Kỳ 2: “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).

Những nội dung lịch sử, địa lý… mà phía Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi thực hư như thế nào? Giá trị của chúng đến đâu? Trao đổi với phóng viên Báo QĐND, ông Trục cho biết: Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á cùng đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, mà không có bất kỳ sự ghi chép nào về việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền và việc người dân Trung Quốc “đến hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) để đi biển và sản xuất”. Các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung về các địa điểm chứ không có ý nghĩa đáng kể trong pháp lý. Vì vậy, việc Trung Quốc qua đó mà viện dẫn, nói quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.

Kỳ 2: Chủ quyền lịch sử không phải để chứng minh chủ quyền - Hình 1

Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: TTO

Tiến sĩ Trục chỉ rõ các tư liệu đã chứng minh sự sai trái, ngộ nhận từ phía Trung Quốc như: Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong Biển Đông nhưng rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.

Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng, đó chính là Trường Sa.

Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),… là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo cứu địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.

Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Trục chỉ ra một nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Trung Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ.

Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.

Video đang HOT

Chỉ rõ sự sai trái, biện minh vô lý của ông Dương Trạch Vỹ, Tiến sĩ Trục cho biết thêm: Trong các tài liệu, tư liệu mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền từ lâu đời của mình đối với hai quần đảo này, có đề cập việc dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), các cuộc tuần tra quân sự của nước này đã được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới Hoàng Sa, rồi kết luận rằng “triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa vào phạm vi cai quản của mình”, “hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa”. “Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào”, ông Trục khẳng định.

Ông Trục cũng chỉ rõ sai trái của chính quyền Trung Quốc hiện thời, đó là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở “ Nam Hải” để nói rằng “quần đảo Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên”.

Về điều này, ông Trục lý giải: Theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên được ghi chép như sau: “Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi, phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc”. Dưới đầu đề “đo đạc bốn biển”, Nguyên Sử chép rõ tên hai mươi bảy nơi đo đạc trong đó có Cao Ly, Thiết Lặc, Bắc Hải, Nam Hải.

Từ sự ghi chép trong Nguyên Sử, thấy rõ việc đo đạc thiên văn ở hai mươi bảy nơi không phải là “đo đạc toàn quốc” như văn kiện của Bắc Kinh nói mà là “đo đạc bốn biển”, cho nên mới có cả một số nơi ngoài “cương vực Trung Quốc” như Cao Ly (nay là Triều Tiên), Thiết Lặc (nay thuộc vùng Xi-bê-ri của Nga), Bắc Hải (nay là vùng biển phía bắc Xi-bê-ri), Nam Hải tức Biển Đông. Mặt khác, chính Nguyên Sử cũng đã nói rõ “cương vực” Trung Quốc đời Nguyên, phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam.

Cuối cùng, người Trung Quốc đưa ra các tài liệu về một cuộc tuần biển được tổ chức trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều nhà Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông đã chỉ huy chuyến đi này. Người Trung Quốc khẳng định đã đi qua vùng biển tương ứng với vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và kết luận rằng, vùng biển này “lúc đó do hải quân tỉnh Quảng Đông phụ trách tuần tiễu”. Tuy nhiên, nếu dõi theo hành trình này trên bản đồ, dễ dàng nhận xét rằng, đó chỉ là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn viết: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm”. Xin được chú thích cho rõ các địa danh này: Quỳnh Nhai gần thị trấn Hải Khẩu ngày nay, phía Bắc đảo Hải Nam; Đồng Cổ ở mỏm Đông Bắc đảo Hải Nam; Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo gọi là Thất Châu nằm ở phía Đông đảo Hải Nam; Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía Tây đảo Hải Nam.

Quan trọng hơn, ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho rằng, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có tính pháp lý: “Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hàng hải, những thương thuyền, họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán thì trong quá trình đi, họ nhìn thấy những vùng đảo, ghi chép thì đó là dạng sách du ký. Đó là những tài liệu không có tính pháp lý. Trung Quốc thường dựa vào các sách đó để nói rằng, nước này đã từng biết đến đảo này, chứ không phải tài liệu chính thống của Trung Quốc. Việc xác lập chủ quyền thì những điều được biên chép phải nằm trong chính sử hoặc trong sách mà bây giờ gọi là địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí – đó là những phương tiện được Nhà nước thừa nhận”.

