Kon Tum mua 6,8 tỷ đồng kit test Việt Á, cao nhất hơn 500.000 đồng/kit
Theo chỉ đạo của UBND Kon Tum, Sở Y tế tỉnh này đã có báo cáo việc đấu thầu, mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Theo Sở Y tế Kon Tum, trong 15 đơn vị trực thuộc, chỉ có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Kon Tum thực hiện 3 gói thầu mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Á theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Trong năm 2021, CDC Kon Tum đã mua sinh phẩm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thuộc 3 gói thầu với số lượng là 14.352 test, tổng giá trị mua sắm hơn 6,8 tỷ đồng. Trong đó, phần mua bằng nguồn ngân sách cấp là hơn 4,2 tỷ đồng và từ nguồn thu của đơn vị là hơn 2,5 tỷ đồng.
CDC Kon Tum đã mua sinh phẩm của Công ty Việt Á với tổng số tiền là hơn 6,8 tỷ đồng (Ảnh: H.T).
Cụ thể, vào tháng 5/2021,CDC Kon Tum đã mua 6.000 test giá 509.250 đồng/test. Đến tháng 8/2021, đơn vị mua 7.008 test giá 470.000 đồng/test và tháng 10/2021 mua 1.344 test giá 367.500 đồng/test.
Video đang HOT
CDC Kon Tum khẳng định, công tác mua sắm đảm bảo quy trình, phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu và văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và các ngành liên quan về việc mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sinh phẩm và căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng chuyên môn đề xuất, CDC Kon Tum đã trình Sở Y tế phê duyệt danh mục mua sắm. Đồng thời, đơn vị cũng xây dựng dự toán gói thầu trình Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Sau đó, CDC Kon Tum đã tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.
CDC Kon Tum giải thích lý do chỉ định thầu là vì cơ số dự trữ sinh phẩm chưa đủ dùng trong thời gian dài, nhu cầu mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm phát sinh liên tục trong khi quy trình đấu thầu rộng rãi mất nhiều thời gian, không đáp ứng kịp thời sinh phẩm xét nghiệm cho công tác phòng chống dịch.
Trên cơ sở quy định hiện hành về công tác đấu thầu, đơn vị tham mưu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện mua sắm các gói thầu sinh phẩm trên theo hình thức chỉ định thầu rút gọn để đẩy nhanh việc cung ứng đáp ứng cho công tác phòng chống dịch.
Sau khi có máy xét nghiệm Realtime- PCR mới được Bộ Y tế cấp, từ tháng 10/2021 trở đi, CDC Kon Tum đã mua và sử dụng các loại sinh phẩm của các doanh nghiệp khác phù hợp với thiết bị mới và có giá bán thấp hơn so với giá sinh phẩm của Công ty Việt Á.
Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Cụ thể, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đối với các gói thầu đã mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 tại Công ty Việt Á.
Cùng với đó, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống Covid-19 theo đúng quy định pháp luật. Bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực và “lợi ích nhóm”, không để xảy ra vi phạm pháp luật.
Trường hợp khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền, UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư để xử lý, giải quyết…
Long An yêu cầu 4 đơn vị mua kit test của Công ty Việt Á báo cáo khẩn
Sở Y tế Long An yêu cầu tất cả các đơn vị mua kit test, sinh phẩm xét nghiệm từ Công ty CP công nghệ Việt Á kiểm tra, báo cáo về quy trình mua bán với Sở trước 15h hôm nay.
Long An yêu cầu các đơn vị báo cáo về việc mua kit test (Ảnh minh họa).
Thông tin với PV Dân trí, ông Huỳnh Minh Phúc - Giám đốc Sở Y tế Long An cho biết, Sở đã có văn bản gửi các đơn vị y tế trên địa bàn kiểm tra, rà soát công tác đầu tư, mua sắm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị phòng, chống dịch năm 2021. Tất cả các báo cáo phải gửi về Sở Y tế chậm nhất vào ngày 22/12.
Sau khi nhận được báo cáo, Sở sẽ tổng hợp và gửi UBND tỉnh, chậm nhất ngày 24/12. Riêng đối với các sinh phẩm xét nghiệm mua từ Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), các đơn vị đã mua phải báo cáo trước 15h ngày 20/12.
Hiện, tỉnh Long An có 4 đơn vị có tham gia mua kit test của công ty Việt Á gồm: CDC Long An, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Long An, BVĐK Khu vực Hậu Nghĩa và BVĐK Khu vực Cần Giuộc.
Theo ông Huỳnh Minh Phúc, Long An là một trong những địa phương có dịch bệnh Covid-19 khá phức tạp. Thời gian qua, các đơn vị được giao chủ động mua kit test bằng hình thức chỉ định thầu. Các đơn vị xây dựng kế hoạch mua bán dựa vào khung giá của Bộ Y tế, được cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi trình UBND tỉnh.
Ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương (trái) và ông Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á (Ảnh Nguyễn Dương).
Trước đó, ngày 18/12, ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương và ông Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị Bộ Công an khởi tố để điều tra về dấu hiệu nâng khống vật tư xét nghiệm Covid-19.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, TPHCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.
Kết quả điều tra và đấu tranh với các đối tượng xác định: Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật. Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm Kit xét nghiệm Covid. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng Kit xét nghiệm Covid cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Báo cáo vụ Việt Á "thổi giá" kit test tại kỳ họp bất thường của Quốc hội Ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, tại kỳ họp bất thường Quốc hội sẽ nghe báo cáo về biến chủng Omicron và mua sắm thiết bị y tế, trong đó có vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á. Chiều 30/12, Văn phòng Quốc hội tổ chức cuộc họp báo về dự kiến chương trình, kỳ...