KQKD ngành thép quý 3: Quán quân tăng trưởng thuộc về doanh nghiệp có LNST quý 3 gấp 13 lần cùng kỳ
Các doanh nghiệp ngành thép trên sàn chứng khoán chưa báo lỗ quý 3.
Năm 2020 là năm khá đặc biệt khi hầu hết các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh đều chịu tác động mạnh từ dịch bệnh Covid-19. Ngành thép cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh nhất khi hàng loạt dự án bị đình trệ, thậm chí ngừng hoạt động.
Do vậy, soi kết quả kinh doanh những doanh nghiệp ngành thép, vẫn còn đó những doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Tuy vậy, những doanh nghiệp kịp thời thích ứng, báo lãi tăng trưởng mạnh cũng không ít.
Không có doanh nghiệp báo lỗ
Ngoại trừ Dana Ý (DNY) chưa công bố báo cáo tài chính quý 3, thì các doanh nghiệp ngành thép trên sàn chưa có đơn vi nào báo lỗ quỹ 3, dù vẫn tồn tại những doanh nghiệp vừa vặn thoát lỗ như Tisco (TIS) với số lãi sau thuế mấy trăm triệu đồng, hay như Phương Anh (PAS) – một cái tên mới trên sàn – lãi sau thuế xấp xỉ 2 tỷ đồng quý 3.
Nhìn lại quý 3 năm ngoái, có không ít doanh nghiệp lỗ lớn, điển hình như Pomina (POM) lỗ 119 tỷ đồng, hay Thép Việt Ý (VIS) lỗ hơn 75 tỷ đồng. Thép Tiến Lên (TLH) cũng báo lỗ hơn 8 tỷ đồng, Thép tấm lá Thống Nhất (TNS) lỗ hơn 3 tỷ đồng và cả Thép Dana Ý lỗ gần 90 tỷ đồng.
Việc thua lỗ triền miên của Thép Dana Ý không còn là thông tin mới mẻ. Sau những sự kiện liên quan đến vấn đề môi trường, Dana Ý đang trong giai đoạn ngừng sản xuất vài năm nay, và những vụ kiện liên quan vẫn chưa có hồi kết. Trong khi đó, các chi phí để tồn tại vẫn phát sinh, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến số lỗ đều đặn hàng quý của Dana Ý.
Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
Điểm qua các doanh nghiệp trên sàn, có thể thấy có rất nhiều doanh nghiệp ngành thép có kết quả kinh doanh quý 3 năm nay tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó khá bất ngờ khi Thép Nam Kim (NKG) chiếm vị trí quán quân về tăng trưởng trong các doanh nghiệp ngành thép trên sàn.
Video đang HOT
Quý 3 vừa qua Thép Nam Kim báo lãi sau thuế 82,6 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó doanh thu chỉ tăng trưởng 10% lên mức 3.376 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do chi phí giá vốn giảm, doanh thu tài chính tăng.
Kết quả khả quan quý 3 cũng giúp Thép Nam Kim ghi nhận lãi sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 141 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm 2019.
Những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 3 vừa qua còn phải kể đến Thép Hòa Phát (HPG), Hoa Sen Group (HSG), SMC và ống thép Việt Đức VG Pipe (VGS). Tuy nhiên cả Hòa Phát và Hoa Sen đều là những doanh nghiệp đa ngành nghề. Đối với Hoa Sen Group, giai đoạn từ 1/7 đến 30/9 vừa qua cũng là quý 2 trong năm tài chính của công ty.
Những doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ
Những doanh nghiệp có lợi nhuận quý 3 giảm sút so với cùng kỳ có thể kể đến như Tổng Công ty Thép Việt Nam VnSteel (TVN) với số lãi 27 tỷ đồng, bằng 1/3 lợi nhuận đạt được quý 3 năm ngoái.
Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm sút của VnSteel phần lớn đến từ kết quả kinh doanh sụt giảm. Doanh thu cả quý 3 của công ty đạt 7.458 tỷ đồng, giảm hơn 44%. Và đặc biệt, các công ty liên doanh liên kết mang về số lỗ 61 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lãi đến 85 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp chuyển từ lỗ quý 3 năm ngoái sang lãi năm nay
Cũng rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình, từ lỗ quý 3 năm ngoái sang lãi cùng kỳ năm nay. Trong số đó, Pomina là cái tên đáng nhắc đến nhất. Sau 6 quý thua lỗ triền miên Pomina đã có lãi trở lại với số lãi sau thuế 16 tỷ đồng.
Pomina cho biết công ty đang triển khai dự án lò cao, dự kiến quý 4/2020 lò cao sẽ đi vào hoạt động nên hiện nay chi phí lãi vay tăng 18,7% so với cùng kỳ. Doanh thu trong kỳ giảm là do giảm sản xuất để xây dựng thiết bị kết nối với dự án thượng nguồn lò cao tại một nhà máy.
Trước đó 2 quý đầu năm Pomina đã liên tục báo lỗ nên lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, Pomina đạt 7.275 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 20,5% so với cùng kỳ và lỗ ròng gần 128 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 251 tỷ đồng.
Thép Tiến Lên (TLH) cũng báo lãi gần 12,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 9 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu, do chi phí giá vốn được tiết giảm so với cùng kỳ.
