‘KTX ĐHQG TP.HCM chẳng thiếu thứ gì, đặc biệt là tình yêu thương’
“Ký túc xá là nơi đã vỗ về, an ủi tôi trong những năm tháng đầu tiên sống xa gia đình, tập tự lập, tập trưởng thành hơn”.
“Bún thịt nướng A11, cơm A13, sinh tố A3, quán karaoke A6, sân bóng chuyền, sân bóng đá, CLB guitar, trượt ván, patin, phòng tập thể hình, yoga…”
5 năm sau ngày chuyển ra khỏi ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM, Đào Thư (cựu sinh viên trường ĐH Khoa Học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) vẫn có thể kể vanh vách từng khu nhà, quán xá, sân chơi trong ký túc xá ngày đó.
Đối với Thư, ký túc xá gắn liền với 2 năm đầu đại học của cô không khác gì “thiên đường” với đầy đủ cơ sở vật chất, một không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh không dễ tìm ở Sài Gòn.
“Không thiếu thứ gì và đặc biệt là tình yêu thương, đùm bọc mọi người dành cho nhau”.
Sinh viên tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Ký túc xá trong tôi.
Ngôi nhà ký túc xá
Những dãy nhà khu A đã sử dụng nhiều năm nên mọi thứ không còn mới, nhưng Đào Thư cho biết cơ sở vật chất ở đây từ phòng ốc, giường chiếu, nhà tắm, nhà vệ sinh, quạt trần cho đến điện, nước, wi-fi luôn được đảm bảo. Mỗi lần có hư hại gì chỉ cần báo trưởng nhà là có thợ đến sửa ngay.
Còn ở khu ký túc xá khu B và A mở rộng, mọi thứ đều mới và có phần tiện nghi hơn khu A khi được trang bị đầy đủ siêu thị mini, phòng tập gym, bưu điện…
Những dịp đặc biệt, ký túc xá còn tổ chức trang trí khung cảnh xung quanh khiến ở đây không chỉ là nơi đi chốn về mà còn là “góc thần thánh” được sinh viên ưu ái check-in mỗi ngày.
“Riêng mình vẫn thích ký túc xá cũ hơn vì ở đó có nhiều cây xanh, thoáng đãng, mát mẻ quanh năm. Các hoạt động thể thao như bóng chuyền, đá bóng, cầu lông, đá cầu hay chạy bộ dọc khuôn viên rợp bóng cây vì vậy mà rất được sinh viên ưa thích”, Đào Thư nói.
Video đang HOT
Khuôn viên rợp bóng cây xanh tại ký túc xá khu A, ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Ký túc xá trong tôi.
An toàn, gần trường và giá phòng rẻ là những lý do đầu tiên khiến tân sinh viên các trường đại học thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tìm đến khu ký túc xá nằm ở khu đô thị làng đại học, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Thế nhưng, khi đã gắn bó ở đây 2-3 năm, nhiều sinh viên cho biết họ muốn ở lại vì nhiều lý do khác và đều cảm thấy lưu luyến khi phải chuyển đi.
Trương Quang Trường (sinh viên khoa Điện tử viễn thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đã sống tại ký túc xá 3 năm) cho biết Tết năm nào ký túc xá cũng hỗ trợ các sinh viên khó khăn bằng cách kết hợp với nhà xe, đại lý tìm mua vé xe, vé tàu rẻ. Những sinh viên nào không đủ điều kiện về quê ăn Tết, ký túc xá vẫn sắp xếp chỗ ở và có một buổi tiệc tất niên vui vẻ cho các bạn.
“Một trong những điều vui nhất khi ở ký túc xá là cứ khoảng một hay 2 tháng sẽ có một buổi ca nhạc lớn tùy vào quy mô tổ chức mà có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng về tham dự”, Quang Trường cho biết.
Nam sinh cũng nói thêm khi sinh viên trong ký túc xá có bất kỳ vấn đề vướng mắc gì sẽ thường đưa ý kiến trực tiếp lên ban quản lý hoặc thảo luận chung trên các group Facebook. Hầu hết đều được giải quyết, khắc phục ngay sau đó.
“Nơi vỗ về tôi những năm đầu sống xa nhà”
Không chỉ tiện nghi, đầy đủ, ký túc xá trở thành nơi đặc biệt với Thanh Vy (sinh năm 2000) bởi nó đã lưu giữ những tình cảm, kỷ niệm ấm áp của quãng thời gian đầu sống xa nhà.
