nên đưa khái niệm “quyền lịch sử” đối với các tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế không, cuối cùng khái niệm này đã bị gạt ra khỏi các quy định tại Phần V, từ Điều 55 đến Điều 75.

Trong Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Haye 12/7/2016, Hội đồng Trọng tài cũng đã bác bỏ “quyền lịch sử đối với tài nguyên” trong vùng biên đường “lưỡi bò”của Trung Quốc.

Thứ hai: Vấn đề hiệu lực của các thực thể địa lý ở giữa Biển Đông trong việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa.

Trung Quốc đã tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) năm 1998, vận dụng theo phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở quốc gia quần đảo. Phần IV, Điều 46 đã định nghĩa:

“Quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.

“Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: Gắp lửa bỏ tay người - Hình 3

Chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. (Ảnh: Thành An).

Điều 47 đã quy định: Một quốc gia có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1…

Video đang HOT

Phần IV, không có Điều khoản nào quy định phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo không phải là quốc gia quần đảo.

Vì vậy, quốc gia lục địa có chủ quyền phải vạch đường cơ sở cho từng thực thể địa lý của quần đảo để xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa cho từng thực thể địa lý đó theo đúng các tiêu chuẩn đã được quy định trong UNCLOS1982.

Như vậy, Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai các quy định của Phần IV, UNCLOS 1982 trong việc xác lập hệ thống đường cơ sở đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung Quốc cũng đang tính đến việc xác lập hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa, sau khi họ đã chiếm đóng được tại các thực thể là các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các quốc gia xung quanh Biển Đông.

Từ cách xác lập hệ thống đường cơ sở sai trái đó, Trung Quốc khẳng định họ có quyền xác định “vùng biển phụ cận” và “vùng biển liên quan” của các quần đảo mà họ gọi là “Tứ Sa” ở giữa Biển Đông.

Cũng xin lưu ý rằng những thuật ngữ “vùng biển phụ cận”, “vùng biển liên quan” là những thuật ngữ không có trong UNCLOS 1982. Trung Quốc đã sử dụng các thuật ngữ này để phục vụ cho thủ thuật “lập lờ đánh lận con đen” trong việc cố tình giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982.

Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: Gắp lửa bỏ tay người - Hình 4

Các lực lượng hoạt động trên biển của Việt Nam luôn sẵn sàng, chủ động với các nhiệm vụ được giao. (Ảnh: Thành An).

Đây là một sai phạm tiếp theo sai phạm đã được phân tích ở Điểm 1. Bởi vì, theo quy định của UNCLOS 1982, tại Phần VIII, Điều 121 quy định: 1. “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. 2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản. 3. Lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác; Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa”.

“Gắp lửa bỏ tay người”

Theo Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII để xử vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, nếu căn cứ vào nguồn gốc của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, thì tất các đảo ở đây rất nhỏ bé, không thích hợp cho đời sống của cộng đồng dân cư và không có đời sống kinh tế riêng nên chỉ có thể có vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý.

Như vậy, các bãi cạn ở cách bờ biển của các quốc gia ven Biển Đông không quá 200 hải lý không phải là bộ phận của quần đảo Trường Sa; bởi vì chúng là những bãi ngầm, bãi cạn ở xa và bị ngăn cách quần đảo này bởi các rãnh sâu; không thể tạo thành một thể thống nhất về địa lý, địa chất và, đặc biệt, không thể gắn kết về kinh tế, lịch sử để tạo thành một thể thống nhất của quần đảo, đơn giản là vì con người không thể sinh sống, tồn tại ở những bãi san hô luôn luôn chìm dưới mặt nước biển.

Kỳ 2 : Tuyên bố của Trung Quốc ở bãi Tư Chính: Gắp lửa bỏ tay người - Hình 5

Vì vậy, bãi Tư Chính không thể là một bộ phận của quần đảo Trường Sa và vùng biển bãi Tư Chính không được coi là “vùng biển phụ cận”, “vùng biển liên quan” của quần đảo này.

Từ những thông tin và phân tích nói trên, chắc chắn bạn đọc có thể đánh giá được thực chất nội dung mà hôm 18/9/2019, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã lớn tiếng khẳng định rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa, quyền chủ quyền và tài phán đối với vùng nước ở “Bãi Vạn An Bắc” trong khu vực quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Rõ ràng lời tuyên bố đó đã cho thấy Trung Quốc đang phớt lờ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hiện hành, đang muốn viết lại Luật Biển Quốc tế, như nhận xét của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế.

