KPF dự kiến hạch toán hết dự án Cam Lâm trong năm 2019, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi
Về chỉ tiêu kinh doanh năm 2019, KPF đặt kế hoạch tổng doanh thu (bao gồm doanh thu tài chính) đạt 500 tỷ đồng, tăng 6%; Lợi nhuận sau thuế 43,37 tỷ đồng, tăng 95% so với thực hiện năm trước.
Ngày 23/4/2019 đã diễn ra ĐHCĐ thường niên của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (Mã CK: KPF).
Điểm lại kết quả năm 2018, KPF ghi nhận doanh thu thuần 470 tỷ đồng, tăng 374%; Lợi nhuận sau thuế 22,23 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước đó. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra thì KPF mới chỉ hoàn thành 48% chỉ tiêu doanh thu và 23% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
Theo ban lãnh đạo KPF, việc kết quả kinh doanh năm qua không đạt là do tiến độ thực hiện dự án Cam Lâm không theo đúng kế hoạch gây chậm trễ trong việc hạch toán doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018, KPF dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 10%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu.
Năm 2019 dự kiến hạch toán dự hết dự án Cam Lâm, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi
Video đang HOT
Trong năm 2019, KPF dự kiến sẽ hạch toán hết doanh thu và lợi nhuận dự án Cam Lâm. Hiện nay, đang có nhiều đối tác lớn có tiềm lực tài chính đã tiếp xúc với Công ty với mong muốn mua lại dự án Prime – Prime Resort and Hotels tại Cam Lâm. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty sẽ xem xét và lựa chọn đối tác phù hợp để thực hiện chuyển nhượng phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho Cổ đông và Công ty.
Định hướng phát triển Công ty trở thành một công ty đầu tư nên trong năm 2019, Ban lãnh đạo KPF sẽ tập trung tìm kiếm và phát triển các dự án đầu tư trên cả nước, trong đó tập trung vào các địa phương đang tăng trưởng tốt như Quảng Ninh, Đồng Nai,…Hiện tại, Công ty đã tìm kiếm được một số dự án và đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để chính thức công bố các dự án về khu đô thị và cảng tại các tỉnh Quảng Ninh, Quy Nhơn, Đồng Nai và TP.HCM.
Về chỉ tiêu kinh doanh năm 2019, KPF đặt kế hoạch tổng doanh thu (bao gồm doanh thu tài chính) đạt 500 tỷ đồng, tăng 6%; Lợi nhuận sau thuế 43,37 tỷ đồng, tăng 95% so với thực hiện năm trước.
Tỷ lệ chi trả cổ tức tiếp tục duy trì mức 10%, trong đó 5% bằng tiền và 5% bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với mục tiêu nâng cao năng lực của công ty để đủ điều kiện phát triển các dự án đầu tư sắp tới.
Ngoài ra, để phù hợp với hướng phát triển của Công ty nên trong ĐHĐCĐ thường niên 2019, KPF có những thay đổi về cơ cấu tổ chức cho phù hợp trong đó có việc thay đổi số lượng thành viên HĐQT từ 8 thành viên xuống 5 thành viên (tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư), thay thế các thành viên BKS và HĐQT bằng những ứng viên phù hợp và có cùng mục tiêu phát triển với Công ty.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Masan dự kiến chia cổ tức 0%, phát hành cổ phiếu tăng vốn
Ngày 24/4 tới đây, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Một bản dự thảo Nghị quyết HĐQT đã được công ty gửi đến các cổ đông với những nội dung quan trọng
Theo Tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2019 của Masan, doanh thu năm 2019 từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng, tăng 18-31% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty từ 5.000 - 5.000 tỷ đồng, tăng 44-58% so với năm ngoái.
Trong trung hạn, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1.000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.
Đáng chú ý, Hội đồng quản trị (HĐQT) Masan trình Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thông qua phân chia lợi nhuận năm 2018 với mức chia cổ tức năm 2018 là 0%.
Đại hội lần này sẽ bầu HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2019-2024 với số lượng 6 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group.
Đại hội dự kiến cũng sẽ thông qua phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số tiền thu được từ việc phát hành sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của Công ty.
Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020. Số lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty. Giá phát hành bằng mệnh giá mỗi cổ phần, tức bằng 10.000 đồng/cổ phần.
Được biết, ĐHCĐ cũng sẽ là dịp để HĐQT giãi bày với các cổ đông về sự cố gần đây liên quan đến tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản.
Một số sản phẩm của Chin-su được phân phối tại các siêu thị.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết, trong 5 năm tới, Masan sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng nền tảng "Tiêu dùng - Công nghệ". Khi thị hiếu người Việt ngày càng tinh vi hơn, đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải an toàn và tốt cho sức khỏe, do đó, sự phát triển của internet và các thiết bị thông minh đang giúp kết nối người tiêu dùng và nhà tiếp thị sản phẩm.
Chủ tịch Masan cũng chia sẻ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng Việt Nam, Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh để kích cầu tiêu dùng bằng việc cung cấp danh mục các sản phẩm lớn hơn và mang lại dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.
Nguyễn Tuân
Theo infonet.vn
Điều gì khiến ông Nguyễn Duy Hưng quyết "thâu tóm" cổ phiếu FMC? PAN của "ông trùm chứng khoán" Nguyễn Duy Hưng tiếp tục đăng ký chào mua công khai 4,8 triệu cổ phiếu Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), tương đương 11,85% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, PAN sẽ nắm hơn 18 triệu cổ phiếu, tương đương 45% vốn FMC. Công nhân chế biến thực phẩm tại Thực phẩm Sao Ta (FMC)...