Kosovo, Crimea, và những “tiền lệ” nguy hiểm
Ngày 24/3, có một sự trùng hợp tình cờ khi Nga ký Hiệp ước công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của nước này cũng chính là ngày thế giới kỷ niệm 15 năm NATO ném bom Nam Tư – mở đầu “tiền lệ” Kosovo.
Đã 15 năm trôi qua nhưng những cuộc thảo luận của giới học giả chính trị quốc tế về tính hợp pháp, hay nói cách khác là sự sai lầm của NATO khi sử dụng một chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn để chấm dứt sự kiểm soát của Serbia đối với tỉnh Kosovo và mở đầu cho sự ly khai dẫn đến việc thành lập một nhà nước Kosovo độc lập vào năm 2008 – vẫn chưa kết thúc.
Bước sang năm 2014, những cuộc thảo luận này lại có thêm một trường hợp nữa để tranh cãi khi Crimea chính thức tuyên bố ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga. Bất chấp sự phản đối và cả những biện pháp trừng phạt, cô lập về kinh tế, ngoại giao của Mỹ và EU, Nga khẳng định việc họ làm là hoàn toàn tuân thủ theo các luật pháp quốc tế đồng thời “phản công” lại rằng chính Mỹ và NATO mới là những kẻ “thường xuyên bỏ qua luật pháp quốc tế để đạt được mục đích của mình bằng con đường bạo lực”.
Nếu ngẫm nghĩ những tuyên bố trong bài diễn văn lịch sử của ông Putin trước Quốc hội Nga hôm 18/3 vừa qua thì có thể tạm hiểu rằng Nga đang hành động theo chính những “tiền lệ” mà Mỹ và phương Tây đã tạo ra trước đó.
Tất nhiên, sự việc Kosovo và Crimea không hoàn toàn giống nhau. Điều quan trọng là Nga đã sai khi tách Crimea ra khỏi Ukraine cũng giống như trước kia phương Tây đã rất sai lầm khi can thiệp quân sự vào Serbia và công nhận sự độc lập của Kosovo.
Tuy vậy, đến giờ này Mỹ và phương Tây đang khó lòng có thể phủ nhận rằng Kosovo đã tạo ra một tiền lệ để những “ông lớn” khác khai thác khi cần thiết. Việc khởi tạo ra cuộc chiến tranh Kosovo và sau đó là công nhận sự độc lập của vùng lãnh thổ này có thể hiểu theo một công thức đơn giản rằng: Một nhà nước hay một nhóm các nhà nước (Mỹ và NATO) có thể bất hợp pháp ép buộc một nước khác (Serbia) yếu hơn, từ bỏ quyền kiểm soát của mình đối với một phần trong lãnh thổ của họ (Kosovo) để giải quyết một vấn đề nội bộ nào đó. Sau đó, các “ông lớn” này sẽ tác động để phần lãnh thổ đó ly khai, tuyên bố độc lập bất chấp sự phản đối của chính quyền trung ương.
Theo tác giả Daniel Larison viết trên tờ “The American Conservative” – tạp chí của Viện Tư tưởng Hoa Kỳ – ở Crimea, Nga đang áp dụng đúng chiêu bài này của phương Tây để “tát vào mặt EU và Mỹ”, một phần là vì Moscow nhìn thấy cơ hội để trả miếng phương Tây sau vụ can thiệp quân sự vào Kosovo hồi năm 2008 và coi đây là một “đòn đánh” để cả thế giới nhìn thấy cái gọi là “tiêu chuẩn kép” (mình làm thế được nhưng người khác không được phép làm thế) của Mỹ.
Sự can thiệp vào Kosovo là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất của “tiêu chuẩn kép” của phương Tây về luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia trong suốt 25 năm qua. Nó cho thấy, bất cứ khi nào một “tiền lệ” hay một tiêu chuẩn kép nào đó được các nước lớn lập ra, vẫn đề còn lại chỉ là thời gian và hoàn cảnh để một chính phủ khác sử dụng nhằm biện minh cho sự can thiệp của họ vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Video đang HOT
Trở lại với vấn đề Ukraine và Crimea. Nhà báo Daniel Larison viết trên tờ “The American Conservative” rằng, ngoài chuyện “tiền lệ” thì Nga cũng có nhiều lý do khác để “thu nạp” Crimea bất chấp việc Kosovo có xảy ra hay không.
Nga đã hành động vì những lý do riêng của mình để đáp ứng với một loạt các sự kiện cụ thể, vì vậy nước này hoàn toàn có thể hành động theo “kiểu NATO” giống như những gì khối này đã làm ở nơi khác. Mặc dù vậy, cuộc chiến tranh Kosovo 15 năm trước, thực sự là một sự nhạo báng đối với các cam kết của phương Tây về luật pháp quốc tế.