Vì vậy, việc Trung Quốc cho rằng từ tháng 5/2019 phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở “Vạn An Bắc” của Trung Quốc (Bãi Tư Chính) đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc; vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam;

Vi phạm điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC) và các điều khoản liên quan trong UNCLOS 1982 (Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc1982 ) quả thật là một hành vi “gắp lửa bỏ tay người”, một sự vu khống trắng trợn đối với việc Việt Nam đã và đang tiến hành khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của UNCLOS1982.

Theo danviet

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc "nói một đằng làm một nẻo"

Trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, PGS.TS Vũ Thanh Ca - nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: "Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện "tiền hậu bất nhất" trong lời nói và hành động".

Đánh giá về vụ việc tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực nam Biển Đông, PGS.TS Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: Hành động của Trung Quốc trong những ngày qua trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cũng như các hành động trước đó với Philippines là những hành động cực kỳ nguy hiểm, đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Hành động của Trung Quốc cũng có thể coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp tình hình, gây leo thang xung đột và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

"Hành động của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để đi đến ký kết văn bản Quy tắc về ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) - một cộng cụ cực kỳ quan trọng để giúp duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững Biển Đông", PGS.TS Vũ Thanh Ca nhấn mạnh.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 1

Hoạt động phi pháp của tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc tới ngày 19/7. (Ảnh: Twitter Ryan Martison)

Sự vi phạm trắng trợn của Trung Quốc

Mới đây (ngày 19/7), phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Duzhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Dưới góc độ quan sát của mình, ông đánh giá, nhìn nhận sự việc này như thế nào?

- Theo quan sát và đo đạc của tôi trên ảnh vệ tinh có sử dụng các tư liệu của đồng nghiệp, đặc biệt là của Dự án Đại ký sự Biển Đông, Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi một số tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa vật lý kết hợp với thăm dò tài nguyên trên một vùng biển rộng lớn nằm ở phía Đông Nam nước ta.

Tàu này di chuyển theo một lộ trình như tất cả các tàu khảo sát biển thông thường khác, tức là đi thẳng, quay lại và đi thẳng trên một đường gần đó, tạo thành một mạng lưới dày đặc các điểm đo để lấy tư liệu xây dựng các bản đồ địa vật lý.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 2

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo. (Ảnh: IT)

Căn cứ vào tọa độ các đường khảo sát và Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa mà Việt Nam trình lên Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009, vùng khảo sát trái phép của tàu hầu như nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và một phần nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Điểm gần nhất của lộ trình khảo sát nằm rất sâu trong vùng biển Việt Nam, cách bờ biển Bình Thuận một khoảng cách nhỏ hơn 120 hải lý.

Căn cứ pháp lý khẳng định bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam

Được biết, các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây... cách xa lục địa của Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Vậy ở góc độ pháp lý, Trung Quốc đã sai phạm như thế nào khi đưa tàu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam, thưa ông?

- Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ còn bao gồm các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên.

Theo phân tích địa chất, đây là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các bãi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên diễn giải theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa.

Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei.

Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đã trình chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam bằng những lập luận cực kỳ phi lý và nếu theo luật pháp quốc tế thì vô giá trị.

Theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế.

Quyền chủ quyền bao gồm đặc quyền thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên tại mặt biển, vùng nước bên trên đáy biển, trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển và các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác các tài nguyên nêu trên vì mục đích kinh tế.

Quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm quyền cho phép các quốc gia khác thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công trình, thiết bị trong vùng này.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 3

Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ còn bao gồm các bãi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên. (Ảnh: Huỳnh Phạm)

Đối với thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền như nêu trên với tài nguyên trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển, cũng như quyền tài phán với việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công trình, thiết bị trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển.

UNCLOS cũng quy định rằng các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển nếu pháp luật đó không trái với luật pháp quốc tế.

Việt Nam đã thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để thực hiện các quyền của quốc gia ven biển theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982, Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa trình lên Liên hợp quốc năm 2009, ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.

Trong các văn bản pháp luật nêu trên cũng như các văn bản dưới luật, Việt Nam đã xác định rõ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động, đặc biệt là nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, lắp đặt cáp, đường ống ngầm và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tất cả các văn bản pháp luật nêu trên đều phù hợp với UNCLOS và các điều luật quốc tế đương đại khác.

Như vậy, việc Trung Quốc khảo sát địa vật lý kết hợp với thăm dò tài nguyên mà không được Việt Nam cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.

