Kon Tum: Vừa nhận 10 triệu đồng hỗ trợ, bị thu lại 8 triệu đồng
71 hộ dân được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai, ổn định cuộc sống tại chỗ nhưng ngay sau đó bị thu lại 8 triệu đồng/hộ.Thu lại tiền hỗ trợ người dân để trả tiền san lấp mặt bằng
Ngày 9.5, ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei ( Kon Tum), cho biết đang yêu cầu các cơ quan chuyên môn báo cáo vụ việc UBND xã Mường Hoong (H.Đăk Glei) giữ lại tiền hỗ trợ của 71 người dân.
Theo thông tin ban đầu, năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn H.Đăk Glei với tổng mức đầu tư 145 tỉ đồng. Dự án sẽ xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ. UBND H.Đăk Glei giao Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng (BQLDA ĐT-XD) huyện làm chủ đầu tư.
Đối với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.
Thôn Đăk Bối có 71 hộ dân được hỗ trợ tiền tái định cư tại chỗ. Ảnh C.T.V.
Trên cơ sở đó, 71 hộ dân tại thôn Đăk Bối (xã Mường Hoong) được UBND H.Đăk Glei phê duyệt hỗ trợ kinh phí tái định cư tại chỗ.
Ngày 10.10.2019, 71 hộ này được hỗ trợ tái định cư tại chỗ. Chủ đầu tư đã phối hợp với UBND xã Mường Hoong phát tiền cho các hộ gia đình thụ hưởng với tổng số tiền 710 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo dự án, số tiền này dùng để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai, ổn định cuộc sống tại chỗ.
Tuy nhiên, sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ, ông A Ai (Công an viên của thôn, nay là Bí thư Chi bộ) đã thu lại của mỗi hộ dân 8 triệu đồng. Sau đó, ông A Ai nộp lại 497 triệu đồng (7 triệu đồng mỗi hộ) cho UBND xã để nhờ trả tiền san ủi mặt bằng khu tái định cư tập trung. Và 71 triệu đồng để hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư.
Người dân chỉ được sử dụng 2 triệu đồng còn lại.
Đáng nói, số tiền trên nhằm mục đích hỗ trợ người dân sửa sang, nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai nhưng UBND xã Mường Hoong lại đem đi san ủi mặt bằng để làm khu tái định cư. Khi thực hiện san ủi, UBND xã cũng không tổ chức họp dân để thống nhất ý kiến.
Do đó, người dân đã từ chối di dời đến khu tái định cư do xã san ủi bởi các lý do như: vị trí đã san ủi chưa đảm bảo an toàn và không phù hợp với phong tục, tập quán của thôn. Các điều kiện đảm bảo để các hộ dân di chuyển nhà về ở như: đường giao thông, nước sinh hoạt, điện thắp sáng… chưa có.
Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan
Theo kết quả kiểm tra của UBND H.Đăk Glei, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và đại diện các ban, ngành thôn Đăk Bối thu tiền của người dân để thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng và không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư.
Đồng thời, khi BQLDA ĐT-XD H.Đăk Glei báo cáo UBND H.Đăk Glei kết quả kiểm tra các khu tái định cư tại chỗ, Phòng NN-PTNT và UBND xã Mường Hoong không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện để tham mưu đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến gây dư luận kéo dài trong nhân dân.
Trên cơ sở đó, UBND H.Đăk Glei yêu cầu Giám đốc BQLDA ĐT-XD H.Đăk Glei, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong và Trưởng phòng NN-PTNT kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; thu hồi và hoàn trả số tiền 568 triệu đồng đã thu của các hộ dân; hoàn trả lại hiện trạng ban đầu vị trí đất san ủi để cho các hộ dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
Cả nước có gần 1.450 người tử vong vì tai nạn giao thông trong quý 1
Với sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban ngành, trong quý đầu tiên của năm nay, tai nạn giao thông trên cả nước giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị chết và số người bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: TTXVN phát)
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong quý 1/2023 (tính từ ngày 15/12/2022 đến 14/3/2023), cả nước xảy ra 2.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.436 người, bị thương 1.578 người.
"So với cùng kỳ năm 2022, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ giảm 428 vụ (giảm 15,4%), giảm 258 người chết (giảm 15,2%), giảm 148 người bị thương (giảm 8,5%)," ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đánh giá.
Cụ thể, đường bộ xảy ra 2.319 vụ, làm chết 1.417 người, bị thương 1.574 người. Đường sắt xảy ra 20 vụ, làm chết 13 người, bị thương 4 người. Đường thủy xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người.
Đặc biệt, có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 14 địa phương giảm trên 40% số người chết.
Tuy nhiên, vẫn còn 16 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2022, trong đó 11 tỉnh tăng trên 20% là: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hà Giang, Tây Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La.
Đánh giá tình hình tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022, ông Hùng chỉ ra nguyên nhân là do ngành giao thông vận tải chủ động rà soát, phát hiện để xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.
Ngoài ra, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch chuyên đề về xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là duy trì kiểm tra, xử lý hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma túy xuyên suốt trong dịp lễ, Tết...
Phía Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng chỉ ra một số tồn tại như còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt chưa được xử lý kịp thời; tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu hiệu đua xe trái phép vẫn còn xảy ra tại một số tỉnh, thành phố; ôtô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hóa lên phương tiện, khiến cho hàng hóa bị rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông...
Đưa ra nhiệm vụ quý 2 tới, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại một số địa phương có tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, tăng cao trong 3 tháng đầu năm; phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các buổi làm việc chuyên sâu về các vấn đề nổi cộm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trên cơ sở đó tham mưu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình mới.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đề án chính sách về an toàn giao thông; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án giao thông; rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mới phát sinh./.
Quý I/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 750.105 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 1,36 tỷ đồng, tước 139.000 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 224.957 phương tiện các loại.
Trong đó, có 151.890 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 17,75%); 472 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,06%); 132.243 trường hợp chạy quá tốc độ cho phép (chiếm 15.46%); 20.443 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 2.39%); 1.016 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,12%)...
Vụ nổ đầu đạn ở Kon Tum: Nạn nhân thứ 3 tử vong Nạn nhân thứ 3 trong vụ nổ đầu đạn tại thôn Kon Đao Yop (xã Đăk Long, H.Đăk Hà, Kon Tum) đã tử vong và được bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng. Ngày 28.3, ông Võ Văn Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, cho biết có thêm một nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn ngày...