Thực tế là NATO tiến hành các cuộc chiến tranh bất hợp pháp cũng đã tạo cho Nga một lý do mới về sự cảnh báo đối với ý độ mở rộng NATO về phía Đông (nhằm bao vây Nga). Trong trường hợp này, Nga hoàn toàn có thể hành động để “phòng thủ từ xa” và kết quả là Ukraine bị “tan đàn xẻ nghé”.
Sự nguy hiểm của thiết lập tiền lệ là việc chính các cường quốc như Mỹ và NATO không thể ngăn chặn các chính phủ khác “sử dụng ví dụ Kosovo” để biện minh cho hành động bất hợp pháp của họ.
“Mỹ và NATO đã sai, Nga cũng đã sai và những người chọn sử dụng “tiền lệ Kosovo” cho mục đích riêng của họ có thể sẽ phải hối tiếc sau này”, Daniel Larison kết luận.
Theo Infonet
Bài phát biểu gây chấn động của Tổng thống Putin
Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (18/3) đã có một bài phát biểu gây chấn động về vấn đề Ukraine, trong đó ông đã đưa ra những lập luận hết sức đanh thép để bảo vệ cho hành động của Nga ở Crimea đồng thời thể hiện một lập trường cứng rắn, không khoan nhượng trước bất kỳ sức ép nào của Mỹ và phương Tây. Bài phát biểu của ông Putin đã nhận được những tràng vỗ tay vang dội không ngớt. Giới phóng viên, báo chí nhận xét đây là bài phát biểu mang tính lịch sử hay là bài phát biểu vĩ đại nhất của ông chủ điện Kremlin.
Tổng thống Putin
Trong bài phát biểu đầy thách thức, Tổng thống Putin đã khẳng định rõ ràng và chắc nịch rằng ông không hề có ý định lùi bước trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga bất chấp sức ép mạnh mẽ cùng những lời cảnh báo sắc lạnh từ Mỹ và phương Tây.
Để bảo vệ cho quyết định của mình, Tổng thống Putin đã đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa Crimea và Nga. Ông chủ điện Kremlin khẳng định, chính Nga đã "bị cướp giữa ban ngày" khi Crimea vẫn là một phần của Ukraine sau sự sụp đổ của Liên Xô và rằng Crimea đã được cho đi "như một bao khoai tây".
Ông Putin sau đó đã đổ lỗi cho Nhà lãnh đạo Xô viết Khrushchev vì đã trao Crimea cho Ukraine cách đây 6 thập kỷ. "Hàng triệu người Nga đi ngủ ở một nước nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy lại ở nước ngoài, trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước cộng hòa cựu Xô-viết", ông Putin phát biểu, ám chỉ đến sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991, khiến một số người Nga phải ở những vùng đất độc lập mới. Tổng thống Putin từng gọi sự kiện này là "thảm họa địa chính trị lớn nhất" thế kỷ 20.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, bán đảo Crimea ở Biển Đen là một phần không thể tách rời của Nga và luôn ở trong trái tim cũng như tâm trí của người dân xứ sở Bạch Dương. Vì thế, khi "người dân ở Crimea và Sevastopol cầu cứu Nga bảo vệ các quyền và cuộc sống của họ, chúng ta không thể phớt lờ", ông Putin nhấn mạnh.
Phản bác Mỹ và phương Tây với những lập luận đanh thép
Nổi bật trong bài phát biểu ngày hôm qua của ông chủ điện Kremlin là những lập luận đanh thép nhằm chỉ trích thẳng thừng chính sách và lập trường của Mỹ, phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tổng thống Putin một lần nữa nhắc đến "tiêu chuẩn kép" mà phương Tây áp dụng trong vấn đề Crimea. Ông này chỉ đích danh chính sách can thiệp của Mỹ vào các nước khác kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
"Các đối tác phương Tây của chúng ta, đặc biệt là Mỹ, tin rằng họ có thể quyết định cho cả thế giới, rằng họ có thể quyết định số phận của người khác. Hãy nhìn Belgrade. Vào cuối thế kỷ 20. Sau đó là Afghanistan, Libya. Những nước đó đã quá mệt mỏi nhưng Mỹ vẫn bất cần đạo lý".
Ông Putin cũng nhắc đến nguyên tắc "tự do" của Mỹ và hỏi một câu hỏi khó đối với Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Câu hỏi đó là: "Vậy nguyện vọng tự do của Crimea là gì? Liệu nó có cùng giá trị như nguyên tắc tự do của Mỹ hay không?"