Xem xét tất cả các tư liệu, tài liệu trên đã thấy rõ ràng, Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên kiểm soát thực sự các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì nó thiếu hẳn các yêu cầu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.

“Cần biết thêm rằng, từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVII đã có sự phân biệt rất rõ ràng giữa phát hiện thăm dò (discover) và phát hiện chiếm hữu (to find). Năm 1523, Vua Charles V đã nhắc nhở Đại sứ của mình, ông Juan de Zunigo rằng, một lãnh thổ mà các tàu thuyền của Vương quốc Bồ Đào Nha gặp trên đường đi thì không thể được coi là đã mang lại cho họ một danh nghĩa trên lãnh thổ đó vì nó thiếu một hành vi chiếm hữu”, Tiến sĩ Trục viện dẫn các ví dụ thực tế để chứng minh rõ những đòi hỏi phi lý, sai trái của Trung Quốc.

Theo Nguyễn Hòa

Báo Quân đội nhân dân

Khi Thủ tướng Nhật chỉ đích danh chuyện biển Đông

Theo giới phân tích, lời tuyên bố của lãnh đạo một nước vốn theo đường lối ôn hòa như Nhật Bản có thể được coi là "lời tuyên chiến đối với những hành động chính trị, ngoại giao cường quyền".

Khi Thủ tướng Nhật chỉ đích danh chuyện biển Đông - Hình 1

Đúng như cam kết với báo chí trước thềm Đối thoại Shangri La (Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị, đã công bố Học thuyết Abe (Abe Doctrine) trong đó có những tuyên bố cứng rắn về an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN. Abe Doctrine được coi là Tuyên ngôn của Nhật Bản đối với vấn đề an ninh quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương mang tính khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của mình đối với khu vực biển Đông - những hành động thậm chí còn đang bị nghi ngờ là nhằm tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực với mục tiêu ám muội.

Từ ám chỉ "mối đe dọa từ Trung Quốc"....

Tuy không nêu đích danh, nhưng những gì ông Abe thể hiện trong Học thuyết Abe (Abe Doctrine) và bài phát biểu tại Shangrila cho thấy sự cảnh giác cao độ và mối lo ngại sâu sắc về những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc và sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các nước ASEAN.

Sau khi nhấn mạnh: "Lặp đi lặp lại những việc đã rồi, dùng sức mạnh để biến đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình là hành vi đáng lên án", Thủ tướng Abe chính thức tuyên bố: "Nhật Bản không ngần ngại và luôn sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ các nước ASEAN bao gồm Việt Nam và Philipin trong những nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không".

Theo giới phân tích, lời tuyên bố này của lãnh đạo một nước vốn theo đường lối ôn hòa như Nhật Bản có thể được coi là "lời tuyên chiến đối với những hành động chính trị, ngoại giao cường quyền".

Bởi, đây mới là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản tham dự Đối thoại Shangri La và ngay trong lần đầu tiên này đã thể hiện thái độ không khoan nhượng đối với "chính sách nước lớn". Ông Abe còn chỉ ra: "Hiện nay, nhiều của cải, vật chất, tiền bạc, trí tuệ tại khu vực châu Á được dùng để mua bán vũ khí, tăng cường quân bị. Mối đe dọa từ vũ khí giết người hàng loạt và việc sử dụng vũ lực nhằm thay đổi nguyên trạng vẫn đang tồn tại" và lên án: "Chính những hành động này và những nước có hành động này đang gây bất ổn cho khu vực và toàn thế giới".

... đến chỉ đích danh trong vấn đề Biển Đông...

Liên quan đến tình hình căng thẳng leo thang tại khu vực biển Đông do những hành động sai trái mang tính khiêu khích bạo lực và vô nhân đạo của Trung Quốc, Thủ tướng Abe không ngần ngại chỉ trích: "Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và đe dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động không thể biện hộ. Không thể dựa vào bạo lực vào áp bức mà phải dùng những biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột". Ông Abe cũng thẳng thắn yêu cầu Trung Quốc phải giải quyết vấn đề theo luật pháp quốc tế và đề nghị: "ASEAN và Trung Quốc cần soạn thảo và ký kết Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) càng sớm càng tốt".