7 người bạn cùng Vy chia sẻ căn phòng rộng chưa đến 30 m vuông đến từ những vùng quê khác nhau, bắc, trung, nam đủ cả. Mỗi người một chất giọng, một tính cách nhưng đã hòa hợp để cùng chung sống, đùm bọc lẫn nhau trong suốt 2 năm qua.
“Ở ký túc xá, mọi người chung phòng thường ít khi gọi nhau bằng tên mà đều có biệt danh cả. Chúng mình có thể chia sẻ cho nhau từng gói mì, cái tô cho đến chút bột giặt. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng lại dễ cảm thông cho nhau hơn khi cùng sống xa gia đình”, 10X nói.
Sinh viên tham gia các CLB thể dục thể thao ở ký túc xá. Ảnh: Ký túc xá trong tôi, Hades – skater ktx đhqg.
Sau 2 tháng ở quê ăn Tết rồi đến tránh dịch, Lại Linh (sinh năm 2000, sinh viên ĐH Nông Lâm) bắt đầu thấy nhớ ký túc xá, chiếc giường nhỏ xinh của mình và cả những người bạn cùng phòng dễ thương.
“Mình nhớ mỗi tối khu ký túc xá lại trở nên nhộn nhịp hơn cả. Các bạn sinh viên tập trung ở các khu ghế đá hóng gió, dạo mát ở hồ Bán Nguyệt, nói chuyện rôm rả. Có cả những hội văn nghệ đàn hát, cứ lân la tới xin tham gia là kiểu gì cũng trước lạ sau quen”.
Vì là “ngôi nhà chung” của sinh viên đến từ khắp các tỉnh thành, ký túc xá đôi khi còn là nơi hội tụ của những món đặc sản nức danh ở các vùng quê. Lại Linh kể mỗi lần về nhà, các bạn cùng phòng lại mang lên bao nhiêu thứ quà quê để mời mọi người ăn cùng. Mỗi người một món, góp lại thành bàn tiệc nhỏ ấm cúng.
Nhờ những kỷ niệm ấm áp mà thời sinh viên của nhiều bạn trẻ trở nên đong đầy hơn. Ký túc xá ĐH Quốc gia trở thành mái nhà thứ 2 của bao thế hệ trước ngưỡng cửa bước vào giảng đường.
Nếu ai đã từng gắn bó chắc sẽ không thể nào quên. Với Lại Linh, đó sẽ là ngôi nhà thân thuộc cô muốn tiếp tục gắn bó trong những năm đại học còn lại. “Ký túc xá là nơi đã vỗ về, an ủi mình trong những năm tháng đầu tiên sống xa gia đình, tập tự lập, tập trưởng thành hơn”, nữ sinh năm 2 nói.
Hai cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh
Gia Lai là tỉnh rộng lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Nhiều huyện, xã vùng sâu địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông bị chia cắt vào mùa mưa.
Để đến thôn làng dạy học, nhiều thầy cô giáo yêu nghề phải chấp nhận sống xa gia đình, đối diện với nhiều bất trắc rủi ro trước những cung đường vượt đèo, qua sông nguy hiểm.
Đoàn công tác chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" đến thăm, tặng quà cho cô giáo Trần Thị Thuý Ngân
Cô giáo Trần Thị Bá Tiền (SN 1984, huyện Kbang, Gia Lai) suốt 5 năm qua phải thức dậy từ 3 giờ sáng thứ hai hàng tuần chuẩn bị hành lý, đi xe máy vượt qua những con đường dốc núi hoang vắng để đến với những học trò trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông (xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, Gia Lai).
Cô Tiền kể: Năm 2014 cô đậu biên chế tại huyện Đắk Đoa và được tuyển dụng làm giáo viên dạy âm nhạc tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông. Ngày đầu tiên khi biết mình trúng tuyển và được đi dạy, cô Tiền mừng rỡ vì ước mơ lâu nay trở thành hiện thực. Nghe xong quyết định, biết mình dạy ở ngôi trường cách nhà 130km, cô Tiền không khỏi hoang mang. "Lúc đầu vợ chồng tôi rất băn khoăn, lo lắng và e ngại về quãng đường xa. Nhưng tình yêu nghề với ước mơ cháy bỏng được đứng trên bục giảng, nên tôi quyết định bước tiếp, và được gia đình đồng thuận" - Cô Tiền chia sẻ.