Việc Crimea ly khai khỏi Ukraine cũng chỉ giống như Kosovo tách khỏi Serbia mà thôi và bất kỳ lý lẽ nào khác chỉ là nỗ lực nhằm bẻ cong những luật lệ mà phương Tây từng cổ súy để áp dụng cho trường hợp Kosovo, Nhà lãnh đạo Nga thẳng thừng "vạch trần" chính sách của Mỹ và phương Tây.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin đã thách thức lập trường của Washington về việc Kosovo là trường hợp độc nhất vô nhị. "Các đối tác phương Tây của chúng ta đã chính tay mình tạo ra tiền lệ Kosovo. Trong một tình huống hoàn toàn tương tự như ở Crimea, họ thừa nhận việc Kosovo ly khai khỏi Serbia là hợp pháp" trong khi không thừa nhận trường hợp Crimea, ông Putin cho biết.
"Đó chính là cái họ viết ra, đó chính là cái họ rêu rao khắp thế giới, bắt mọi người chấp nhận nó và bây giờ thì chính họ lại đang phàn nàn, khiếu nại. Tại sao lại như vậy?", ông Putin đặt câu hỏi.
Nhà lãnh đạo của xứ sở Bạch Dương cũng bác bỏ những lập luận cho rằng, Kosovo là trường hợp duy nhất vì số nạn nhân trong cuộc chiến tranh Balkan và trong sự kiện giải tán Nam Tư là rất lớn. Ông Putin đã vạch rõ trò hai mặt của phương Tây, nói rằng: "Một người không thể uốn nắn mọi thứ để sao cho phù hợp với lợi ích của mình, lúc thì nói thứ đó là trắng lúc lại bảo là đen".
Tổng thống Putin cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga vi phạm luật quốc tế trong những hành động ở Ukraine. "Ồ, rất tốt là ít nhất là họ cũng nhắc đến việc còn có luật pháp quốc tế. Cảm ơn rất nhiều. Muộn còn hơn không", ông Putin mỉa mai đồng thời nói thêm rằng, trên thực tế chẳng có hành động vi phạm luật quốc tế nào diễn ra.
Thực ra, chính Nga đã bảo vệ luật pháp và các thể chế quốc tế trong khi các nước phương Tây phá hoại chúng. "Trong việc áp dụng thực tế các chính sách, các đối tác phương Tây của chúng ta, đầu tiên và trên hết là Mỹ, ưa thích dẫn dắt mọi việc không phải bằng luật pháp quốc tế mà bằng cái lý của kẻ mạnh. Họ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ, trong đó cho phép họ quyết định số phận của thế giới và rằng họ luôn luôn đúng", ông Putin chỉ trích.
Sự bất chấp luật pháp của phương Tây được thể hiện rất rõ qua sự kiện Nam Tư năm 1999 khi NATO dội bom nước này mà không hề được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Nga chỉ ra. Tiếp đó là trường hợp Afghanistan, Iraq và sự bóp méo nghị quyết của Hội đồng Bảo an ở Libya, cụ thể là thay vì áp đặt vùng cấm bay ở Libya, NATO lại dội bom để bắt nước này khuất phục họ.
Ngoài ra, còn có các cuộc "cách mạng màu" được dàn dựng lên ở Châu Âu và Thế giới Ả-rập, trong đó người ta đã bất nhẫn lợi dụng cảm giác chán ngán, mệt mỏi của người dân với nạn tham nhũng và nghèo đói. Diễn biến mới nhất ở Ukraine cũng không khác gì, ông Putin cáo buộc.
"Họ lại lừa dối chúng ta thêm một lần nữa, đưa ra quyết định đằng sau lưng chúng ta và đặt chúng ta vào tình thế mọi sự đã rồi", ông Putin nói. Theo ông chủ điện Kremlin, phương Tây phải ngừng ngay các hành động kích động, kiềm chế không tung ra những phát biểu kiểu thời Chiến tranh Lanh và thừa nhận thực tế rõ ràng rằng: "Nga là một người chơi độc lập và chủ động trong quan hệ quốc tế. Giống như bất kỳ nước nào, Nga cũng có lợi ích quốc gia cần phải quan tâm và được tôn trọng", ông Putin nhấn mạnh.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ngoại trưởng Mỹ tới London bàn đối sách cho khủng hoảng Ukraine Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay (14/3) đã có mặt tại London để hội đàm với người đồng cấp phía Nga, trong nỗ lực ở phút chót nhằm hạ nhiệt tình hình căng thẳng đang leo thang tại bán đảo Crimea của Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có mặt tại London sáng 14/3 Các quan chức phương Tây hiện tin rằng...