Các hành động của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm

Thưa ông, lý luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" hoặc là một phần của cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa". Tuy nhiên, trước đó Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã ra phán quyết phủ nhận điều này, song phía Trung Quốc vẫn đưa tàu Địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nói riêng và các động thái quấy rối, quân sự hóa biển Đông nói chung vẫn tiếp diễn. Phải chăng phán quyết của Tòa Trọng tài 3 năm trước không có không có hiệu lực đối với Trung Quốc?

- Lý luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" hoặc là một phần của cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa". Tuy vậy, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 đã nêu rõ hai điểm:

Thứ nhất, không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Hai là, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 4

Khu vực nhà dàn DKI trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Phạm)

Điều này có nghĩa là "đường lưỡi bò" hoàn toàn không có cơ sở luật pháp và mỗi đảo đá trên quần đảo Trường Sa đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý.

Ngoài ra, vì "các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất" nên không có cái gọi là "vùng nước quần đảo Trường Sa".

Như vậy, không thể dùng "đường lưỡi bò" hoặc "vùng nước quần đảo Trường Sa" để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam mà Trung Quốc vi phạm là vùng tranh chấp mà nó thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Rõ ràng hành động của xâm lấn của tàu khảo sát Hải Dương 8 thể hiện một điều rằng Trung Quốc không bao giờ từ bỏ yêu sách, tham vọng về "đường lưỡi bò" ở Biển Đông? Vậy hệ lụy của những hành động của Trung Quốc đối với khu vực và an toàn, tự do hàng hải, hàng không và duy trì luật pháp quốc tế trên Biển Đông hiện nay là gì, thưa ông?

- Chúng ta từ lâu đã biết rằng Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục ấp ủ âm mưu độc chiếm Biển Đông. Vì những luận điểm pháp lý của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và đã bị Tòa Trọng Tài thường trực bác bỏ nên lãnh đạo Trung Quốc một mặt đang chỉ đạo cho giới nghiên cứu Trung Quốc nghiên cứu tìm ra giải pháp mới để độc chiếm Biển Đông, mặt khác tiếp tục những hành vi bắt nạt các nước khác trên thực địa.

Theo đánh giá của nhiều học giả quốc tế, trong nước và của chính bản thân tôi, trong số các nước xung quanh Biển Đông có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam là nước mạnh cả về thực lực, ý chí và hoạt động thực địa để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Việt Nam cũng là nước bên cạnh Trung Quốc, bị Trung Quốc xâm lấn trái phép biển đảo nhiều nhất và cũng hành động kiên quyết nhất để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc nên Trung Quốc luôn tìm cách quấy nhiễu nhằm đè bẹp ý chí của Việt Nam trên biển.

Nếu xem trường hợp của Philippines, ta cũng có thể thấy tương tự. Trước đây, vì Philippines không chịu khuất phục, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây hấn, lấn chiếm đảo đá và vùng biển Philippines, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.

Không chịu nổi sự quấy nhiễu, lấn chiếm của Trung Quốc, Philippines đã phải kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực. Sau này, khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền và có chính sách hòa dịu với Trung Quốc, Trung Quốc đã giảm quấy nhiễu vùng biển Philippines.

Gần đây, do thấy không thể sử dụng "tình hữu nghị" để biến vùng biển không có tranh chấp tại vùng đặc quyền kinh tế Philippines thành vùng tranh chấp, Trung Quốc lại gia tăng quấy nhiễu vùng biển Philippines.

Các hành động xâm lấn, quấy nhiễu vùng biển các nước láng giềng của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nó làm mất lòng tin, gây phương hại tới an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định, thậm chí tạo ra nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo - Hình 5

Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép gần khu vực bãi Tư Chính. (Ảnh: NDCC)

Với tầm quan trọng của Biển Đông, đặc biệt là đối với hoạt động hàng hải, nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đông thì không chỉ các nước trong khu vực mà hầu như tất cả các cường quốc đều bị ảnh hưởng.

Do tất cả các cường quốc trong khu vực đều phụ thuộc vào hàng hóa chuyên chở trên Biển Đông, chiến tranh trên Biển Đông sẽ có khả năng làm suy thoái, thậm chí phá hoại nền kinh tế của khu vực và trên thế giới.

Kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc

Với những mối nguy ngại như vậy, được biết, hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận sôi nổi về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để giải quyết biển Đông. Vậy theo ông, COC sẽ giải quyết được những tranh chấp trên biển Đông?

- Hành động xâm lấn, quấy nhiễu biển Việt Nam của Trung Quốc lần này lại càng nguy hiểm vì nó xảy ra trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).

COC nếu trở thành một văn bản có tính ràng buộc pháp lý, nó có thể giúp kiềm chế hiệu quả căng thẳng và các xung đột tiềm năng trên Biển Đông, tạo môi trường để các nước đàm phán, giải quyết tranh chấp.

