KSH muốn thoái tiếp 02 công ty con, dự thu hơn trăm tỷ đồng
KSH dự kiến sẽ bán toàn bộ hơn 3,6 triệu cổ phần Đầu tư Tam Nguyên và 7 triệu cổ phần tại Đầu tư Tài nguyên Sa Pa với giá 10.000 đồng/cổ phần. Thời gian dự kiến thực hiện trong tháng 12.
Ảnh minh họa.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển KSH (mã KSH) đã thông qua Quyết định chuyển nhượng vốn tại 2 công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Tam Nguyên và CTCP Đầu tư Tài nguyên Sa Pa.
Cụ thể, KSH sẽ chuyển nhượng hơn 3,6 triệu cổ phần tại Đầu tư Tam Nguyên và 7 triệu cổ phần tại Đầu tư Tài nguyên Sa Pa trong tháng 12 với giá bán 10.000 đồng/cổ phần. Như vậy, tổng giá trị của đợt thoái vốn này ước tính theo giá bán cổ phần dự kiến khoảng 106,6 tỷ đồng.
Đầu tư Tam Nguyên được thành lập từ tháng 10/2015 với ngành nghề kinh doanh chính là trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh. Trong khi đó, Đầu tư Tài nguyên Sa Pa thành lập từ tháng 02/2017 với ngành nghề kinh doanh chính bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống.
KSH hiện nắm giữ 71,07% quyền biểu quyết tại Đầu tư Tam Nguyên và 93,33% quyền biểu quyết tại Đầu tư Tài nguyên Sa Pa.
Video đang HOT
Trước đó trong tháng 11, KSH cũng đã thông báo sẽ chuyển nhượng 15,4 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư và Phát triển Nông lâm nghiệp Thịnh Vượng và 13 triệu cổ phần tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Gia Huy. Số tiền dự thu khoảng 284 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KSH đang trôi dần về vùng đáy với 1.510 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa chỉ vỏn vẹn 86 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu KSH vẫn đang thuộc diện cảnh báo từ 27/9/2018 do vi phạm quy định về công bố thông tin.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Bia Sài Gòn chính thức biến thành công ty 100% ngoại
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối đa 100% vốn tại công ty bia hàng đầu Việt Nam.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (bên phải) và con trai
Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa chính thức xác nhận không hạn chế tỉ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượi Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Theo đó, tỉ lệ sở hữu của room ngoại tại Sabeco tối đa là 100%.
Trước đó, HĐQT Sabeco công bố nghị quyết thông qua việc không giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Sabeco. Điều này cũng đồng nghĩa nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu tối đa 100% vốn tại công ty bia hàng đầu Việt Nam này.
Trước đó, người Thái đã rất khôn khéo tính toán từng bước trong việc sở hữu Sabeco. Cụ thể để có thể thâu tóm được Sabeco, vị tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đã đi đường vòng bằng cách thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam là Công ty Vietnam Beverage để chi gần 5 tỉ USD mua gần 54% vốn của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam do room ngoại tại Sabeco ở thời điểm đó chỉ ở mức 49%.
Tiếp đó, sau khi nắm cổ phần chi phối và đưa người của mình áp đảo tại ban lãnh đạo, tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã đưa ra nhiều quyết định thay đổi mạnh mẽ tại Sabeco, một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành sản xuất bia tại Việt Nam. Cùng với đó, thực thi loại bỏ những ngành nghề hạn chế room ngoại.
Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Duy Tuân bình luận đây là những bước đi hợp lý của tỉ phú Thái Lan. "Ví dụ, để dọn đường mở room 100% ngoại, trước đó người Thái đã loại bỏ các quy định ngành nghề hạn chế nới room ngoại" - vị luật sư này phân tích.
Việc mở toang cánh cửa cho các nhà đầu tư ngoại vào Sabeco nằm trong chiến lược muốn biến công ty này là bàn đạp chiếm lĩnh thị phần bia ở khu vực Đông Nam Á.
Thực tế, người Thái cũng đánh đổi rất nhiều để có thể sở hữu Sabeco, từ việc chấp nhận mức giá cao ngất ngưỡng 320.000 đồng/cổ phiếu để mua tỉ lệ sở hữu cổ phần là 53,59% vốn Sabeco. Mức đánh đổi này rất lớn vì phiên giao dịch ngày hôm nay (4-12) là 248.000 đồng.
Điều này chứng minh lời nói của vị chủ tịch HĐQT Sabeco tại cuộc họp cổ đông là họ muốn biến công ty sabeco là một thế lực tại khu vực chứ không phải đầu tư tài chính.
Thời gian gần đây, nhiều công ty Việt mở hết room ngoại (được hiểu là khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua) lên 100% nhằm đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, chấp nhận biến mình thành công ty nước ngoài với những toan tính lớn.
Nghị định 60/2015 hướng dẫn Luật Chứng khoán quy định đối với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối thì tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại có thể lên tới 100%. Đối với những ngành nghề có hạn chế sở hữu nước ngoài, tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trong từng doanh nghiệp cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ mở cửa trong lĩnh vực, ngành nghề mà công ty đó hoạt động.
Với một số ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xuất khẩu lao động, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn... thì không cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần. Nghĩa là tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
PGS.TS.Phạm Bích San: Thầy cô được tự chủ trên giảng đường Tự chủ Đại học theo hướng giảm can thiệp vào giáo trình của chính Giáo sư, Tiến sĩ, nâng cao quyền lực của Hội đồng trường ĐH. PGS.TS. Phạm Bích San -Viện Nghiên cứu tư vấn và phát triển, nguyên Phó tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam khi tham gia diễn đàn khoa học "Tự chủ...