Nhóm này còn có Thép Việt Ý (VIS) với số lãi sau thuế quý 3 gần 27 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 75 tỷ đồng, còn có Thép tấm lá Thống Nhất (TNS) lãi sau thuế gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ xấp xỉ 3 tỷ đồng.
Nếu so sánh kết quả kinh doanh quý 3 so với 2 quý đầu năm, Hòa Phát, Hoa Sen Group, SMC và VGS đều có sự tăng trưởng đều đặn theo từng quý từ đầu năm đến nay.
KQKD ngành thép quý 2: Bất chấp dịch bệnh, vẫn còn những doanh nghiệp lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
Trong đó có doanh nghiệp ngành thép có lợi nhuận tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Nửa đầu năm 2020 hầu hết các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh đều chịu tác động mạnh từ dịch bệnh Covid-19. Ngành thép là một trong những ngành chịu tác động lớn khi các dự án bị đình trệ, thậm chí ngừng hoạt động do các đợt giãn cách xã hội, do ảnh hưởng từ các yếu tố khác tác động.
Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ
Điểm qua các doanh nghiệp ngành thép trên sàn, có thể thấy chỉ một số ít doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng như Hòa Phát (PHG) hay Hoa Sen (HSG). Tuy vậy, đây cũng là 2 doanh nghiệp đa ngành nghề, trong đó đối với Tôn Hoa Sen, quý vừa qua là quý 3 so với năm tài chính của công ty.
Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng vẫn giảm sút so với cùng kỳ có thể kể tên như Thép Nam Kim (NKG), như Tổng công ty Thép Việt Nam (TVN), SMC, Thép Việt Ý (VIS), Gang thép Thái Nguyên (TIS), Thép tấm lá Thống Nhất (TNS) hay như ống Thép Việt Đức VGPipe (VGS). Bên cạnh đó lại có rất nhiều các doanh nghiệp báo lỗ như Pomina (POM), như Thép Tiến Lên (TLH), hay như Thép Dana ý (DNY).
Đáng chú ý nhất trong nhóm doanh nghiệp kinh doanh có lãi quý 2 này phải nhắc đến Thép Việt Ý. Đây là quý kinh doanh có lãi đầu tiên của công ty sau 8 quý liên tiếp báo lỗ. Tuy vậy tính chung tháng đầu năm 2020 Thép Việt Ý vẫn ghi nhận lỗ hơn 16 tỷ đồng, cả thiện nhiều so với số lỗ gần 66 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Tổng lỗ lũy kế đến 30/6/2020 của công ty là 561 tỷ đồng. Hiện Thép Việt ý còn khoản thặng dư vốn cổ phần 123 tỷ đồng, có hơn 173 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và gần 9 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu.
Một doanh nghiệp cũng cần nhắc đến là Pomina. Số lỗ hơn 88 tỷ đồng trong quý 2 cũng là quý thứ 6 liên tiếp công ty báo lỗ, nâng tổng lỗ lũy kế lên gần 166 tỷ đồng. Trong đó nửa đầu năm 2020 đã lỗ 144 tỷ đồng.
So kết quả kinh doanh Quý 2/2020 với Quý 1/2020
Nếu so với kết quả kinh doanh quý 1/2020 thì Tập đoàn Hoa Sen đứng đầu với tỷ lệ tăng gần 500%. Trên thực tế, quý Quý 1/2020 cũng là quý 2 của Hoa Sen - công ty báo lãi hơn 53 tỷ đồng trong khi quý này lãi sau thuế hơn 318 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận so với quý đầu năm là Hòa Phát với số lãi 2.755 tỷ đồng, trong khi quý 1 lãi 1.810 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020 Hòa Phát báo lãi sau thuế 5.060 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 39.654 tỷ đồng. Kết quả này giúp Hòa Phát công bố hoàn thành hơn 46% kế hoạch doanh thu và thực hiện được 56,2% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Doanh nghiệp có lợi nhuận quý 1 tăng trưởng so với quý 1 còn có SMC, Tisco và thép tấm lá Thống Nhất TNS. Trong đó TNS đã chuyển từ lỗ quý 1 sang lãi quý 2, dù số lãi chưa đến 2 tỷ đồng. Thép Dana Ý lỗ giảm sút xấp xỉ 18 tỷ đồng so với quý đầu năm, còn âm 38,7 tỷ đồng.
Số còn lại đều có lợi nhuận quý 2 thấp hơn quý 1, trong đó Pomina ghi nhận lỗ hơn 88 tỷ đồng trong khi quý 1 lỗ 35,7 tỷ đồng. VnSteel giảm lãi từ 77,6 tỷ đồng xuống 63 tỷ đồng tương ứng mức giảm 19%.
Các chiến binh ngành thép vẫn vững vàng giữa mùa dịch COVID-19 Bất chấp dịch COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, một số doanh nghiệp ngành thép vẫn báo lãi lớn trong khi đó một số giảm lãi nhưng vẫn không lâm vào tình trạng lỗ như những nhóm ngành khác. Đầu tiên phải kể đến ông lớn Hoà Phát (HPG) ghi nhận tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể,...