Muốn COC được đàm phán thành công, các nước cần xây dựng được lòng tin và thành thực trong đàm phán. Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện "tiền hậu bất nhất" trong lời nói và hành động.

Chính thái độ này của Trung Quốc đã làm mất lòng tin của các nước tham gia đàm phán và do vậy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nếu đàm phán COC bị chậm tiến độ hoặc thậm chí không thành công.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc luôn nhất quán chủ trương, đặc biệt ở Biển Đông, đó là chính sách, hành động nhằm biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp sau đó sử dụng sức mạnh quân sự gây hấn, khiêu khích để phục vụ cho ý đồ bành trướng, khẳng định chủ quyền vô lý. Ông bình luận gì về các giải pháp mà Việt Nam thực hiện khi Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam lần này?

- Tôi thấy các giải pháp lần này mà Việt Nam thực hiện là phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn và vì lợi ích của cả hai nước, chúng ta đang thực hiện phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Tuy đấu tranh kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển nhưng ta phải hạn chế thấp nhất những tác động của đấu tranh tới hợp tác.

Tôi cho rằng trên cơ sở phương châm nêu trên, ngay từ khi Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam thì lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển đã kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc.

Đồng thời, qua tất cả các kênh có thể sử dụng được, chúng ta đã sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao như tiếp xúc, gửi công hàm phản đối. Khi tàu Trung Quốc không chịu rút ra khỏi vùng biển Việt Nam, chúng ta đã sử dụng truyền thông như một biện pháp để đấu tranh với Trung Quốc.

Tôi cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xâm lấn thì chúng ta sẽ có thể sử dụng các giải pháp mạnh hơn là kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế thích hợp.

Cần chú ý rằng giải pháp pháp lý là cực kỳ quan trọng nhưng nên là giải pháp được sử dụng sau vì một khi đã kiện thì cả hai bên sẽ chịu nhiều tổn hại. Việc lựa chọn giải pháp nào cần được cân nhắc kỹ, đảm bảo có lợi nhất và ít thiệt hại nhất trong bào vệ chủ quyền và phát triển kinh tế, xây dựng tình hữu nghị bền vững giữa nhân dân 2 nước.

Xin cảm ơn ông!

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền

Ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực, cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này".

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú YênDanh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên
11:42:04 08/02/2025
Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Nữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung QuốcNữ sinh mất tích bí ẩn ở TPHCM được tìm thấy tại Trung Quốc
14:57:28 08/02/2025
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàngHọc sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng
22:02:22 06/02/2025
Danh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú YênDanh tính nạn nhân tử vong trong xe khách 54 chỗ bị lật ở Phú Yên
15:01:39 08/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Hàng chục con trâu của người dân chết trong rừngHàng chục con trâu của người dân chết trong rừng
10:13:04 07/02/2025

Tin đang nóng

Kinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhânKinh hoàng vụ lật xe khách tại Phú Yên và lời kể của nạn nhân
14:04:26 08/02/2025
Đòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinhĐòn trừng phạt chồng cũ Từ Hy Viên và mẹ chồng cũ sau trò lố lợi dụng cái chết của minh tinh
16:29:14 08/02/2025
Nữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần ThơNữ sinh Sơn La 17 tuổi mất tích: Gia đình nhận tin con gái ở Cần Thơ
13:58:17 08/02/2025
Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"
16:20:48 08/02/2025
Cha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mìnhCha nghèo bán hết tài sản, vay mượn để con học ĐH, con ra trường lương tháng 2 triệu đồng: Sai lầm khiến nhiều phụ huynh giật mình
14:27:02 08/02/2025
Salim và chồng thiếu gia: 15 năm là bạn, làm lễ cưới khi con gái 3 tuổiSalim và chồng thiếu gia: 15 năm là bạn, làm lễ cưới khi con gái 3 tuổi
13:53:23 08/02/2025
Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu nămSự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm
14:23:39 08/02/2025
Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt NamTriệt phá đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam
13:25:43 08/02/2025

Tin mới nhất

Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn

15:27:26 08/02/2025
Anh Nguyễn Văn Gia Bảo cùng bạn gái lên Đà Lạt để chụp ảnh cưới thì bị nạn, kế hoạch của hai người hoãn lại để điều trị vết thương.
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

08:33:16 08/02/2025
Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang triển khai cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hiện trường vụ lật xe khách trên QL1A, hiện đã xác định 3 người tử vong
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