Cũng trong phát biểu này, ông Abe còn đưa ra hai đề nghị được đa số các nước ủng hộ nhưng lại nhận được sự không mấy mặn mà từ phía Trung Quốc.

Một là, để tránh những sự cố ngoài ý muốn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai bên cần tiến hành bàn bạc về việc thiết lập một cơ chế liên lạc hàng hải và hàng không. Hai là, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... cần nâng cao vai trò, quyền hạn của cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), hạn chế tăng cường quân bị, công khai ngân sách quân sự. Đối với những đề nghị này, không cần bình luận thêm cũng có thể thấy rõ Trung Quốc là nước đầu tiên bị ..."dị ứng"

... và trọng lượng của ngôn từ

Ông Abe đã thể hiện rằng mình không chỉ nói suông. Để tăng sức nặng của ngôn từ, ông nhấn mạnh: "Trong bối cảnh hiện nay, không một nước nào có thể đơn độc mà gìn giữ được hòa bình. Nhật Bản cũng không là ngoại lệ". Đây được coi là sự dẫn giải cho những nỗ lực hiện nay của Nhật Bản trong việc sửa đổi Điều 9 Hiến pháp của nước này theo hướng "cho phép quyền tự vệ tập thể" hay nói cách khác là quyền được tham gia chiến tranh mà bước đầu tiên đã được tiến hành từ tháng 1 năm 2007 khi nước này nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ Phòng vệ.

Nếu việc sửa đổi thành công, Nhật Bản sẽ có quyền được tham gia các hoạt động quân sự quốc tế như hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (PKO), hay thậm chí giúp đỡ về sức mạnh quân sự cho các nước đồng minh trong những trường hợp cần thiết. Theo giới phân tích, điều này sẽ thay đổi đáng kể cán cân quân sự trong khu vực và tạo một đối trọng đối với Trung Quốc - nước đang liên tục tăng ngân sách quân sự ở mức hai con số trong nhiều năm qua.

Chưa biết trong tương lai Thủ tướng Abe và chính phủ của ông sẽ thực hiện những tuyên bố này đến đâu, nhưng ít nhất đến thời điểm hiện tại những tuyên bố này cũng tạo ra những hiệu ứng tích cực nhất định và trở thành một trong những điểm tựa tại Đối thoại Shangrila. Đặc biệt Abe Doctrine còn được đánh giá là "dây cương cho cỗ xe ngựa đang hùng hổ xông tới từ phương bắc".

Những nội dung chính của Học thuyết Abe (ABE DOCTRINE) Abe Doctrine là Nguyên tắc gồm 5 điểm liên quan tới việc tăng cường quan hệ ngoại giao, an ninh quốc phòng giữa Nhật Bản và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đong Nam Á (ASEAN) được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào tháng 1 năm 2013 nhân chuyến thăm Indonesia. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Abe công bố Abe Doctrine tại một diễn đàn quốc tế lớn. Abe Doctrine bao gồm những điểm chính sau: 1- Nỗ lực cùng ASEAN bảo vệ, phát huy những giá trị chung như tự do, dân chủ, quyền con người cơ bản... 2- Nhật Bản cùng các nước ASEAN hợp tác bảo vệ biển và tài nguyên biển, không cho phép sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng mà phải dựa vào luật pháp để quản lý, bảo vệ. Hoan nghênh chính sách "coi trọng châu Á" của Mỹ 3-Thông qua nhiều kênh hợp tác kinh tế để thúc đẩy hơn đầu tư, thương mại hướng tới sự thịnh vượng chung 4- Chung sức gìn giữ nền văn hóa truyền thống đa dạng của châu Á 5- Tăng cường giao lưu thế hệ trẻ, hướng tới tương lai, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc

Theo Tuấn Nhật

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển
18:59:21 18/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Thế giới

22:26:44 18/11/2024
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.