Vậy là hai vợ chồng cô Tiền chở nhau đi hỏi đường, cùng tìm về trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông. Đường đi càng lúc càng vào sâu trong rừng, không một bóng người dân để hỏi thăm. Nhưng lúc đến nơi được đồng nghiệp, những ánh mắt thơ ngây của học sinh chào đón, hỏi thăm ân cần nên mọi lo lắng đều tan biến. Cô Tiền cảm thấy yêu quí và có trách nhiệm gắn bó với ngôi trường này.
Vậy là 5 năm đã qua đi. Nhưng vào một ngày mưa tháng 9/2019 trời rét, như thường lệ, cô Tiền thức dậy từ 3 giờ sáng chuẩn bị đồ đạc. Băng qua con đường dài nhỏ hẹp đầy ổ gà, khi còn cách trường khoảng 10km, cô Tiền đã không may gặp tai nạn. Xe tải chở sắn cán qua dập nát cánh tay trái của cô giáo, các bác sĩ xót lòng nhưng vẫn phải phẫu thuật cắt bỏ...
Một hoàn cảnh éo le khác, đó là cô Trần Thị Thuý Ngân (SN 1983, xã Đắk Smar, huyện Kbang, Gia Lai). Năm 2004, cô Ngân được UBND huyện Kbang tuyển dụng về làm giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang). Cô Ngân tâm sự, ngày đầu tiên đến trường, bản thân rất lo lắng vì điểm trường quá xa, phải đi bộ, lội ngang qua con sông nguy hiểm. Việc bất đồng ngôn ngữ khiến công tác dạy học gặp muôn vàn khó khăn. Vậy là cô Ngân phải học thêm tiếng của người Ba Na mọi lúc, mọi nơi. Để duy trì sĩ số, cô Ngân đến nhà từng em vận động phụ huynh đưa con em đến trường. Cô động viên các em bằng cách bỏ tiền túi để mua kẹo, bánh thưởng cho những học sinh chuyên cần, tạo động lực cho các em khác phấn đấu theo.
Năm 2007, cô Ngân lập gia đình. Mái ấm yên vui được một thời gian thì chồng cô phát bệnh trầm cảm, cô Ngân cũng bị bác sĩ chẩn đoán bị u tuyến thượng thận, đã cắt bên phải, nay lại xuất hiện u bên trái. Kết hôn đã lâu nhưng vợ chồng cô không có con, năm 2018 cô và chồng xin con nuôi để trong nhà có tiếng cười trẻ em, cho đỡ hiu quạnh.
ồng cảm và sẻ chia
Những ngày tháng 10 vừa qua, đoàn công tác của chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các bộ, ngành đã đến thăm hỏi, động viên cô Trần Thị Bá Tiền và cô Trần Thị Thuý Ngân.
Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" được tổ chức từ năm 2015 với nội dung tuyên dương các thầy giáo, cô giáo và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Bốn năm qua, "Chia sẻ cùng thầy cô" tuyên dương 214 thầy cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo. Năm nay, chương trình tuyên dương 63 thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng khó khăn. Mỗi thầy cô được nhận 1 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng, bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lễ tuyên dương chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019 tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019 tại thủ đô Hà Nội.
Cô giáo Trần Thị Bá Tiền bị xe tải cán phải cắt cụt tay đang dạy học trò
Những ngày tháng 10 vừa qua, đoàn công tác của chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các bộ, ngành đã đến thăm hỏi, động viên cô Trần Thị Bá Tiền và cô Trần Thị Thuý Ngân.
TIỀN LÊ
Theo Tiền phong
Cảm giác có "ai đó" chờn vờn trong nhà khi đang ngủ, cô gái kinh hãi mở mắt ra và cái kết toát mồ hôi lạnh Đang say giấc lúc gần nửa đêm, cô nàng cảm nhận thấy không khí xung quanh mình thay đổi đột ngột, dường như có ai đó đang đi qua đi lại chờn vờn trong nhà. Chẳng ai trong chúng ta thích bị xâm phạm không gian riêng tư, dù cho người "xâm phạm" có thân thiết đến mức nào đi chăng nữa. Tuy...