22:10:18 07/02/2025
Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, huyện Kon Plông vừa xảy ra 4 trận động đất trong sáng 7/2. Các trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 3.2.
Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng

Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng

22:07:30 07/02/2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ban quản lý dự án 2 và nhà thầu khẩn trương khắc phục, sửa chữa khe co giãn bị bung bật trên cao tốc qua tỉnh Thanh Hóa.
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Tai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờ

Tai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờ

19:52:08 07/02/2025
Tai nạn giao thông giữa xe container và xe máy tại điểm giao cắt đường sắt ở Đồng Nai khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ, tàu hỏa qua khu vực bị gián đoạn gần một giờ.
Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

19:47:21 07/02/2025
Ngày 7/2, chị Đinh Thị Đào (vợ anh Trần Thành, 31 tuổi, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng là nam nhân viên giao hàng bị đánh tử vong) cho biết, gia đình nhận được một số tin nhắn, cuộc gọi nghi lừa đảo.
Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

18:46:27 07/02/2025
Trưa nay (7/2), thông tin từ Công an xã Tân Bằng (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết, nguyên nhân vụ cháy căn nhà xảy ra trên địa bàn do chập điện tại vị trí máy giặt.
Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

14:47:36 07/02/2025
Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người tử vong xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Sơn La.
Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

14:38:03 07/02/2025
Khe co giãn trên đường cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn đoạn qua huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bất ngờ bị bung khiến nhiều ô tô bị nổ lốp.
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

20:26:06 06/02/2025
Ngày 6-2, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip dài khoảng hơn 3 phút ghi lại cảnh 1 chiếc xe ôtô biển xanh dừng trước một căn nhà ở phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Có thể bạn quan tâm

Bạn gái "lên thớt" vì mắc lỗi với mẹ chồng, Ronaldo nổi điên kiếm chuyện Messi?

Bạn gái "lên thớt" vì mắc lỗi với mẹ chồng, Ronaldo nổi điên kiếm chuyện Messi?

Sao âu mỹ

19:04:37 08/02/2025
Trong dịp sinh nhật lần thứ 40 của Ronaldo, bạn gái anh đã có hành động được cho là thiếu tôn trọng mẹ chồng tương lai. Nguồn cơn xuất phát từ một tấm ảnh chụp gia đình siêu sao người Bồ Đào Nha.
'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

'Đèn âm hồn' gây sốt phòng vé nhưng vướng tranh cãi, đạo diễn nói gì?

Hậu trường phim

18:04:31 08/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam có những phút trải lòng về câu chuyện doanh thu cũng như những ý kiến tranh cãi khi Đèn âm hồn ra rạp.
HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

HOT: Hoa hậu Lê Hoàng Phương phản ứng gắt ra mặt khi bị hỏi chuyện yêu bạn trai vừa chia tay của Thiều Bảo Trâm

Sao việt

17:54:49 08/02/2025
Cụ thể, khi một người trong ekip nhắc đến chuyện tình cảm gần đây của Lê Hoàng Phương thì nàng hậu ngay lập tức có biểu cảm kém vui, thể hiện sự không thoải mái.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon

Ẩm thực

17:50:45 08/02/2025
Bữa cơm ít thịt nhiều rau vẫn siêu ngon. Thỉnh thoảng hãy chế biến một bữa ăn giản dị, gần gũi như thế này hẳn cả nhà sẽ thích thú.
Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Đấu vật với hot girl xinh đẹp, đối thủ nam hé lộ trải nghiệm khó quên

Netizen

17:15:26 08/02/2025
Đoạn video ghi lại cảnh một cô gái tham gia đấu vật cùng đối thủ nam trong lễ hội đầu xuân ở Bắc Ninh vẫn đang thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Thầy phong thủy dặn: Đi chợ mua cỗ Tết đừng ham hố 5 món này, cả người lẫn của đều lao đao

Trắc nghiệm

17:09:59 08/02/2025
Để tránh rước những điều không may mắn trong ngày đầu xuân năm mới, bữa cơm Tết nên kiêng chuẩn bị 5 món sau đây.
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước

Thế giới

17:01:59 08/02/2025
Tuy nhiên với những thông báo mới nhất được đưa ra trong ngày 7/2, giới phân tích cho rằng không rõ điều này sẽ ảnh hưởng đến những cam kết trên của ông Trump như thế nào.
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại

Nhạc quốc tế

15:55:51 08/02/2025
Vừa qua, hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện trao đổi vé của SEVENTEEN được fan truyền tay nhau trên mạng xã hội.
Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

15:24:08 08/02/2025
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Phương Mai để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.