KSB về đáy 4 năm và giảm 2/3 so với đỉnh, cổ đông lớn Hưng “Gimiko” cắt lỗ 1,63 triệu cổ phiếu
Giao dịch được thực hiện trong bối cảnh cổ phiếu KSB liên tục giảm điểm, hiện giảm về vùng đáy 4 năm với 17.000 đồng/cp.
CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) vừa công bố giao dịch cổ đông lớn, trong đó ông Lê Quốc Hưng – người có biệt danh Hưng Gimiko – đã bán ra 1,63 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,67% về 0,61% vốn. Thời gian thực hiện từ ngày 7-13/11/2019.
Hiện, vợ ông Hưng là bà Lê Thị Ngọc Nữ vẫn đang nắm giữ 2,345 triệu cổ phiếu KSB, tương đương 4,38% vốn. Sau giao dịch này tổng tỷ lệ sở hữu của vợ chồng ông Hưng giảm xuống dưới 5% và không còn thuộc diện phải công bố thông tin. Lần công bố giao dịch cổ phiếu KSB gần nhất của ông Hưng là cách đây hơn 2 năm khi KSB đang trên đường tạo đỉnh.
Giao dịch được thực hiện trong bối cảnh cổ phiếu KSB liên tục giảm hiện giảm về vùng đáy 4 năm với 17.000 đồng/cp – tức giảm 2/3 so với đỉnh.
Về ông Lê Quốc Hưng, dù ít có thông tin trên thị trường, tuy nhiên những khoản đầu tư của nhân vật này và những người liên quan gây chú ý. Doanh nhân này từng có những khoản đầu tư lớn vào cổ phiếu QCG, TCM hay CVT…
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu KSB hơn 842 tỷ đồng, tăng 8% nhưng lãi ròng giảm 12%, còn hơn 189 tỷ đồng.
Video đang HOT
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Băn khoăn tỷ lệ 49% vốn ngoại vào fintech
Tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các fintech là 49% sẽ giúp "giải nhiệt" cơn khát vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp cho thị trường fintech sẽ đạt 9 tỷ USD trong năm 2020 mà vẫn tránh được sự thao túng của doanh nghiệp ngoại.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đánh giá của các chuyên gia, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty tài chính công nghệ (fintech) thanh toán là 49% như dự thảo vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là phù hợp xét đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp (DN) fintech thanh toán trong nước, động thái giới hạn này có phần chậm trễ và tương đối muộn so với các quốc gia khác.
Nới "room" ngoại
NHNN vừa công bố Dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 49%.
NHNN cho biết quy định như vậy nhằm tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn bảo đảm được vai trò chủ động của các DN trong nước, tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Bên cạnh đó, đây là loại hình hoạt động mới, dự báo thị trường đầy tiềm năng, vì vậy việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng DN trong nước là thực sự cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để DN trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.
NHNN cũng cho biết đề xuất trên dựa vào kinh nghiệm của Indonesia liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 20% vốn sở hữu trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức chủ trì vận hành hệ thống, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng.
Như vậy, room ngoại đối với fintech đã được nới hơn so với mức 30% như ý tưởng ban đầu. Thế nhưng, liệu nó đã đủ để thỏa mãn các nhà đầu tư nước ngoài?
Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, toàn thị trường hiện có 30 DN fintech trong lĩnh vực trung gian thanh toán đang hoạt động, nhưng có tới 90% thị phần xét về cả giá trị và khối lượng giao dịch tập trung trong tay 5 DN. Đáng chú ý là tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN này từ 30% đến trên 90%.
Vì vậy, quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài (49%) tại các trung gian thanh toán sẽ bảo đảm được vai trò chủ động của các DN trong nước, tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh, an toàn, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về quy định tỷ lệ sở hữu room ngoại cho fintech
Nhiều ý kiến trái chiều
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các DN fintech và nhà đầu tư nước ngoài, hiện thị trường fintech rất cần vốn để phát triển, nếu giới hạn đầu tư nước ngoài sẽ rất khó để kêu gọi những nguồn vốn lớn hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), cho rằng việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành fintech Việt Nam, đặc biệt khi các DN trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước, từ đó hạn chế khả năng thu hút nhân tài và khiến họ kém cạnh tranh hơn so với các DN khác trong khu vực.
Ngược lại, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ rõ sự đồng thuận với quan điểm của NHNN cho rằng cần phải siết chặt quản lý đối với fintech, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, do đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có tính lan truyền, gây ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và đạo đức xã hội.
"Nếu không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài với fintech thanh toán, việc xuất hiện một số tổ chức nước ngoài với tiềm lực lớn có thể làm méo mó môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của những fintech nội", một chuyên gia nêu quan điểm.
Dưới góc nhìn của DN, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn Nextech, khẳng định việc đưa ra giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, động thái này của cơ quan quản lý là tương đối muộn và chậm so với các quốc gia khác.
Ông Bình dẫn chứng: "Tại các thị trường lớn, họ đã dựng ra các rào cản kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của bản địa trong các lĩnh vực nhạy cảm như trung gian thanh toán. Đơn cử như tại Trung Quốc gần 10 năm trước, Ngân hàng Trung ương (PBOC) đã đưa ra các giới hạn này; Indonesia cũng đưa ra tỷ lệ sở hữu giới hạn từ năm 2007 là dưới 20%".
Ông Bình lo ngại sự chậm trễ này có thể tạo nên sự không bình đẳng của các DN thuần Việt, thậm chí DN Việt Nam bị đè bẹp ngay trên sân nhà bởi các DN nước ngoài thường có nguồn lực tài chính lớn mạnh.
Theo Thanh Hoa/thoibaokinhdoanh.vn
Lỗ lũy kế hơn nghỉn tỷ đồng, PTSC CGGV tiến hành giải thể công ty Báo cáo tài chính quí 3/2019 của PTSC cho biết lỗ lũy kế của PTSC CGGV hiện lên tới hơn 1.800 tỷ đồng. Ngày 04/11/2019, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam nhận được Văn bản số 106/PTSC CGGV ngày 04/11/2019 của Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC CGGV ("Công ty PTSC CGGV") về...