Kuwait được nâng hạng từ tháng 11/2020, cơ hội vốn ngoại chảy mạnh hơn vào chứng khoán Việt Nam
Vào 3h sáng ngày 24/6/2020, MSCI đã công bố Báo các xếp hạng thị trường năm 2020.
Trong báo cáo, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market).
Trước đó, SSI Research cho biết rằng, khả năng nâng hạng thị trường sẽ rõ hơn kể từ năm 2021 đối với Việt Nam khi nhiều văn bản pháp lý quan trọng sẽ bắt đầu có hiệu lực, bao gồm Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…
Theo MSCI, Argentina có khả năng bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi (Emerging Market) nếu các tiêu chí đánh giá tiếp cận thị trường tiếp tục diễn biến xấu đi. Một trong các lý do mà MSCI đang thảo luận đó là sự khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường vốn của quốc gia này do các điều luật mới về quản lý dòng vốn có hiệu lực từ tháng 9/2019. Trong trường hợp bị loại khỏi nhóm thị trường mới nổi, Argentina có thể sẽ được xếp vào nhóm cận biên (Frontier Market) hoặc thị trường đơn lập (standalone market).
Video đang HOT
Iceland được nâng hạng từ thị trường đơn lập lên thị trường cận biên. Theo số liệu ngày 18/6/2020, MSCI dự kiến sẽ đưa 2 cổ phiếu Iceland vào MSCI Frontier Index với tỷ trọng là 5,24%. Hoạt động review danh mục được dự kiến thực hiện vào tháng 2/2021.
Trong khi đó, Kuwait chính thức được nâng hạng từ tháng 11/2020. Tỷ trọng 26% của Kuwait trong danh mục của iShares ETF sẽ được phân bổ lại cho các quốc gia trong rổ Frontier Market, trong đó Việt Nam được dự đoán sẽ có thể được tỷ trọng đáng kể.
Được biết, trong đợt cơ cấu danh mục tháng 5/2020, tỷ trọng theo quốc gia trong rổ MSCI Frontier Markets Index lần lượt là Kuwait với 36,42%, Việt Nam 18,25%, Morocco 8,84%, Nigeria 5,5%, Kenya 4,95% và các quốc gia khá 26,04%.
Như vậy, Kuwait nâng hạng là tín hiệu cho Việt Nam gia tăng mạnh tỷ trọng trong rổ chỉ số.
Việt Nam tiếp tục là thị trường cận biên, MSCI bỏ đánh giá về VSD
MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán".
Thị trường Việt Nam có thể nhận được đánh giá tốt hơn từ MSCI khi một số Luật mới có hiệu lực và tái cấu trúc các Sở.
Tỷ trọng của Việt Nam có thể tăng từ 12,95% lên khoảng 20% trong rổ FM khi Kuwait chuyển sang rổ EM.
Báo cáo của Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cập nhật phân loại thị trường hàng năm của MSCI ngày 23/6 với việc không quốc gia nào được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (FM) sang thị trường mới nổi (EM).
Liên quan đến Việt Nam, không có sự cải thiện nào trong đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của MSCI so với năm 2019. Chỉ có một sự điều chỉnh nhỏ về thanh toán bù trừ khi MSCI xóa câu "không có cơ quan thanh toán bù chính thức và Trung tâm Lưu ký Việt Nam (VSD) đóng vai trò thanh toán bù trừ". SSI Research nhận định MSCI đánh giá VSD thực sự là một trung tâm thanh toán bù trừ chính thức.
Tuy nhiên, báo cáo của SSI Research cho rằng có thể phải đợi đến năm 2021, khi một số luật mới (như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư) có hiệu lực và việc tái cấu trúc các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam được thực hiện, thị trường Việt Nam có thể nhận được đánh giá tốt hơn từ MSCI.
Kuwait sẽ được chuyển từ FM sang EM trong kỳ đánh giá bán niên kỳ tháng 11/2020 (SAIR - công bố ngày 10/11, có hiệu lực từ ngày 1/12). Tính theo dữ liệu của quỹ ETF iShares MSCI Frontier 100 với giá trị tài sản ròng 351 triệu USD tại ngày 22/6, tỷ trọng của Kuwait là khoảng 26,13%. Khi Kuwait được chuyển từ EM, tỷ trọng của các thị trường còn lại có thể thay đổi và Việt Nam có thể tăng từ 12,95% lên khoảng 20%.
Bên cạnh đó, MSCI sẽ đưa Iceland vào rổ FM từ tháng 6/2021 với tỷ trọng ước tính là 5,24%. Tuy nhiên, việc này sẽ được thực hiện sớm hơn, có thể ngay trong kỳ đánh giá hàng quý vào tháng 2/2021.
Với Argentina, MSCI vẫn chưa quyết định và đang tham khảo ý kiến của các đơn vị tham gia thị trường sau khi nước này áp đặt kiểm soát dòng vốn vào tháng 9/2019. MSCI tiếp tục cân nhắc xem liệu Argentina có phù hợp là EM hay xếp thành bảng riêng (Standalone Markets) hoặc đưa trở lại rổ FM. Một số thị trường cận biên như Bangladesh, Lebanon và Nigeria cho thấy khả năng tiếp cận thị trường kém đi. Vì vậy, MSCI có thể đưa các thị trường này sang bảng Standalone Markets nếu các điều kiện trở nên xấu hơn.
Con đường nâng hạng thị trường chứng khoán còn xa Việt Nam đã vượt qua giai đoạn "khởi động", bắt đầu "vượt chướng ngại vật" khi các yếu tố để thị trường chứng khoán (TTCK) được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi có sự cải thiện. Cơ quan quản lý đang nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường. Đánh giá của...